Nguyễn Mai
Well-known member
Chanh leo có quá nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhưng lại rất nguy hiểm nếu ăn sai cách.
Vào mùa hè, chanh leo (hay còn được gọi là chanh dây) được nhiều người lựa chọn để làm nước uống giải nhiệt cũng như để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như làm bánh, thạch chanh leo, caramen chanh leo…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chanh leo có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, chất béo, chất xơ, protein, khoáng chất, canxi, phốt pho, sắt, carotene và các acid tự do.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, chiết xuất từ chanh leo còn có hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Các dưỡng chất carotenoid và polyphenol dồi dào trong chanh leo là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Quả chanh leo cũng cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể. Trong 100gr quả cung cấp khoảng 84 calo hoặc 1 quả chanh 60g sẽ cho khoảng 70 calo và có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu sắt hàng ngày cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống mệt mỏi và thiếu máu.
Ăn chanh leo có nên bỏ hạt?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy hay còn gọi là áo hạt. Vi thế, họ thường ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.
Tuy nhiên, trong hạt chanh leo không có một loại dưỡng chất nào mà lại còn là vật liệu cứng khó tiêu. Nếu ăn nhiều hạt chanh leo mà không nhai kỹ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Vì vậy, khi ăn chanh leo, bạn chỉ ăn phần ruột nhầy nhầy, còn hạt tốt nhất bỏ không ăn.
Ăn chanh leo bao nhiêu để tốt cho sức khỏe?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chanh leo giàu tính axit, nếu uống khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày. Tốt nhất mọi người chỉ nên uống nước chanh leo sau khi đã ăn đủ no khoảng 30 phút để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Nước chanh leo dù bổ dù tốt đến mấy cũng cần sử dụng điều độ mới phát huy hiệu quả. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày.
Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Mỗi ngày bạn có thể pha 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước uống sẽ rất tốt cho sức khỏe – với người khỏe mạnh bình thường.
Ảnh minh họa
3 tác hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách
Gây ra bệnh sỏi thận
Đối với những người bị viêm loét dạ dày, nếu dùng quá nhiều hoặc thường xuyên, các chất Axit hữu cơ có trong chanh leo sẽ khiến bạn mắc thêm chứng bệnh sỏi thận.
Gây dị ứng
Nếu dùng chanh leo không điều độ có khả năng bị nổi mề đay, khó thở hoặc phù mạch máu. Hoặc nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng phụ như nôn mửa, mệt mỏi và thiếu minh mẫn.
Nguy cơ chảy máu và gây buồn ngủ
Nếu dùng chanh leo không đúng cách nó có khả năng phản ứng với các loại thuốc an thần hoặc một số loại thảo dược khiến bạn luôn buồn ngủ. Còn nếu dùng chanh leo khi uống thuốc chống đông, chanh leo sẽ khiến bạn chảy máu nhiều hơn.
Vào mùa hè, chanh leo (hay còn được gọi là chanh dây) được nhiều người lựa chọn để làm nước uống giải nhiệt cũng như để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như làm bánh, thạch chanh leo, caramen chanh leo…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chanh leo có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, chất béo, chất xơ, protein, khoáng chất, canxi, phốt pho, sắt, carotene và các acid tự do.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, chiết xuất từ chanh leo còn có hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Các dưỡng chất carotenoid và polyphenol dồi dào trong chanh leo là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Quả chanh leo cũng cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể. Trong 100gr quả cung cấp khoảng 84 calo hoặc 1 quả chanh 60g sẽ cho khoảng 70 calo và có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu sắt hàng ngày cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống mệt mỏi và thiếu máu.
Ăn chanh leo có nên bỏ hạt?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dưỡng chất của chanh leo nằm nhiều ở lớp màng nhầy hay còn gọi là áo hạt. Vi thế, họ thường ăn luôn cả hạt để tận dụng tối đa nguồn dưỡng chất này.
Tuy nhiên, trong hạt chanh leo không có một loại dưỡng chất nào mà lại còn là vật liệu cứng khó tiêu. Nếu ăn nhiều hạt chanh leo mà không nhai kỹ khiến cho những hạt này không đào thải ra ngoài được. Trong quá trình di chuyển, nếu hạt này vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.
Vì vậy, khi ăn chanh leo, bạn chỉ ăn phần ruột nhầy nhầy, còn hạt tốt nhất bỏ không ăn.
Ăn chanh leo bao nhiêu để tốt cho sức khỏe?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, chanh leo giàu tính axit, nếu uống khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày. Tốt nhất mọi người chỉ nên uống nước chanh leo sau khi đã ăn đủ no khoảng 30 phút để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Nước chanh leo dù bổ dù tốt đến mấy cũng cần sử dụng điều độ mới phát huy hiệu quả. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày.
Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Mỗi ngày bạn có thể pha 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước uống sẽ rất tốt cho sức khỏe – với người khỏe mạnh bình thường.
Ảnh minh họa
3 tác hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách
Gây ra bệnh sỏi thận
Đối với những người bị viêm loét dạ dày, nếu dùng quá nhiều hoặc thường xuyên, các chất Axit hữu cơ có trong chanh leo sẽ khiến bạn mắc thêm chứng bệnh sỏi thận.
Gây dị ứng
Nếu dùng chanh leo không điều độ có khả năng bị nổi mề đay, khó thở hoặc phù mạch máu. Hoặc nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng phụ như nôn mửa, mệt mỏi và thiếu minh mẫn.
Nguy cơ chảy máu và gây buồn ngủ
Nếu dùng chanh leo không đúng cách nó có khả năng phản ứng với các loại thuốc an thần hoặc một số loại thảo dược khiến bạn luôn buồn ngủ. Còn nếu dùng chanh leo khi uống thuốc chống đông, chanh leo sẽ khiến bạn chảy máu nhiều hơn.