Từ Minh Quân
Well-known member
Danh sách 26 cửa hàng ứng dụng đã đăng ký tại Trung Quốc có Xiaomi, Oppo, Vivo, Huawei và cả Samsung, nhưng không có App Store của Apple.
Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ngày 28/9 công bố danh sách các nền tảng phân phối ứng dụng đăng ký hợp lệ trên website, gồm thông tin chi tiết kinh doanh. Tuy nhiên, Apple không có tên dù là thương hiệu điện thoại lớn thứ tư tại nước này.
Biểu tượng cửa hàng App Store hiển thị trên iPhone. Ảnh: TechBit
Quy định đăng ký cửa hàng ứng dụng được CAC đưa ra từ tháng 8/2022, trong đó yêu cầu các nền tảng phân phối ứng dụng gửi một số thông tin nhất định cho cơ quan có thẩm quyền. Các kho ứng dụng có nhiệm vụ kiểm soát ứng dụng bên trong và phải từ chối tải lên những phần mềm "chứa thông tin bất hợp pháp hoặc nội dung xấu". Ngoài ra, các công ty có cửa hàng ứng dụng cũng "phải hợp tác và hỗ trợ giám sát, kiểm tra" khi được CAC hoặc các cơ quan quản lý khác yêu cầu.
Hồi tháng 8, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp không đăng ký cửa hàng ứng dụng của mình từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau sẽ bị phạt. Tuy nhiên, Bộ này chưa đưa ra mức phạt cụ thể.
Việc yêu cầu nhà cung cấp ứng dụng phải gửi thông tin chi tiết về doanh nghiệp và mô hình kinh doanh khiến một số nhà phát triển độc lập lo ngại. Theo Li An, người điều hành một studio ở Bắc Kinh, cho biết quá trình nộp đơn mất 20 ngày - thời gian quá ngắn để có thể đáp ứng các yêu cầu của chính phủ. Người này cũng cho rằng động thái trên sẽ cản trở sự đổi mới trong nước và cản trở khả năng tiếp cận phần mềm nước ngoài.
Những năm qua, Bắc Kinh đã có các động thái thắt chặt quy định trên Internet, trong đó tìm cách hạn chế nhiều loại nội dung, từ giáo dục trực tuyến đến trò chơi điện tử. Số lượng ứng dụng từ đó cũng giảm mạnh. Tính đến cuối năm ngoái, có 2,6 triệu ứng dụng hoạt động ở Trung Quốc, giảm 25% so với mức 3,5 triệu vào năm 2020.
Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ngày 28/9 công bố danh sách các nền tảng phân phối ứng dụng đăng ký hợp lệ trên website, gồm thông tin chi tiết kinh doanh. Tuy nhiên, Apple không có tên dù là thương hiệu điện thoại lớn thứ tư tại nước này.
Biểu tượng cửa hàng App Store hiển thị trên iPhone. Ảnh: TechBit
Quy định đăng ký cửa hàng ứng dụng được CAC đưa ra từ tháng 8/2022, trong đó yêu cầu các nền tảng phân phối ứng dụng gửi một số thông tin nhất định cho cơ quan có thẩm quyền. Các kho ứng dụng có nhiệm vụ kiểm soát ứng dụng bên trong và phải từ chối tải lên những phần mềm "chứa thông tin bất hợp pháp hoặc nội dung xấu". Ngoài ra, các công ty có cửa hàng ứng dụng cũng "phải hợp tác và hỗ trợ giám sát, kiểm tra" khi được CAC hoặc các cơ quan quản lý khác yêu cầu.
Hồi tháng 8, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp không đăng ký cửa hàng ứng dụng của mình từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau sẽ bị phạt. Tuy nhiên, Bộ này chưa đưa ra mức phạt cụ thể.
Việc yêu cầu nhà cung cấp ứng dụng phải gửi thông tin chi tiết về doanh nghiệp và mô hình kinh doanh khiến một số nhà phát triển độc lập lo ngại. Theo Li An, người điều hành một studio ở Bắc Kinh, cho biết quá trình nộp đơn mất 20 ngày - thời gian quá ngắn để có thể đáp ứng các yêu cầu của chính phủ. Người này cũng cho rằng động thái trên sẽ cản trở sự đổi mới trong nước và cản trở khả năng tiếp cận phần mềm nước ngoài.
Những năm qua, Bắc Kinh đã có các động thái thắt chặt quy định trên Internet, trong đó tìm cách hạn chế nhiều loại nội dung, từ giáo dục trực tuyến đến trò chơi điện tử. Số lượng ứng dụng từ đó cũng giảm mạnh. Tính đến cuối năm ngoái, có 2,6 triệu ứng dụng hoạt động ở Trung Quốc, giảm 25% so với mức 3,5 triệu vào năm 2020.