Quang Minh
Well-known member
Toyota, Mazda và Subaru đã tuyên bố cùng nhau phát triển các mẫu động cơ đốt trong nhỏ gọn và hiệu suất cao, nhằm giảm chi phí sản xuất.
Toyota, Mazda và Subaru cho biết việc hợp tác nhằm tăng tốc độ phát triển và giảm chi phí sản xuất. Thay vì chế tạo một động cơ chung được cả ba công ty sử dụng, bộ ba sẽ làm việc trên những "động cơ đặc trưng" đại diện cho thương hiệu.
Cụ thể, Toyota phát triển động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng, Mazda là động cơ quay (rotary), Subaru là động cơ boxer. Điểm chung là các động cơ mới mới tương thích với một số loại nhiên liệu trung hòa carbon, là hydro lỏng, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu tổng hợp.
2 động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng đang trong quá trình hoàn thiện của Toyota. Ảnh: Motor1
Mazda đã mang đến động cơ rotor đơn và rotor kép dành cho xe điện. Động cơ quay của Mazda đóng vai trò như máy phát điện để sạc cho pin, và không có bất kỳ kết nối cơ học nào với bánh xe.
Toyota trưng bày 2 động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm một động cơ 1,5 lít và một động cơ 2 lít. Toyota cho biết cả hai động cơ đều có "công suất cao và hiệu suất nhiệt cao".
Đối với Subaru, hãng giới thiệu hệ truyền động hybrid thế hệ tiếp theo, đặt bên trong xe Crosstrek phiên bản prototype. Hiện Crosstrek bán tại Mỹ không có tùy chọn hybrid, ở các thị trường khác, phiên bản hybrid của Crosstrek bao gồm động cơ boxer 2 lít, kết hợp động cơ điện 12,3 kW, cùng một bộ pin lithium-ion nhỏ.
Toyota, Mazda và Subaru nói rõ rằng họ sẽ vẫn là đối thủ của nhau, mặc dù cùng nhau hợp tác để phát triển hệ thống truyền động có lợi về mặt chi phí hơn. Vì những động cơ mới có kích thước nhỏ, do đó những mẫu xe trong tương lai sẽ có phần mui thấp hơn, cải thiện tính khí động học, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa. Đồng thời, những thay đổi này giúp các nhà thiết kế xe sáng tạo ra những mẫu xe một cách tự do hơn, không bị giới hạn bởi kích thước của động cơ.
Một mục tiêu chung khác của ba thương hiệu là tích hợp môtơ, pin và các hệ động điện khác vào các động cơ đốt trong thế hệ tiếp theo này, nhằm cải thiện hiệu suất cũng như động tiêu hao nhiên liệu.
Toyota, Mazda và Subaru cho biết việc hợp tác nhằm tăng tốc độ phát triển và giảm chi phí sản xuất. Thay vì chế tạo một động cơ chung được cả ba công ty sử dụng, bộ ba sẽ làm việc trên những "động cơ đặc trưng" đại diện cho thương hiệu.
Cụ thể, Toyota phát triển động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng, Mazda là động cơ quay (rotary), Subaru là động cơ boxer. Điểm chung là các động cơ mới mới tương thích với một số loại nhiên liệu trung hòa carbon, là hydro lỏng, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu tổng hợp.
2 động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng đang trong quá trình hoàn thiện của Toyota. Ảnh: Motor1
Mazda đã mang đến động cơ rotor đơn và rotor kép dành cho xe điện. Động cơ quay của Mazda đóng vai trò như máy phát điện để sạc cho pin, và không có bất kỳ kết nối cơ học nào với bánh xe.
Toyota trưng bày 2 động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm một động cơ 1,5 lít và một động cơ 2 lít. Toyota cho biết cả hai động cơ đều có "công suất cao và hiệu suất nhiệt cao".
Đối với Subaru, hãng giới thiệu hệ truyền động hybrid thế hệ tiếp theo, đặt bên trong xe Crosstrek phiên bản prototype. Hiện Crosstrek bán tại Mỹ không có tùy chọn hybrid, ở các thị trường khác, phiên bản hybrid của Crosstrek bao gồm động cơ boxer 2 lít, kết hợp động cơ điện 12,3 kW, cùng một bộ pin lithium-ion nhỏ.
Toyota, Mazda và Subaru nói rõ rằng họ sẽ vẫn là đối thủ của nhau, mặc dù cùng nhau hợp tác để phát triển hệ thống truyền động có lợi về mặt chi phí hơn. Vì những động cơ mới có kích thước nhỏ, do đó những mẫu xe trong tương lai sẽ có phần mui thấp hơn, cải thiện tính khí động học, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn nữa. Đồng thời, những thay đổi này giúp các nhà thiết kế xe sáng tạo ra những mẫu xe một cách tự do hơn, không bị giới hạn bởi kích thước của động cơ.
Một mục tiêu chung khác của ba thương hiệu là tích hợp môtơ, pin và các hệ động điện khác vào các động cơ đốt trong thế hệ tiếp theo này, nhằm cải thiện hiệu suất cũng như động tiêu hao nhiên liệu.