Từ Minh Quân
Well-known member
Critterz, bộ phim được thực hiện bằng Dall-E của OpenAI, nhận nhiều ý kiến tích cực nhưng cũng gây lo ngại về mặt trái công nghệ tại Hollywood.
Chad Nelson, tác giả của Critterz, mất một tuần để tạo ra hàng nghìn bức ảnh về một sinh vật sống trong khu rừng ma thuật bằng Dall-E, AI có thể biến các mô tả bằng văn bản thành hình ảnh. Đây cũng là một trong các công cụ trí tuệ nhân tạo nổi tiếng do OpenAI phát triển, bên cạnh ChatGPT.
Critterz có thời lượng 5 phút, kể câu chuyện về những sinh vật đáng yêu trong một khu rừng tưởng tượng và được phát trực tuyến tuần trước. Phong cách trong bộ phim được đánh giá giao thoa giữa hoạt hình Pixar và cách làm phim của huyền thoại điện ảnh và truyền hình Anh David Attenborough.
Chad Nelson sử dụng máy tính tạo hình ảnh cho phim Critterz. Ảnh: Native Foreign
Quan trọng hơn, sự xuất hiện của Critterz tuần trước khiến Hollywood vừa phấn khích vừa lo lắng. Nelson, một nghệ sĩ thị giác ở San Francisco, cho biết mình không dựa hoàn toàn vào Dall-E, nhưng hầu hết công đoạn tạo hình đều do AI này thực hiện. "Nếu bằng hình thức truyền thống, quá trình tạo hình cho phim thường phải mất 6 tháng. Nhưng với Dall-E, công đoạn này diễn ra nhanh hơn nhiều", ông nói.
OpenAI cũng là công ty hỗ trợ tài chính cho phim. Tuy nhiên, Nelson cũng cùng con trai 21 tuổi sử dụng phần mềm 3D Unreal Engine để tạo hoạt ảnh cho nhân vật.
"Critterz là ví dụ sống động về cách các nghệ sĩ có thể sử dụng AI để mở khóa những ý tưởng nằm ngoài tầm với do ngân sách, thời gian hoặc nguồn lực", Natalie Summers, một chuyên gia truyền thông, nói tại sự kiện ra mắt phim ngày 10/4.
Thực tế thời gian qua, các nhà làm phim độc lập và hãng phim Hollywood đã sớm áp dụng công cụ trí tuệ nhân tạo với khả năng tạo văn bản, ảnh và video với tốc độ nhanh hơn, trong khi hiệu quả ngày càng cải thiện, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Chẳng hạn, AI có thể giúp diễn viên Harrison Ford trẻ hơn trong bộ phim Indiana Jones, lồng tiếng cho Val Kilmer trong Top Gun: Maverick hay tạo hình nhân vật Thanos trong Avengers: Infinity War.
Joshua Glick, học giả nghiên cứu phim và truyền thông tại Đại học Bard, nhận thấy gần đây, các hãng phim đã dùng AI dựng cảnh chiến đấu hoặc tạo ảnh hoạt hình kỹ thuật số. "Những thứ như hình ảnh, văn bản và âm thanh do AI tạo ra giờ trông thực tế hơn nhiều", Glick nói. "Chúng không chỉ là công cụ để những người giám sát hiệu ứng hình ảnh chuyên nghiệp có thể sử dụng. Bây giờ, chúng có sẵn cho mọi người".
Greg Brockman, Chủ tịch và nhà đồng sáng lập OpenAI, dự đoán AI sẽ ngày càng giúp cải thiện lĩnh vực điện ảnh, cho phép mọi người có những trải nghiệm tương tác, nhập vai với nghệ thuật. "Hãy tưởng tượng, bạn có thể yêu cầu AI tạo nên một cái kết khác trong phim Game of Thrones, hay thậm chí đặt mình vào một vai chính trong phim, điều đó sẽ thật thú vị", Brockman nói trong một sự kiện hồi tháng 3 ở Austin.
Tuy nhiên, sự có mặt của AI cũng gây ý kiến trái chiều. Tại Trung Quốc, AI đang khiến giới làm đồ họa game đứng ngồi không yên khi các công ty trò chơi chuyển sang sử dụng phần mềm có thể tạo hiệu ứng hình ảnh trong vài giây, theo Rest of World.
Hollywood cũng không ngoại lệ. Theo Nelson, AI có khả năng thay thế nhiều công việc ở đây, nhưng cũng sẽ tạo ra những công việc mới. "Một số vị trí sẽ biến mất hoàn toàn. Ban đầu, mọi thứ sẽ rất khó khăn, dù về sau cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn", ông dự đoán.
Các chuyên gia truyền thông và pháp lý cho biết việc sử dụng AI dựng phim làm dấy lên một số lo ngại trong bối cảnh các điều luật và quy tắc cho công nghệ này chưa rõ ràng. "AI thực sự là nhân tố thay đổi cuộc chơi, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết", Ryan Meyer, luật sư chuyên mảng tư vấn bản quyền tại Dorsey & Whitney, nhận xét.
Một số diễn viên nổi tiếng, trong đó có Keanu Reeves, cho rằng sử dụng AI cho phim Hollywood là "đáng sợ", đồng thời có thể là cách để các chủ dự án phim trả lương không công bằng cho nghệ sĩ. Reeves đánh giá AI có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nghiêng về quan điểm coi công nghệ này là mối đe dọa đối với người sáng tạo của Hollywood hơn.
Trong khi đó, Meyer lo AI còn gây nguy cơ pháp lý. Các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng quát được huấn luyện trên bộ dữ liệu khổng lồ. Trong số này, nhiều hình ảnh, video hoặc nội dung do nghệ sĩ tạo ra bị sử dụng trái phép.
Theo một yêu cầu từ giữa tháng 3 của Văn phòng Bản quyền và Thương hiệu Mỹ, những tác phẩm do AI tạo ra nhưng không có sự can thiệp hoặc tham gia của con người sẽ không được đăng ký bản quyền. Dù vậy, văn bản này hiện nhận nhiều ý kiến trái chiều.
"Sẽ luôn có những người sớm chấp nhận. Nhưng tôi nghĩ, Hollywood sẽ không vội cho đến khi có thông tin mới từ chính quyền", Meyer nói thêm.
Chad Nelson, tác giả của Critterz, mất một tuần để tạo ra hàng nghìn bức ảnh về một sinh vật sống trong khu rừng ma thuật bằng Dall-E, AI có thể biến các mô tả bằng văn bản thành hình ảnh. Đây cũng là một trong các công cụ trí tuệ nhân tạo nổi tiếng do OpenAI phát triển, bên cạnh ChatGPT.
Critterz có thời lượng 5 phút, kể câu chuyện về những sinh vật đáng yêu trong một khu rừng tưởng tượng và được phát trực tuyến tuần trước. Phong cách trong bộ phim được đánh giá giao thoa giữa hoạt hình Pixar và cách làm phim của huyền thoại điện ảnh và truyền hình Anh David Attenborough.
Chad Nelson sử dụng máy tính tạo hình ảnh cho phim Critterz. Ảnh: Native Foreign
Quan trọng hơn, sự xuất hiện của Critterz tuần trước khiến Hollywood vừa phấn khích vừa lo lắng. Nelson, một nghệ sĩ thị giác ở San Francisco, cho biết mình không dựa hoàn toàn vào Dall-E, nhưng hầu hết công đoạn tạo hình đều do AI này thực hiện. "Nếu bằng hình thức truyền thống, quá trình tạo hình cho phim thường phải mất 6 tháng. Nhưng với Dall-E, công đoạn này diễn ra nhanh hơn nhiều", ông nói.
OpenAI cũng là công ty hỗ trợ tài chính cho phim. Tuy nhiên, Nelson cũng cùng con trai 21 tuổi sử dụng phần mềm 3D Unreal Engine để tạo hoạt ảnh cho nhân vật.
"Critterz là ví dụ sống động về cách các nghệ sĩ có thể sử dụng AI để mở khóa những ý tưởng nằm ngoài tầm với do ngân sách, thời gian hoặc nguồn lực", Natalie Summers, một chuyên gia truyền thông, nói tại sự kiện ra mắt phim ngày 10/4.
Thực tế thời gian qua, các nhà làm phim độc lập và hãng phim Hollywood đã sớm áp dụng công cụ trí tuệ nhân tạo với khả năng tạo văn bản, ảnh và video với tốc độ nhanh hơn, trong khi hiệu quả ngày càng cải thiện, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Chẳng hạn, AI có thể giúp diễn viên Harrison Ford trẻ hơn trong bộ phim Indiana Jones, lồng tiếng cho Val Kilmer trong Top Gun: Maverick hay tạo hình nhân vật Thanos trong Avengers: Infinity War.
Joshua Glick, học giả nghiên cứu phim và truyền thông tại Đại học Bard, nhận thấy gần đây, các hãng phim đã dùng AI dựng cảnh chiến đấu hoặc tạo ảnh hoạt hình kỹ thuật số. "Những thứ như hình ảnh, văn bản và âm thanh do AI tạo ra giờ trông thực tế hơn nhiều", Glick nói. "Chúng không chỉ là công cụ để những người giám sát hiệu ứng hình ảnh chuyên nghiệp có thể sử dụng. Bây giờ, chúng có sẵn cho mọi người".
Greg Brockman, Chủ tịch và nhà đồng sáng lập OpenAI, dự đoán AI sẽ ngày càng giúp cải thiện lĩnh vực điện ảnh, cho phép mọi người có những trải nghiệm tương tác, nhập vai với nghệ thuật. "Hãy tưởng tượng, bạn có thể yêu cầu AI tạo nên một cái kết khác trong phim Game of Thrones, hay thậm chí đặt mình vào một vai chính trong phim, điều đó sẽ thật thú vị", Brockman nói trong một sự kiện hồi tháng 3 ở Austin.
Tuy nhiên, sự có mặt của AI cũng gây ý kiến trái chiều. Tại Trung Quốc, AI đang khiến giới làm đồ họa game đứng ngồi không yên khi các công ty trò chơi chuyển sang sử dụng phần mềm có thể tạo hiệu ứng hình ảnh trong vài giây, theo Rest of World.
Hollywood cũng không ngoại lệ. Theo Nelson, AI có khả năng thay thế nhiều công việc ở đây, nhưng cũng sẽ tạo ra những công việc mới. "Một số vị trí sẽ biến mất hoàn toàn. Ban đầu, mọi thứ sẽ rất khó khăn, dù về sau cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn", ông dự đoán.
Các chuyên gia truyền thông và pháp lý cho biết việc sử dụng AI dựng phim làm dấy lên một số lo ngại trong bối cảnh các điều luật và quy tắc cho công nghệ này chưa rõ ràng. "AI thực sự là nhân tố thay đổi cuộc chơi, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết", Ryan Meyer, luật sư chuyên mảng tư vấn bản quyền tại Dorsey & Whitney, nhận xét.
Một số diễn viên nổi tiếng, trong đó có Keanu Reeves, cho rằng sử dụng AI cho phim Hollywood là "đáng sợ", đồng thời có thể là cách để các chủ dự án phim trả lương không công bằng cho nghệ sĩ. Reeves đánh giá AI có thể mang lại một số lợi ích, nhưng nghiêng về quan điểm coi công nghệ này là mối đe dọa đối với người sáng tạo của Hollywood hơn.
Trong khi đó, Meyer lo AI còn gây nguy cơ pháp lý. Các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng quát được huấn luyện trên bộ dữ liệu khổng lồ. Trong số này, nhiều hình ảnh, video hoặc nội dung do nghệ sĩ tạo ra bị sử dụng trái phép.
Theo một yêu cầu từ giữa tháng 3 của Văn phòng Bản quyền và Thương hiệu Mỹ, những tác phẩm do AI tạo ra nhưng không có sự can thiệp hoặc tham gia của con người sẽ không được đăng ký bản quyền. Dù vậy, văn bản này hiện nhận nhiều ý kiến trái chiều.
"Sẽ luôn có những người sớm chấp nhận. Nhưng tôi nghĩ, Hollywood sẽ không vội cho đến khi có thông tin mới từ chính quyền", Meyer nói thêm.