Óc động vật là thực phẩm giàu protein dạng mềm nhưng lại chứa cholesterol, vậy ăn óc động vật có tốt không?
Người Việt thường có quan niệm ăn gì bổ nấy, nên nhiều người cho rằng ăn óc động vật sẽ giúp cho trẻ thông minh, người già cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, quan điểm này đến nay được các chuyên gia cho rằng không thực sự đúng.
Theo Viện dinh dưỡng Việt Nam, óc là một dạng protein nhưng ở dạng mềm dễ tiêu hoá. Trong 100g óc heo có 9g chất đạm; 9,5g chất béo; 7mg canxi; 311 mg phốt pho; 1,6mg sắt; 0,14 mg vitamin B; 0,2 mg vitamin B2; 2,8 mg vitamin PP; 2.195 mg cholesterol.
Một người bình thường nhu cầu trong ngày chỉ nên ăn 250 - 300mg cholesterol/ngày. Nếu ăn 100g óc heo nhu cầu cholesterol sẽ cao gấp 8 lần nhu cầu bình thường.
PGS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm cho hay, nếu ăn quá nhiều óc động vật sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol gây hại cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng phực phẩm giàu cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Theo chuyên gia nếu ăn quá nhiều óc động vật sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol gây hại cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ nhỏ, nếu ăn óc nhiều óc sẽ gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, thừa cân béo phì. Do vậy, nhóm trẻ thừa cân béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, người có vấn đề về tim mạch… không nên ăn óc động vật.
Protein trong óc còn thấp hơn nhiều so với thịt. Do vậy, nên ăn óc chừng mực, tốt nhất nên ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Vì vậy quan niệm ăn óc giúp trẻ thông minh hơn, người đau đầu ăn sẽ giảm đau đầu là không có cơ sở.
Óc heo không phải là thức ăn bổ dưỡng hơn thịt hay cá. Do đó không nên ăn quá nhiều thay vào đó nên ăn cân đối dinh dưỡng.
Để đảm bảo sức khoẻ những người khỏe mạnh chỉ nên sử các loại nội tạng trong đó có óc 1 lần/ tuần, lượng sử dụng các nội tạng ở mức độ vừa phải. Mua óc cần có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín kỹ trước ăn.
Người Việt thường có quan niệm ăn gì bổ nấy, nên nhiều người cho rằng ăn óc động vật sẽ giúp cho trẻ thông minh, người già cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, quan điểm này đến nay được các chuyên gia cho rằng không thực sự đúng.
Theo Viện dinh dưỡng Việt Nam, óc là một dạng protein nhưng ở dạng mềm dễ tiêu hoá. Trong 100g óc heo có 9g chất đạm; 9,5g chất béo; 7mg canxi; 311 mg phốt pho; 1,6mg sắt; 0,14 mg vitamin B; 0,2 mg vitamin B2; 2,8 mg vitamin PP; 2.195 mg cholesterol.
Một người bình thường nhu cầu trong ngày chỉ nên ăn 250 - 300mg cholesterol/ngày. Nếu ăn 100g óc heo nhu cầu cholesterol sẽ cao gấp 8 lần nhu cầu bình thường.
PGS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm cho hay, nếu ăn quá nhiều óc động vật sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol gây hại cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng phực phẩm giàu cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Theo chuyên gia nếu ăn quá nhiều óc động vật sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol gây hại cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ nhỏ, nếu ăn óc nhiều óc sẽ gây ra hiện tượng gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, thừa cân béo phì. Do vậy, nhóm trẻ thừa cân béo phì, người bị rối loạn mỡ máu, người có vấn đề về tim mạch… không nên ăn óc động vật.
Protein trong óc còn thấp hơn nhiều so với thịt. Do vậy, nên ăn óc chừng mực, tốt nhất nên ăn cân đối 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Vì vậy quan niệm ăn óc giúp trẻ thông minh hơn, người đau đầu ăn sẽ giảm đau đầu là không có cơ sở.
Óc heo không phải là thức ăn bổ dưỡng hơn thịt hay cá. Do đó không nên ăn quá nhiều thay vào đó nên ăn cân đối dinh dưỡng.
Để đảm bảo sức khoẻ những người khỏe mạnh chỉ nên sử các loại nội tạng trong đó có óc 1 lần/ tuần, lượng sử dụng các nội tạng ở mức độ vừa phải. Mua óc cần có nguồn gốc rõ ràng và nấu chín kỹ trước ăn.