TUVM
Well-known member
Sầu riêng là loại trái cây ngon, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên nên ăn với lượng vừa đủ.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết quả sầu riêng có khoa học là Durio zibethinus Murray, thuộc họ Gạo Bombacaceae.
Sầu riêng là loại trái cây khá độc đáo, vì nó mang trong mình cùng lúc cả hai thái cực: Yêu thích hoặc rất ghét. Người yêu thích sầu riêng sẽ thấy hương vị thật nồng nàn, khó cưỡng. Người không chịu được mùi của loại quả này sẽ "ghét cay ghét đắng", khó ngửi hoặc được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông.
Loại quả giàu dinh dưỡng
Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100 gram sầu riêng chứa 147 kcal, carbohydrate 27,1 g, protein 1,47 g, chất béo 5,33 g, chất xơ 3,8 g, vitamin và các khoáng chất (vitamin A 2 mcg, vitamin C 19,7 mg, magiê 3 mg, sắt 0,43 mg, đồng 0,2 mg, canxi 6 mg, kali 436 mg, phốt pho 39 mg…).
Múi sầu riêng trung bình khoảng 250 g sẽ cung cấp khoảng 367 kcal. Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid. Đây là những hợp chất có đặc tính chống oxy hóa.
Theo bác sĩ Vũ, sầu riêng còn có các tác dụng dược lý như:
Cải thiện tâm trạng: Sầu riêng chứa axit amin tryptophan giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tạo cảm giác hạnh phúc, bình tĩnh và thư giãn.
Cải thiện tiêu hóa: Sầu riêng chứa một lượng lớn chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày như táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy giảm cân vì nó giúp cảm thấy no hơn sau khi ăn, hạn chế được ăn vặt. Tuy nhiên, sầu riêng cũng có nhiều calo. Ăn nhiều có thể làm dư thừa calo so với lượng cần thiết, lại gây tăng cân, tích tụ mỡ, khó tiêu và đầy bụng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sầu riêng chứa lượng kali cao, tốt cho quá trình lưu thông máu, người huyết áp cao. Các hợp chất thực vật có trong sầu riêng có tác dụng giảm mức cholesterol, ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Điều hòa lượng đường trong máu: Sầu riêng có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, sau khi ăn sầu riêng, lượng đường trong máu không tăng nhanh. Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong sầu riêng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Các chất xơ tích tụ trong ruột và ngăn chặn sự hấp thụ carbohydrate, đường. Do đó, nó ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Điều này có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Giảm nguy cơ ung thư: Các gốc tự do trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn tới hình thành và phát triển tế bào ung thư. Sầu riêng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại trừ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, làm giảm nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất của trái sầu riêng có tiềm năng tiêu diệt tế bào ung thư vú.
Tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe làn da: 100 g sầu riêng đáp ứng 24% lượng vitamin C hàng ngày, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C giúp bạch cầu hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sản xuất collagen, tốt cho da, tóc, móng. Vitamin C cùng với các chất chống oxy hoá trong sầu riêng giúp cường sức khỏe làn da và giảm thâm, mờ nám.
Theo Đông y, vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, tác dụng tiêu thực, nếu sao đen có thể dùng cầm máu. Thịt quả có vị ngọt, tính ấm. Quả sầu riêng vừa là một quả ngon, bổ, tác dụng kích thích sinh dục.
Rễ và lá còn dùng làm thuốc chữa sốt và bệnh về gan, da vàng. Hạt sầu riêng rang lên hoặc nấu chín ăn được, có thể làm thành kẹo, mứt.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, sầu riêng tuy bổ nhưng ăn quá nhiều có thể gây chướng bụng, táo bón và đầy hơi. Khẩu phần cho sầu riêng trong một ngày cho người bình thường là khoảng 4 múi. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng ăn sầu riêng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1-2 múi. Bạn cũng cần chú ý lượng carbohydrate tiêu thụ vào mỗi thời điểm cùng với chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Ngoài ra, người dân không nên kết hợp sầu riêng với rượu. Nó có thể dẫn đến nôn mửa, đau đầu và các phản ứng không mong muốn khác. Người bị suy thận hay đang chạy thận nhân tạo không nên ăn sầu riêng.
|
Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng. Ảnh: SCMP. |
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết quả sầu riêng có khoa học là Durio zibethinus Murray, thuộc họ Gạo Bombacaceae.
Sầu riêng là loại trái cây khá độc đáo, vì nó mang trong mình cùng lúc cả hai thái cực: Yêu thích hoặc rất ghét. Người yêu thích sầu riêng sẽ thấy hương vị thật nồng nàn, khó cưỡng. Người không chịu được mùi của loại quả này sẽ "ghét cay ghét đắng", khó ngửi hoặc được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông.
Loại quả giàu dinh dưỡng
Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100 gram sầu riêng chứa 147 kcal, carbohydrate 27,1 g, protein 1,47 g, chất béo 5,33 g, chất xơ 3,8 g, vitamin và các khoáng chất (vitamin A 2 mcg, vitamin C 19,7 mg, magiê 3 mg, sắt 0,43 mg, đồng 0,2 mg, canxi 6 mg, kali 436 mg, phốt pho 39 mg…).
Múi sầu riêng trung bình khoảng 250 g sẽ cung cấp khoảng 367 kcal. Bên cạnh đó, sầu riêng còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid. Đây là những hợp chất có đặc tính chống oxy hóa.
Theo bác sĩ Vũ, sầu riêng còn có các tác dụng dược lý như:
Cải thiện tâm trạng: Sầu riêng chứa axit amin tryptophan giúp sản xuất chất dẫn truyền thần kinh serotonin, tạo cảm giác hạnh phúc, bình tĩnh và thư giãn.
Cải thiện tiêu hóa: Sầu riêng chứa một lượng lớn chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, có thể ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày như táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy giảm cân vì nó giúp cảm thấy no hơn sau khi ăn, hạn chế được ăn vặt. Tuy nhiên, sầu riêng cũng có nhiều calo. Ăn nhiều có thể làm dư thừa calo so với lượng cần thiết, lại gây tăng cân, tích tụ mỡ, khó tiêu và đầy bụng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sầu riêng chứa lượng kali cao, tốt cho quá trình lưu thông máu, người huyết áp cao. Các hợp chất thực vật có trong sầu riêng có tác dụng giảm mức cholesterol, ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
Điều hòa lượng đường trong máu: Sầu riêng có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, sau khi ăn sầu riêng, lượng đường trong máu không tăng nhanh. Ngoài ra, lượng chất xơ cao trong sầu riêng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Các chất xơ tích tụ trong ruột và ngăn chặn sự hấp thụ carbohydrate, đường. Do đó, nó ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Điều này có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.
|
Quả sầu riêng là một quả ngon, bổ, tác dụng kích thích sinh dục. Ảnh: Malaymail. |
Tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe làn da: 100 g sầu riêng đáp ứng 24% lượng vitamin C hàng ngày, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C giúp bạch cầu hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sản xuất collagen, tốt cho da, tóc, móng. Vitamin C cùng với các chất chống oxy hoá trong sầu riêng giúp cường sức khỏe làn da và giảm thâm, mờ nám.
Theo Đông y, vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, tác dụng tiêu thực, nếu sao đen có thể dùng cầm máu. Thịt quả có vị ngọt, tính ấm. Quả sầu riêng vừa là một quả ngon, bổ, tác dụng kích thích sinh dục.
Rễ và lá còn dùng làm thuốc chữa sốt và bệnh về gan, da vàng. Hạt sầu riêng rang lên hoặc nấu chín ăn được, có thể làm thành kẹo, mứt.
Những lưu ý khi ăn sầu riêng
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, sầu riêng tuy bổ nhưng ăn quá nhiều có thể gây chướng bụng, táo bón và đầy hơi. Khẩu phần cho sầu riêng trong một ngày cho người bình thường là khoảng 4 múi. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng ăn sầu riêng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1-2 múi. Bạn cũng cần chú ý lượng carbohydrate tiêu thụ vào mỗi thời điểm cùng với chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Ngoài ra, người dân không nên kết hợp sầu riêng với rượu. Nó có thể dẫn đến nôn mửa, đau đầu và các phản ứng không mong muốn khác. Người bị suy thận hay đang chạy thận nhân tạo không nên ăn sầu riêng.