Bui Kieu My
Bùi Kiều My
1Bà bầu ăn khoai mì được không?
Bà bầu ăn khoai mì được không?
Khoai mì hay còn được gọi là củ sắn là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhiều người thắc mắc rằng phụ nữ có thai có ăn được khoai mì hay không? Theo các chuyên gia và bác sĩ thì bà bầu không nên ăn khoai mì sống, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Lý do được đưa ra là trong khoai mì có chứa chất glycoside xyanua, đây là chất có thể gây ngộ độc không chỉ cho bà bầu mà bất cứ ai cũng có thể bị. Chất này có thể khiến bạn bị tê liệt, suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh, tổn thương nội tạng hoặc thậm chí tử vong. Nếu muốn ăn khoai mì một cách an toàn nhất thì bạn chỉ nên dùng khi khoai mì đã được chế biến chín kỹ hoàn toàn.
Để loại bỏ lượng xyanua trong khoai mì, bạn cần ngâm khoai mì trong nước và nấu chín khoai trước khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp khoai mì cùng với các thực phẩm chứa nhiều protein vì protein có thể giúp đào thải chất độc từ khoai mì ra khỏi cơ thể.
2Bà bầu ăn khoai mì có tốt không?
Bà bầu ăn khoai mì có tốt không?
Bà bầu nếu ăn khoai mì được nấu chín và chế biến một cách kỹ càng thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như sau:
Những lưu ý khi bà bầu ăn khoai mì
Trong thai kỳ, nếu bà bầu muốn ăn khoai mì thì hãy lưu ý những điều sau đây nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và thai nhi nhé:
Khoai mì hay còn được gọi là củ sắn là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhiều người thắc mắc rằng phụ nữ có thai có ăn được khoai mì hay không? Theo các chuyên gia và bác sĩ thì bà bầu không nên ăn khoai mì sống, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Lý do được đưa ra là trong khoai mì có chứa chất glycoside xyanua, đây là chất có thể gây ngộ độc không chỉ cho bà bầu mà bất cứ ai cũng có thể bị. Chất này có thể khiến bạn bị tê liệt, suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh, tổn thương nội tạng hoặc thậm chí tử vong. Nếu muốn ăn khoai mì một cách an toàn nhất thì bạn chỉ nên dùng khi khoai mì đã được chế biến chín kỹ hoàn toàn.
Để loại bỏ lượng xyanua trong khoai mì, bạn cần ngâm khoai mì trong nước và nấu chín khoai trước khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp khoai mì cùng với các thực phẩm chứa nhiều protein vì protein có thể giúp đào thải chất độc từ khoai mì ra khỏi cơ thể.
2Bà bầu ăn khoai mì có tốt không?
Bà bầu nếu ăn khoai mì được nấu chín và chế biến một cách kỹ càng thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như sau:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Trong khoai mì có chứa carbohydrate có thể nuôi dưỡng lợi khuẩn phát triển, từ đó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Cải thiện béo phì và tiểu đường: Tinh bột carbohydrate có trong khoai mì giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời tạo cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Điều này sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường đồng thời giúp giảm cân hiệu quả.
- Tăng cường miễn dịch: Trong khoai mì có chứa lượng vitamin C cần thiết giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Kích thích sản xuất collagen: Hàm lượng vitamin C có trong khoai mì cũng giúp bảo vệ da và chống lại các tổn thương trên da. Ngoài ra, ăn khoai mì còn giúp kích thích sản xuất collagen trong cơ thể.
Trong thai kỳ, nếu bà bầu muốn ăn khoai mì thì hãy lưu ý những điều sau đây nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và thai nhi nhé:
- Nên ăn khoai mì với hàm lượng vừa phải: Ăn khoai mì với hàm lượng vừa phải sẽ giúp bạn tránh bị ngộ độc và không bị thừa cân. Mỗi lần bạn chỉ nên ăn từ 70 - 110g khoai mì thôi nhé!
- Nên luộc chín khoai mì khi ăn: Trước khi ăn khoai mì bạn nên ngâm khoai trong nước từ 1 - 2 ngày để làm giảm lượng độc tố có trong khoai mì. Ngoài ra, khi ăn thì bạn cần luộc chín kỹ khoai để loại bỏ hoàn toàn lượng độc tố.
- Nên chọn mua khoai mì còn tươi: Khi lựa chọn khoai mì, bạn nên lựa chọn những củ còn tươi và vừa được thu hoạch. Khoai mì để càng lâu thì lượng độc tố tích tụ sẽ càng nhiều, khi ăn sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể.
- Nên ăn kèm khoai mì với các thực phẩm giàu protein khác: Khi ăn khoai mì bạn nên ăn kèm với các thực phẩm giàu protein khác vì hàm lượng protein có khả năng đào thải chất độc có trong khoai mì ra khỏi cơ thể.
- Gọt bỏ vỏ và hai đầu của khoai mì khi chế biến: Trước khi chế biến và ăn khoai mì thì bạn cần gọt sạch vỏ đồng thời cắt bỏ hai đầu của khoai nhằm loại bỏ độc tố.