Nguyễn May
Well-known member
Biểu tượng của Apple tại một cửa hàng. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Apple đã giới thiệu các tính năng phần mềm tích hợp trên các thiết bị của họ nhằm hỗ trợ người khiếm thị, khiếm thính, thiếu khả năng nhận thức và vận động, bên cạnh các công cụ dành cho những người gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói.
Những thông tin này được đưa ra ngay trước thềm Ngày nâng cao nhận thức về khả năng tiếp cận toàn cầu (Global Accessibility Awareness Day) lần thứ 12. Ngày này được tổ chức vào thứ Năm tuần thứ ba của tháng Năm với mục tiêu là nâng cao khả năng tiếp cận kỹ thuật số cho mọi đối tượng.
Trong thông báo, Apple cho hay họ đã hợp tác với các nhóm cộng đồng đại diện cho người dùng khuyết tật để phát triển các tính năng trên. Các bản cập nhật cũng được dựa trên những tiến bộ về phần cứng và phần mềm, bao gồm cả máy học (machine learning) trên thiết bị để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.
Dự kiến vào cuối năm nay, người dùng bị khuyết thiếu khả năng nhận thức có thể sử dụng iPhone và iPad một cách dễ dàng và độc lập hơn với tính năng Assistive Access.
Những người không thể giao tiếp bằng lời nói có thể đánh chữ để máy nói thay họ trong các cuộc gọi và cuộc trò chuyện thông qua tính năng Live Speech. Người dùng cũng có thể sử dụng tính năng Personal Voice để tạo giọng nói ảo của họ để kết nối với gia đình và bạn bè.
Theo Apple, đối với người dùng bị mù hoặc có thị lực kém, chế độ Detection Mode trong ứng dụng Magnifier có tính năng Point and Speak, giúp xác định văn bản mà người dùng nhấp vào trên màn hình và đọc to văn bản đó.
Ông Tim Cook, Giám đốc điều hành (CEO) của Apple, bày tỏ niềm vui của công ty khi chia sẻ các tính năng mới giúp mọi người dùng có thể tiếp cận công nghệ mới với cơ hội sáng tạo, giao tiếp và làm những gì họ yêu thích.
Bà Katy Schmid, Giám đốc cấp cao của Sáng kiến Chương trình Quốc gia tại The Arc of the United States - một tổ chức phục vụ những người khuyết tật về trí tuệ và chậm phát triển), cho biết cộng đồng này có khả năng sáng tạo rất lớn nhưng công nghệ thường đặt ra những rào cản về thể chất, thị giác hoặc kiến thức đối với những cá nhân này.
Do đó, những trải nghiệm tiếp cận về mặt nhận thức sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho giáo dục, việc làm, an toàn và quyền tự chủ hơn nữa cho người khuyết tật./.
Apple đã giới thiệu các tính năng phần mềm tích hợp trên các thiết bị của họ nhằm hỗ trợ người khiếm thị, khiếm thính, thiếu khả năng nhận thức và vận động, bên cạnh các công cụ dành cho những người gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói.
Những thông tin này được đưa ra ngay trước thềm Ngày nâng cao nhận thức về khả năng tiếp cận toàn cầu (Global Accessibility Awareness Day) lần thứ 12. Ngày này được tổ chức vào thứ Năm tuần thứ ba của tháng Năm với mục tiêu là nâng cao khả năng tiếp cận kỹ thuật số cho mọi đối tượng.
Trong thông báo, Apple cho hay họ đã hợp tác với các nhóm cộng đồng đại diện cho người dùng khuyết tật để phát triển các tính năng trên. Các bản cập nhật cũng được dựa trên những tiến bộ về phần cứng và phần mềm, bao gồm cả máy học (machine learning) trên thiết bị để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng.
Dự kiến vào cuối năm nay, người dùng bị khuyết thiếu khả năng nhận thức có thể sử dụng iPhone và iPad một cách dễ dàng và độc lập hơn với tính năng Assistive Access.
Những người không thể giao tiếp bằng lời nói có thể đánh chữ để máy nói thay họ trong các cuộc gọi và cuộc trò chuyện thông qua tính năng Live Speech. Người dùng cũng có thể sử dụng tính năng Personal Voice để tạo giọng nói ảo của họ để kết nối với gia đình và bạn bè.
Theo Apple, đối với người dùng bị mù hoặc có thị lực kém, chế độ Detection Mode trong ứng dụng Magnifier có tính năng Point and Speak, giúp xác định văn bản mà người dùng nhấp vào trên màn hình và đọc to văn bản đó.
Ông Tim Cook, Giám đốc điều hành (CEO) của Apple, bày tỏ niềm vui của công ty khi chia sẻ các tính năng mới giúp mọi người dùng có thể tiếp cận công nghệ mới với cơ hội sáng tạo, giao tiếp và làm những gì họ yêu thích.
Bà Katy Schmid, Giám đốc cấp cao của Sáng kiến Chương trình Quốc gia tại The Arc of the United States - một tổ chức phục vụ những người khuyết tật về trí tuệ và chậm phát triển), cho biết cộng đồng này có khả năng sáng tạo rất lớn nhưng công nghệ thường đặt ra những rào cản về thể chất, thị giác hoặc kiến thức đối với những cá nhân này.
Do đó, những trải nghiệm tiếp cận về mặt nhận thức sẽ mở ra nhiều cánh cửa cho giáo dục, việc làm, an toàn và quyền tự chủ hơn nữa cho người khuyết tật./.