Nguyệt Phan
Well-known member
Màn hình MicroLED của Apple cần nhiều thời gian phát triển hơn dự kiến nên hãng buộc phải tăng cường hợp tác với Samsung.
Theo The Information, Apple đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ màn hình MicroLED trong gần một thập kỷ với mục tiêu giảm phụ thuộc vào đối tác Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc phát triển mất nhiều thời gian, nên hãng vẫn phải duy trì mối quan hệ cho đến khi công nghệ màn hình mới sẵn sàng.
Mối quan hệ giữa Apple và Samsung có nhiều rạn nứt nhưng vẫn được duy trì. Ảnh: The Information
Dù hợp tác với Samsung trong việc cung cấp các linh kiện chính cho iPhone, Apple từng kiện hãng Hàn Quốc ăn cắp một số tính năng trên smartphone của mình. Hai công ty đã giải quyết xong tranh chấp pháp lý cách đây 5 năm và Apple cũng tìm được các đối tác linh kiện khác như chip nhớ, hay tự thiết kế bộ vi xử lý riêng. Tuy nhiên, với một trong nhưng thành phần quan trọng nhất là màn hình, Samsung vẫn là nhà cung cấp số một.
Apple từng dự định trang bị màn hình MicroLED cho iPhone X năm 2017, nhưng chi phí sản xuất và khả năng bị lỗi cao nên hãng phải chuyển sang OLED của Samsung. Dù vậy, họ vẫn không từ bỏ việc phát triển MicroLED và được cho là sẽ trang bị trên Apple Watch vào năm sau. Các tấm nền công nghệ mới sẽ do LG và Sharp đảm nhiệm. Tuy nhiên, các nhân viên Apple lo ngại hình thế hệ tiếp theo của hãng chưa sẵn sàng cho những thiết bị có kích thước lớn như iPhone và iPad.
Samsung cũng được cho là không tin tưởng Apple do hãng công nghệ Mỹ đang tìm kiếm giải pháp màn hình thay thế. Họ thậm chí cấm các chuyên gia của Apple vào nhà máy của mình. Trong một sự cố năm 2017, các kỹ sư Apple bay từ Mỹ đến Hàn Quốc để trao đổi với Samsung Display, nhưng được thông báo họ không được vào trong trụ sở để làm việc với lý do bảo vệ tài sản trí tuệ là các công nghệ về màn hình OLED. Do đo, Apple phải họp với đối tác Samsung tại phòng khách sạn.
Mối quan hệ "bằng mặt nhưng không bằng lòng" của Apple và Samsung đã kéo dài nhiều năm. Lần gần nhất là khi nhà cung cấp Hàn Quốc từ chối yêu cầu của Apple về việc làm sạch màn hình iPhone 14 Pro do có những mảnh vụn và cặn sinh ra từ quá trình đục lỗ Dynamic Island. Điều này khiến Apple buộc phải tăng cường kiểm tra chất lượng màn hình trong quá trình sản xuất để có thể phát hiện ra lỗi hoặc sự cố. Theo các chuyên gia, do không có nhiều lựa chọn thay thế, Apple vẫn phải tiếp tục mối quan hệ hợp tác "không hạnh phúc" với Samsung.
Theo The Information, Apple đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ màn hình MicroLED trong gần một thập kỷ với mục tiêu giảm phụ thuộc vào đối tác Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc phát triển mất nhiều thời gian, nên hãng vẫn phải duy trì mối quan hệ cho đến khi công nghệ màn hình mới sẵn sàng.
Mối quan hệ giữa Apple và Samsung có nhiều rạn nứt nhưng vẫn được duy trì. Ảnh: The Information
Dù hợp tác với Samsung trong việc cung cấp các linh kiện chính cho iPhone, Apple từng kiện hãng Hàn Quốc ăn cắp một số tính năng trên smartphone của mình. Hai công ty đã giải quyết xong tranh chấp pháp lý cách đây 5 năm và Apple cũng tìm được các đối tác linh kiện khác như chip nhớ, hay tự thiết kế bộ vi xử lý riêng. Tuy nhiên, với một trong nhưng thành phần quan trọng nhất là màn hình, Samsung vẫn là nhà cung cấp số một.
Apple từng dự định trang bị màn hình MicroLED cho iPhone X năm 2017, nhưng chi phí sản xuất và khả năng bị lỗi cao nên hãng phải chuyển sang OLED của Samsung. Dù vậy, họ vẫn không từ bỏ việc phát triển MicroLED và được cho là sẽ trang bị trên Apple Watch vào năm sau. Các tấm nền công nghệ mới sẽ do LG và Sharp đảm nhiệm. Tuy nhiên, các nhân viên Apple lo ngại hình thế hệ tiếp theo của hãng chưa sẵn sàng cho những thiết bị có kích thước lớn như iPhone và iPad.
Samsung cũng được cho là không tin tưởng Apple do hãng công nghệ Mỹ đang tìm kiếm giải pháp màn hình thay thế. Họ thậm chí cấm các chuyên gia của Apple vào nhà máy của mình. Trong một sự cố năm 2017, các kỹ sư Apple bay từ Mỹ đến Hàn Quốc để trao đổi với Samsung Display, nhưng được thông báo họ không được vào trong trụ sở để làm việc với lý do bảo vệ tài sản trí tuệ là các công nghệ về màn hình OLED. Do đo, Apple phải họp với đối tác Samsung tại phòng khách sạn.
Mối quan hệ "bằng mặt nhưng không bằng lòng" của Apple và Samsung đã kéo dài nhiều năm. Lần gần nhất là khi nhà cung cấp Hàn Quốc từ chối yêu cầu của Apple về việc làm sạch màn hình iPhone 14 Pro do có những mảnh vụn và cặn sinh ra từ quá trình đục lỗ Dynamic Island. Điều này khiến Apple buộc phải tăng cường kiểm tra chất lượng màn hình trong quá trình sản xuất để có thể phát hiện ra lỗi hoặc sự cố. Theo các chuyên gia, do không có nhiều lựa chọn thay thế, Apple vẫn phải tiếp tục mối quan hệ hợp tác "không hạnh phúc" với Samsung.