Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ở con lợn có 5 bộ phận mà chúng ta nên hạn chế đưa vào các bữa ăn hằng ngày.
Lợi ích ăn thịt lợn thường xuyên
Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.
Đây cũng là thực phẩm này cũng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của bạn.
Thịt lợn là thực phẩm quan trọng đối với nhiều gia đình. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau, theo báo Lao Động.
Thịt lợn là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới. Ảnh minh họa.
Điểm danh những bộ phận ngon nhất của con lợn, không phải ai cũng biết
1. Nên ăn thịt đùi trước của lợn
Báo Vietnamnet dẫn nguồn Sohu cho biết, thịt đùi trước của lợn là phần ngon nhất mọi người nên mua. Thịt đùi chân trước rất mềm, có hương vị thơm ngon, dù chế biến theo cách nào thì chất lượng thịt cũng không hề giảm đi. Điều này do tần suất chuyển động của hai chân trước của lợn tương đối lớn, vì vậy thịt sẽ không tích nhiều mỡ. Theo đó khi đi chợ các bà nội chợ nên chọn thịt đùi trước về chế biến sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường canxi, cung cấp collagen cho xương, da, tóc và móng, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
2. Thịt má đào thơm ngon
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống , đặc điểm vàng của thịt má đào chính là nhiều gân, gân xen kẽ với thịt nhưng gân rất mềm, không hề cứng hay dai. Đây là kiểu thịt siêu siêu thích đối với những ai vừa không thích ăn thịt khô xơ xác lại không muốn quá béo ngậy gây ngán. Cắn một miếng thịt má đào là "bao phê" vì vừa đủ sự mềm, không cứng, phần gân thì tơ tơ chứ không kiểu "sựt sựt mắc vào răng".
3. Thịt móng giò trước sẽ ít mỡ và nhiều nạc
Khi đi mua thịt lợn bạn nên chọn giò lợn có chân trước và chân sau, hương vị chênh lệch khá lớn. Khi mua móng giò lợn, tốt nhất bạn nên chọn phần móng trước vì lợn vận động nhiều nên sẽ ít mỡ và nhiều nạc.
Đặc biệt, móng giò chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, khoáng chất sắt, phốt pho và các loại vitamin. Người ta ước tính, 100g chân giò có chứa 15,8g protein; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp. Ngoài ra, nhờ hàm lượng protein được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
4. Thịt thăn mỡ cũng thơm ngon
Bạn có biết, ngoài độ ngon, thịt thăn heo còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Trong thăn lợn có chứa nhiều protein, chất béo bão hòa, vitamin B, sắt… có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa và hình thành hồng cầu, tăng hệ miễn dịch.
5. Đuôi lợn là một trong những phần bổ dưỡng nhất
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Theo y học cổ truyền, đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm. Từ nguyên liệu là đuôi lợn, chúng ta có thể làm nên nhiều món ăn/bài thuốc có tác dụng chữa đau lưng, mệt mỏi, ù tai. Các món có tác dụng trị bệnh từ đuôi lợn có thể nói đến là canh đuôi lợn với lạc, canh hạt dẻ đuôi lợn, canh đuôi lợn nấu cùng đào và lạc...
Những bộ phận "cực độc" của lợn không nên ăn nhiều kẻo hại sức khỏe
Hạn chế ăn nội tạng lợn để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa.
1. Gan lợn - nơi đào thải độc tố
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
2. Óc lợn ăn nhiều có thể gây hại sức khỏe
Mặc dù óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Đáng chú ý, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Ngoài ra, chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
3. Phổi lợn chứa rất vi khuẩn
Phổi lợn là nơi chứa rất vi khuẩn vì đây là nơi trao đổi không khí với bên ngoài. Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày.
Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
4. Lòng lợn rất bẩn
Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người sở thích của nhiều người. Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.
Long lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh. Theo đó chúng ta nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
5. Thịt cổ heo thường có hạch
Trao đổi với báo Thanh Niên, bác sĩ Thu Hà, hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.
“Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Hà phân tích.
Lợi ích ăn thịt lợn thường xuyên
Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.
Đây cũng là thực phẩm này cũng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của bạn.
Thịt lợn là thực phẩm quan trọng đối với nhiều gia đình. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau, theo báo Lao Động.
Thịt lợn là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới. Ảnh minh họa.
Điểm danh những bộ phận ngon nhất của con lợn, không phải ai cũng biết
1. Nên ăn thịt đùi trước của lợn
Báo Vietnamnet dẫn nguồn Sohu cho biết, thịt đùi trước của lợn là phần ngon nhất mọi người nên mua. Thịt đùi chân trước rất mềm, có hương vị thơm ngon, dù chế biến theo cách nào thì chất lượng thịt cũng không hề giảm đi. Điều này do tần suất chuyển động của hai chân trước của lợn tương đối lớn, vì vậy thịt sẽ không tích nhiều mỡ. Theo đó khi đi chợ các bà nội chợ nên chọn thịt đùi trước về chế biến sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường canxi, cung cấp collagen cho xương, da, tóc và móng, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
2. Thịt má đào thơm ngon
Thông tin trên báo Sức khỏe & Đời sống , đặc điểm vàng của thịt má đào chính là nhiều gân, gân xen kẽ với thịt nhưng gân rất mềm, không hề cứng hay dai. Đây là kiểu thịt siêu siêu thích đối với những ai vừa không thích ăn thịt khô xơ xác lại không muốn quá béo ngậy gây ngán. Cắn một miếng thịt má đào là "bao phê" vì vừa đủ sự mềm, không cứng, phần gân thì tơ tơ chứ không kiểu "sựt sựt mắc vào răng".
3. Thịt móng giò trước sẽ ít mỡ và nhiều nạc
Khi đi mua thịt lợn bạn nên chọn giò lợn có chân trước và chân sau, hương vị chênh lệch khá lớn. Khi mua móng giò lợn, tốt nhất bạn nên chọn phần móng trước vì lợn vận động nhiều nên sẽ ít mỡ và nhiều nạc.
Đặc biệt, móng giò chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, khoáng chất sắt, phốt pho và các loại vitamin. Người ta ước tính, 100g chân giò có chứa 15,8g protein; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp. Ngoài ra, nhờ hàm lượng protein được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
4. Thịt thăn mỡ cũng thơm ngon
Bạn có biết, ngoài độ ngon, thịt thăn heo còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Trong thăn lợn có chứa nhiều protein, chất béo bão hòa, vitamin B, sắt… có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa và hình thành hồng cầu, tăng hệ miễn dịch.
5. Đuôi lợn là một trong những phần bổ dưỡng nhất
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Theo y học cổ truyền, đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm. Từ nguyên liệu là đuôi lợn, chúng ta có thể làm nên nhiều món ăn/bài thuốc có tác dụng chữa đau lưng, mệt mỏi, ù tai. Các món có tác dụng trị bệnh từ đuôi lợn có thể nói đến là canh đuôi lợn với lạc, canh hạt dẻ đuôi lợn, canh đuôi lợn nấu cùng đào và lạc...
Những bộ phận "cực độc" của lợn không nên ăn nhiều kẻo hại sức khỏe
Hạn chế ăn nội tạng lợn để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa.
1. Gan lợn - nơi đào thải độc tố
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
2. Óc lợn ăn nhiều có thể gây hại sức khỏe
Mặc dù óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Đáng chú ý, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Ngoài ra, chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
3. Phổi lợn chứa rất vi khuẩn
Phổi lợn là nơi chứa rất vi khuẩn vì đây là nơi trao đổi không khí với bên ngoài. Với đặc điểm là dán mũi xuống đất, lợn có nhiều khả năng tích tụ rất nhiều bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày.
Khi ăn phần này, rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng. Tất nhiên, nếu chế biến sạch và sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
4. Lòng lợn rất bẩn
Lòng lợn là món ăn khoái khẩu của nhiều người sở thích của nhiều người. Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.
Long lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh. Theo đó chúng ta nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe.
5. Thịt cổ heo thường có hạch
Trao đổi với báo Thanh Niên, bác sĩ Thu Hà, hàm lượng chất béo trong cổ heo rất lớn, ăn quá nhiều không chỉ khiến tăng cân đột ngột mà còn gây ra nhiều vấn đề về tim và mạch máu não. Ngoài ra, cổ heo cũng có các hạch bạch huyết, một hệ thống của cơ thể có chức năng lọc và bẫy giữ các vi sinh vật lạ, tế bào viêm, độc chất, ăn thường xuyên có thể gây ra nhiều chứng bệnh.
“Thịt cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hết hoàn toàn khi chế biến, cơ thể người sẽ tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc khi ăn, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Hà phân tích.