Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bán nhà và đưa hết tiền cho con út giữ hộ, bố mẹ tôi thành trắng tay, không nhà cửa, tiền bạc, phải nhìn các con đánh nhau giữa đường.
Trong bài viết trước, tác giả Bach Pham Vu chia sẻ quan điểm "sống thảnh thơi vì bố mẹ sớm chia đất thừa kế". Tuy nhiên, có nên để tài sản thừa kế cho con hay không, chia thừa kế sớm hay muộn, theo tôi cũng nên tùy vào hoàn cảnh của từng nhà, xem con cái ngoan hay hư, dại hay khôn, và cả hoàn cảnh của cha mẹ nữa, chứ không có mẫu số chung cho tất cả.
Như bố mẹ tôi mới bán nhà cách đây hai năm. Tiền thu được, bố mẹ đưa cho vợ chồng em út cầm toàn bộ. Sau đó, vợ chồng em chi một nửa số tiền đó để mua một căn chung cư và nói rằng "đó là phần của anh trai, nhưng vợ chồng em đứng tên hộ". Một nửa số tiền còn lại, vợ chồng em giữ luôn, không cho chị gái là tôi đồng nào, cũng không đưa lại cho bố mẹ chút gì để dưỡng già.
Cuối cùng, hai ông bà phải đến nhà riêng của tôi ở nhờ suốt hai năm nay. Mới hôm qua, em út sang nhà tôi, thông báo với bố mẹ rằng "đã phá sản, nhà cửa mất sạch không còn gì". Vậy là ông bà từ người có của, chỉ vì chia hết cho con cái mà giờ rơi vào cảnh trắng tay, không nhà cửa, không tiền bạc.
Tệ hơn cả là hai con trai cũng trở thành vô sản từ đây. Trước đó vài tháng, hai anh em còn đánh nhau giữa đường vì chuyện căn nhà thừa kế của người này nhưng đứng tên người kia. Chẳng biết sau này, anh cả biết em phá sản, mất luôn căn nhà, thì sẽ còn tương tàn ra sao? Tôi cũng không dám hình dung tiếp.
Đây là cái kết của việc chia tài sản sớm cho con cái, sai lầm của bố mẹ tôi. Tôi vẫn chia sẻ trên đây nhằm cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ khi có ý định chia tài sản cho các con. Nên chia như thế nào, sớm hay muộn là tùy vào quyết định của mỗi người. Sớm có cái hay của sớm, muộn có cái hay của muộn, chẳng có gì là tuyệt đối cả. Sớm hay muộn mà sai lầm thì kết quả vẫn cứ tồi tệ như nhau.
Điều quan trọng nhất theo tôi là phải chú ý bốn chữ "trọng nam khinh nữ" mà tránh khi phân chia tài sản thừa kế cho con cái. Như gia đình nhà tôi là ví dụ nhãn tiền đây cho mọi người nhìn rõ sai lầm của cha mẹ. Tôi không phải là người gây nên hậu quả này, tôi cũng không giống như hai người anh em trai, nhưng kiểu gì tôi cũng sẽ bị liên lụy khi toàn bộ gia đình, cha mẹ, anh em tương tàn, vô sản, kéo theo tôi ngả nghiêng.
Theo tôi, cha mẹ nếu yêu thương con cái và biết nghĩ cho bản thân mình thì nên chuẩn bị kỹ khoản tiền dưỡng già sau này. Khoản này chỉ trích ra để giúp con khi chúng bị tai nạn, ốm đau, bệnh nặng bất ngờ, chứ không phải rút ra để cho con cái đầu tư làm ăn, hay vì thấy nghèo khó mà cho. Ngược lại, con cái có hiếu cũng không nên xin xỏ, mượn tiền dưỡng già của cha mẹ.
Tôi thấy rất nhiều người già rất sai lầm, cứ có ít tài sản lúc cuối đời là vội vàng đem chia hết cho con, cứ nghĩ làm vậy là thương con mà không nghĩ tự biến mình thành kẻ ăn nhờ ở đậu con cái. Hoặc có người nghe con cái dỗ ngon ngọt, đưa hết tiền dưỡng già cho một đứa cầm hộ để chúng lo chỗ ăn, chỗ ở, ăn uống chi tiêu cho mình. Cuối cùng họ lại mang cái tiếng là để con cái phải nuôi.
Trong bài viết trước, tác giả Bach Pham Vu chia sẻ quan điểm "sống thảnh thơi vì bố mẹ sớm chia đất thừa kế". Tuy nhiên, có nên để tài sản thừa kế cho con hay không, chia thừa kế sớm hay muộn, theo tôi cũng nên tùy vào hoàn cảnh của từng nhà, xem con cái ngoan hay hư, dại hay khôn, và cả hoàn cảnh của cha mẹ nữa, chứ không có mẫu số chung cho tất cả.
Như bố mẹ tôi mới bán nhà cách đây hai năm. Tiền thu được, bố mẹ đưa cho vợ chồng em út cầm toàn bộ. Sau đó, vợ chồng em chi một nửa số tiền đó để mua một căn chung cư và nói rằng "đó là phần của anh trai, nhưng vợ chồng em đứng tên hộ". Một nửa số tiền còn lại, vợ chồng em giữ luôn, không cho chị gái là tôi đồng nào, cũng không đưa lại cho bố mẹ chút gì để dưỡng già.
Cuối cùng, hai ông bà phải đến nhà riêng của tôi ở nhờ suốt hai năm nay. Mới hôm qua, em út sang nhà tôi, thông báo với bố mẹ rằng "đã phá sản, nhà cửa mất sạch không còn gì". Vậy là ông bà từ người có của, chỉ vì chia hết cho con cái mà giờ rơi vào cảnh trắng tay, không nhà cửa, không tiền bạc.
Tệ hơn cả là hai con trai cũng trở thành vô sản từ đây. Trước đó vài tháng, hai anh em còn đánh nhau giữa đường vì chuyện căn nhà thừa kế của người này nhưng đứng tên người kia. Chẳng biết sau này, anh cả biết em phá sản, mất luôn căn nhà, thì sẽ còn tương tàn ra sao? Tôi cũng không dám hình dung tiếp.
Đây là cái kết của việc chia tài sản sớm cho con cái, sai lầm của bố mẹ tôi. Tôi vẫn chia sẻ trên đây nhằm cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ khi có ý định chia tài sản cho các con. Nên chia như thế nào, sớm hay muộn là tùy vào quyết định của mỗi người. Sớm có cái hay của sớm, muộn có cái hay của muộn, chẳng có gì là tuyệt đối cả. Sớm hay muộn mà sai lầm thì kết quả vẫn cứ tồi tệ như nhau.
Điều quan trọng nhất theo tôi là phải chú ý bốn chữ "trọng nam khinh nữ" mà tránh khi phân chia tài sản thừa kế cho con cái. Như gia đình nhà tôi là ví dụ nhãn tiền đây cho mọi người nhìn rõ sai lầm của cha mẹ. Tôi không phải là người gây nên hậu quả này, tôi cũng không giống như hai người anh em trai, nhưng kiểu gì tôi cũng sẽ bị liên lụy khi toàn bộ gia đình, cha mẹ, anh em tương tàn, vô sản, kéo theo tôi ngả nghiêng.
Theo tôi, cha mẹ nếu yêu thương con cái và biết nghĩ cho bản thân mình thì nên chuẩn bị kỹ khoản tiền dưỡng già sau này. Khoản này chỉ trích ra để giúp con khi chúng bị tai nạn, ốm đau, bệnh nặng bất ngờ, chứ không phải rút ra để cho con cái đầu tư làm ăn, hay vì thấy nghèo khó mà cho. Ngược lại, con cái có hiếu cũng không nên xin xỏ, mượn tiền dưỡng già của cha mẹ.
Tôi thấy rất nhiều người già rất sai lầm, cứ có ít tài sản lúc cuối đời là vội vàng đem chia hết cho con, cứ nghĩ làm vậy là thương con mà không nghĩ tự biến mình thành kẻ ăn nhờ ở đậu con cái. Hoặc có người nghe con cái dỗ ngon ngọt, đưa hết tiền dưỡng già cho một đứa cầm hộ để chúng lo chỗ ăn, chỗ ở, ăn uống chi tiêu cho mình. Cuối cùng họ lại mang cái tiếng là để con cái phải nuôi.