Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Thịt bò và các loại thịt gia súc khác được xếp vào nhóm thịt đỏ. Để đảm bảo sức khỏe, cần có kiến thức và tiêu thụ thịt đỏ ở mức hợp lý.
Lợi ích ăn thịt bò thường xuyên
Tăng cường hệ miễn dịch: Thông tin trên Tiền Phong, hàm lượng vitamin B6 và protein cao trong thịt bò có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn.
Tốt cho cơ thể: Thịt bò chứa nhiều vitamin B12 cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa, qua đó, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những hoạt động cường độ cao.
Tăng cường cơ bắp: Thịt bò giàu axit amoniac có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
Bổ máu: Thịt bò giàu sắt, bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
Giàu dinh dưỡng: Theo Lao Động, thịt bò là một nguồn cung cấp dồi dào protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể như: Vitamin B3, B6, B12, phốt pho, kẽm,... Đây là những chất rất có lợi cho cơ thể.
Với thịt bò ăn tái và nấu chín về cơ bản không có sự thay đổi đáng kể về thành phần dinh dưỡng trong thịt bò. Ảnh minh họa.
Những người nên tránh xa thịt bò
Mặc dù trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người đang mắc bệnh gút không nên tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu – đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Bệnh nhân gút cũng không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Để đảm bảo năng lượng và sức khỏe, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải. Tốt nhất là thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng.
Người bị ngứa da: Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Bệnh nhân sỏi thận: Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Những người hay khó tiêu: Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi ăn thịt bò. Thịt bò có thể tăng gánh nặng tiêu hóa, dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này.
Có nên ăn thịt bò tái?
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, khi ăn thực phẩm tái sống, ngoài nguy cơ dễ nhiễm các vi sinh vật khác nhau, thì còn có thể nhiễm ký sinh trùng như trứng giun, sán, vào cơ thể sẽ sinh ra bệnh tật.
Còn nấu chín thực phẩm, các loại vi khuẩn và ký sinh trùng chết hết, ăn sẽ an toàn. Bởi vậy, nếu như bạn khẳng định được thực phẩm không có nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng, tức là thực phẩm sạch, thì vẫn ăn tái sống được bình thường. Thực tế, những món như thịt bò tái, rau sống, mọi người vẫn ăn rất nhiều và ngon. Rau sống còn chứa nhiều vitamin hơn rau chín.
Về thịt bò, con bò bình thường, khỏe mạnh thì thịt không nhiễm vi sinh vật. Vi sinh vật nằm trong đường tiêu hóa, bởi vậy khi giết mổ cần đảm bảo bộ phận tiêu hóa của bò không bị vỡ ra, vi sinh vật sẽ không chui từ đường tiêu hóa ra ngoài. Nói cách khác, quy trình giết mổ sạch sẽ cho ra thịt sạch.
Cần cẩn trọng nếu ăn thịt bò tái, bởi có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350 - 500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Như vậy khuyến cáo đưa ra một định lượng cụ thể để mọi người có thể điều chỉnh lượng thịt đỏ trong khẩu phần của mình. Khuyến cáo cũng đưa ra, nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Lợi ích ăn thịt bò thường xuyên
Tăng cường hệ miễn dịch: Thông tin trên Tiền Phong, hàm lượng vitamin B6 và protein cao trong thịt bò có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn.
Tốt cho cơ thể: Thịt bò chứa nhiều vitamin B12 cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa, qua đó, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những hoạt động cường độ cao.
Tăng cường cơ bắp: Thịt bò giàu axit amoniac có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
Bổ máu: Thịt bò giàu sắt, bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
Giàu dinh dưỡng: Theo Lao Động, thịt bò là một nguồn cung cấp dồi dào protein và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể như: Vitamin B3, B6, B12, phốt pho, kẽm,... Đây là những chất rất có lợi cho cơ thể.
Với thịt bò ăn tái và nấu chín về cơ bản không có sự thay đổi đáng kể về thành phần dinh dưỡng trong thịt bò. Ảnh minh họa.
Những người nên tránh xa thịt bò
Mặc dù trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người đang mắc bệnh gút không nên tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu – đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Bệnh nhân gút cũng không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Để đảm bảo năng lượng và sức khỏe, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải. Tốt nhất là thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng.
Người bị ngứa da: Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Bệnh nhân sỏi thận: Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Những người hay khó tiêu: Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi ăn thịt bò. Thịt bò có thể tăng gánh nặng tiêu hóa, dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này.
Có nên ăn thịt bò tái?
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, khi ăn thực phẩm tái sống, ngoài nguy cơ dễ nhiễm các vi sinh vật khác nhau, thì còn có thể nhiễm ký sinh trùng như trứng giun, sán, vào cơ thể sẽ sinh ra bệnh tật.
Còn nấu chín thực phẩm, các loại vi khuẩn và ký sinh trùng chết hết, ăn sẽ an toàn. Bởi vậy, nếu như bạn khẳng định được thực phẩm không có nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng, tức là thực phẩm sạch, thì vẫn ăn tái sống được bình thường. Thực tế, những món như thịt bò tái, rau sống, mọi người vẫn ăn rất nhiều và ngon. Rau sống còn chứa nhiều vitamin hơn rau chín.
Về thịt bò, con bò bình thường, khỏe mạnh thì thịt không nhiễm vi sinh vật. Vi sinh vật nằm trong đường tiêu hóa, bởi vậy khi giết mổ cần đảm bảo bộ phận tiêu hóa của bò không bị vỡ ra, vi sinh vật sẽ không chui từ đường tiêu hóa ra ngoài. Nói cách khác, quy trình giết mổ sạch sẽ cho ra thịt sạch.
Cần cẩn trọng nếu ăn thịt bò tái, bởi có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350 - 500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Như vậy khuyến cáo đưa ra một định lượng cụ thể để mọi người có thể điều chỉnh lượng thịt đỏ trong khẩu phần của mình. Khuyến cáo cũng đưa ra, nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.