Nguyễn Mai
Well-known member
Chuối là loại trái cây nhiệt đới có nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp nhiều kali, chất xơ giúp nhuận tràng... Nhiều người có thói quen ăn từ một đến vài quả chuối mỗi ngày, điều này có tốt không?
1. Dinh dưỡng trong chuối
Chuối là loại trái cây rất phổ biến, giá rẻ và tiện lợi nhưng chuối có nên là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh hay không. Để bắt đầu, chúng ta hãy xem thông tin dinh dưỡng của chuối.
Một quả chuối cỡ trung bình chứa:
- Calo: 105
- Carbohydrate: 27 g
- Chất xơ: 3 g
- Đường: 14 g
- Đạm: 1 g
- Tổng lượng chất béo: 0 g
- Natri: 1,18 mg
- Kali: 422 mg
2. Lợi ích sức khỏe của chuối
Chuối là loại quả cung cấp nhiều năng lượng.
Tăng năng lượng
Thông tin trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Hoa Kỳ cho biết, chuối còn chứa các vitamin B như vitamin B3, B6 và B12 giúp enzyme trong cơ thể giải phóng năng lượng từ lượng carbs bạn ăn để cơ thể có thể sử dụng.
Kết hợp chuối với chất béo hoặc protein lành mạnh - chẳng hạn như một nắm hạnh nhân hoặc một cốc sữa chua Hy Lạp - giúp kéo dài năng lượng mà chuối cung cấp và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn so với việc chỉ ăn chuối sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Giúp giảm cảm giác thèm ăn
Khi được ăn như một phần của bữa ăn cân bằng, chuối có thể giúp no lâu hơn. Cảm giác hài lòng giữa các bữa ăn làm giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế vượt quá nhu cầu calo hàng ngày, điều này ngừa nguy cơ tăng cân.
Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy chuối trực tiếp góp phần giảm cân nhưng chúng là một lựa chọn thực phẩm tiện lợi và sẵn có, có thể dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống bổ dưỡng để giảm cân.
Ăn chuối bổ sung chất xơ.
Tốt cho tiêu hóa nhờ lượng chất xơ
Việc tăng cường chất xơ bằng cách tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm cân thành công hơn. Một quả chuối cỡ trung bình đóng góp 3 g chất xơ vào tổng lượng chất xơ hàng ngày.
Chất xơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc giúp bạn no lâu hơn. Tuy nhiên, khi chuối chín, chúng có xu hướng mất đi một số hàm lượng pectin, vì vậy chuối xanh hơn hoặc hơi chín là nguồn cung cấp chất xơ tốt hơn chuối quá chín.
Chuối còn hoạt động như một prebiotic cung cấp vi khuẩn đường ruột có lợi. Và đường ruột khỏe mạnh có nghĩa là giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh và sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Ăn chuối bổ sung nhu cầu kali
Chuối là một cách tuyệt vời để đóng góp vào nhu cầu kali hàng ngày. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, vì vậy ăn thực phẩm chứa kali mỗi ngày là một phần quan trọng trong lối sống lành mạnh. Có thể kết hợp chuối vào các loại thực phẩm như sinh tố và yến mạch để thúc đẩy hoạt động của tim.
Chuối là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời nhiều loại khoáng chất, chất xơ và vitamin, nhưng chúng đặc biệt được biết đến với hàm lượng kali. Có đủ kali trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng đối với chức năng cơ bắp và các chức năng tổng thể của cơ thể. Đặc biệt nếu ai đó hoạt động nhiều thì việc cung cấp đủ kali là điều bắt buộc để phục hồi cơ bắp và ngăn ngừa chuột rút.
Chuối chứa chất chống oxy hóa cao
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tuyên bố rằng "chuối có khả năng chống oxy hóa cao hơn một số loại quả mọng, thảo mộc và rau quả" và do đó, có thể hỗ trợ giảm tác hại của stress oxy hóa lên cơ thể.
Tiêu thụ trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa như chuối có thể giúp cung cấp cho cơ thể những công cụ cần thiết để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Không nên ăn quá nhiều chuối mỗi ngày.
3. Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Mặc dù không có quy tắc chung nào nhưng việc ăn 1 đến 2 quả chuối mỗi ngày không gây ra vấn đề gì cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chuối có hàm lượng carbohydrate tương đối cao, vì vậy nên ăn chúng cùng với protein hoặc chất béo để hỗ trợ mức năng lượng ổn định.
Chuối được tiêu thụ tốt nhất giống như các loại thực phẩm lành mạnh khác: ở mức độ vừa phải và là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Ngoài hàm lượng carbs, chuối còn được biết đến với hàm lượng kali, một chất điện giải quan trọng quan trọng đối với chức năng tế bào, cơ bắp và sức khỏe tim mạch. Kali và natri phối hợp với nhau và cần được cân bằng.
Theo các chuyên gia, một người khỏe mạnh khó có thể bị tăng kali máu khi ăn một quả chuối mỗi ngày, đặc biệt nếu phần còn lại trong chế độ ăn uống của họ không có quá nhiều thực phẩm giàu kali.
Vì vậy, một quả chuối mỗi ngày thường là an toàn nhưng điều này cũng phụ thuộc vào sức khỏe và chế độ ăn uống của mỗi người. Nhìn chung, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả vì ăn một quả chuối mỗi ngày không phải là xấu đối với nhiều người nhưng sẽ có lợi hơn nếu ăn nhiều loại trái cây khác nhau trong ngày.
4. Lưu ý khi ăn chuối
Cần lưu ý lượng chuối mà một người có thể ăn trong một ngày phụ thuộc vào phần còn lại của chế độ ăn hàng ngày cũng như tình trạng sức khỏe của họ, ví dụ người có bệnh lý đái tháo đường. Chuối có chứa carbohydrate và đường, điều này đặt ra câu hỏi liệu chúng có phải là thực phẩm lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường hay không.
Theo Harvard T.H. Chan School of Public Health, carbs trong chuối là tinh bột kháng, tương tự như chất xơ, làm chậm quá trình tiêu hóa và giải phóng ít glucose vào máu hơn. Những đặc tính này làm cho chuối trở thành một món ăn nhẹ lành mạnh cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường hãy cân nhắc chọn những quả chuối nhỏ, chín vừa và kết hợp chúng với các thực phẩm lành mạnh khác có nhiều protein và chất béo như khuyến nghị.
Viện Đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia của Hoa Kỳ cũng lưu ý những người mắc bệnh thận mạn tính nên hạn chế chuối và các thực phẩm khác chứa nhiều kali để bảo vệ thận và tim. Do các loại thực phẩm giàu kali có thể gây dư thừa kali trong cơ thể, còn gọi là tăng kali máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả các vấn đề về tim. Mặc dù hầu hết mọi người sẽ không thể tiêu hóa đủ số lượng chuối cần thiết để khiến điều này xảy ra nhưng đó là điều cần lưu ý.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không nên ăn quá nhiều bất cứ thứ gì, kể cả các loại trái cây, ví dụ như chuối, bơ, đu đủ... vì vậy, tốt nhất bạn nên hướng tới sự cân bằng.
1. Dinh dưỡng trong chuối
Chuối là loại trái cây rất phổ biến, giá rẻ và tiện lợi nhưng chuối có nên là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh hay không. Để bắt đầu, chúng ta hãy xem thông tin dinh dưỡng của chuối.
Một quả chuối cỡ trung bình chứa:
- Calo: 105
- Carbohydrate: 27 g
- Chất xơ: 3 g
- Đường: 14 g
- Đạm: 1 g
- Tổng lượng chất béo: 0 g
- Natri: 1,18 mg
- Kali: 422 mg
2. Lợi ích sức khỏe của chuối
Chuối là loại quả cung cấp nhiều năng lượng.
Tăng năng lượng
Thông tin trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Hoa Kỳ cho biết, chuối còn chứa các vitamin B như vitamin B3, B6 và B12 giúp enzyme trong cơ thể giải phóng năng lượng từ lượng carbs bạn ăn để cơ thể có thể sử dụng.
Kết hợp chuối với chất béo hoặc protein lành mạnh - chẳng hạn như một nắm hạnh nhân hoặc một cốc sữa chua Hy Lạp - giúp kéo dài năng lượng mà chuối cung cấp và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn so với việc chỉ ăn chuối sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Giúp giảm cảm giác thèm ăn
Khi được ăn như một phần của bữa ăn cân bằng, chuối có thể giúp no lâu hơn. Cảm giác hài lòng giữa các bữa ăn làm giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế vượt quá nhu cầu calo hàng ngày, điều này ngừa nguy cơ tăng cân.
Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy chuối trực tiếp góp phần giảm cân nhưng chúng là một lựa chọn thực phẩm tiện lợi và sẵn có, có thể dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống bổ dưỡng để giảm cân.
Ăn chuối bổ sung chất xơ.
Tốt cho tiêu hóa nhờ lượng chất xơ
Việc tăng cường chất xơ bằng cách tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm cân thành công hơn. Một quả chuối cỡ trung bình đóng góp 3 g chất xơ vào tổng lượng chất xơ hàng ngày.
Chất xơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc giúp bạn no lâu hơn. Tuy nhiên, khi chuối chín, chúng có xu hướng mất đi một số hàm lượng pectin, vì vậy chuối xanh hơn hoặc hơi chín là nguồn cung cấp chất xơ tốt hơn chuối quá chín.
Chuối còn hoạt động như một prebiotic cung cấp vi khuẩn đường ruột có lợi. Và đường ruột khỏe mạnh có nghĩa là giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh và sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Ăn chuối bổ sung nhu cầu kali
Chuối là một cách tuyệt vời để đóng góp vào nhu cầu kali hàng ngày. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, vì vậy ăn thực phẩm chứa kali mỗi ngày là một phần quan trọng trong lối sống lành mạnh. Có thể kết hợp chuối vào các loại thực phẩm như sinh tố và yến mạch để thúc đẩy hoạt động của tim.
Chuối là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời nhiều loại khoáng chất, chất xơ và vitamin, nhưng chúng đặc biệt được biết đến với hàm lượng kali. Có đủ kali trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng đối với chức năng cơ bắp và các chức năng tổng thể của cơ thể. Đặc biệt nếu ai đó hoạt động nhiều thì việc cung cấp đủ kali là điều bắt buộc để phục hồi cơ bắp và ngăn ngừa chuột rút.
Chuối chứa chất chống oxy hóa cao
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tuyên bố rằng "chuối có khả năng chống oxy hóa cao hơn một số loại quả mọng, thảo mộc và rau quả" và do đó, có thể hỗ trợ giảm tác hại của stress oxy hóa lên cơ thể.
Tiêu thụ trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa như chuối có thể giúp cung cấp cho cơ thể những công cụ cần thiết để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Không nên ăn quá nhiều chuối mỗi ngày.
3. Nên ăn bao nhiêu quả chuối mỗi ngày?
Mặc dù không có quy tắc chung nào nhưng việc ăn 1 đến 2 quả chuối mỗi ngày không gây ra vấn đề gì cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chuối có hàm lượng carbohydrate tương đối cao, vì vậy nên ăn chúng cùng với protein hoặc chất béo để hỗ trợ mức năng lượng ổn định.
Chuối được tiêu thụ tốt nhất giống như các loại thực phẩm lành mạnh khác: ở mức độ vừa phải và là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Ăn một quả chuối mỗi ngày cũng là một cách tốt để hỗ trợ hệ miễn dịch. Một phần là do nó hỗ trợ đường ruột; có mối liên hệ trực tiếp giữa sức khỏe đường ruột và khả năng miễn dịch. Nhưng đó cũng là do chuối là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm kali, magie, vitamin C, đồng, vitamin B và chất chống oxy hóa. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều hỗ trợ hệ thống miễn dịch, vì vậy việc kết hợp chuối vào chế độ ăn uống là một cách nhỏ giúp cơ thể tự bảo vệ mình khỏi các loại virus và nhiễm trùng có hại.Theo Sách Dược tính chỉ nam, chuối tiêu vị ngọt tính hơi hàn, không độc. Tác dụng chỉ khát nhuận phổi, giải được nóng ngoài da, trừ chứng nhiệt ở trẻ em (nóng do ngoại cảm). Tuy nhiên không nên ăn nhiều, dễ đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.
Lương y Minh Phúc
Ngoài hàm lượng carbs, chuối còn được biết đến với hàm lượng kali, một chất điện giải quan trọng quan trọng đối với chức năng tế bào, cơ bắp và sức khỏe tim mạch. Kali và natri phối hợp với nhau và cần được cân bằng.
Theo các chuyên gia, một người khỏe mạnh khó có thể bị tăng kali máu khi ăn một quả chuối mỗi ngày, đặc biệt nếu phần còn lại trong chế độ ăn uống của họ không có quá nhiều thực phẩm giàu kali.
Vì vậy, một quả chuối mỗi ngày thường là an toàn nhưng điều này cũng phụ thuộc vào sức khỏe và chế độ ăn uống của mỗi người. Nhìn chung, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả vì ăn một quả chuối mỗi ngày không phải là xấu đối với nhiều người nhưng sẽ có lợi hơn nếu ăn nhiều loại trái cây khác nhau trong ngày.
4. Lưu ý khi ăn chuối
Cần lưu ý lượng chuối mà một người có thể ăn trong một ngày phụ thuộc vào phần còn lại của chế độ ăn hàng ngày cũng như tình trạng sức khỏe của họ, ví dụ người có bệnh lý đái tháo đường. Chuối có chứa carbohydrate và đường, điều này đặt ra câu hỏi liệu chúng có phải là thực phẩm lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường hay không.
Theo Harvard T.H. Chan School of Public Health, carbs trong chuối là tinh bột kháng, tương tự như chất xơ, làm chậm quá trình tiêu hóa và giải phóng ít glucose vào máu hơn. Những đặc tính này làm cho chuối trở thành một món ăn nhẹ lành mạnh cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường hãy cân nhắc chọn những quả chuối nhỏ, chín vừa và kết hợp chúng với các thực phẩm lành mạnh khác có nhiều protein và chất béo như khuyến nghị.
Viện Đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia của Hoa Kỳ cũng lưu ý những người mắc bệnh thận mạn tính nên hạn chế chuối và các thực phẩm khác chứa nhiều kali để bảo vệ thận và tim. Do các loại thực phẩm giàu kali có thể gây dư thừa kali trong cơ thể, còn gọi là tăng kali máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả các vấn đề về tim. Mặc dù hầu hết mọi người sẽ không thể tiêu hóa đủ số lượng chuối cần thiết để khiến điều này xảy ra nhưng đó là điều cần lưu ý.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không nên ăn quá nhiều bất cứ thứ gì, kể cả các loại trái cây, ví dụ như chuối, bơ, đu đủ... vì vậy, tốt nhất bạn nên hướng tới sự cân bằng.