Ba món nổi tiếng châu Á được UNESCO công nhận di sản

tran hương

Well-known member
Nước tương Hàn Quốc, tomyum Thái Lan, rượu sake Nhật Bản được UNESCO thêm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhờ tính lịch sử và kết nối cộng đồng.

Quyết định công nhận di sản với ba món được UNESCO công bố tại phiên họp lần thứ 19 ở Asuncion, Paraguay, từ ngày 2 đến 7/12.

Jang - nước tương lên men của Hàn Quốc được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể UNESCO đánh giá là một phần quan trọng trong di sản ẩm thực Hàn Quốc. Loại gia vị từ đậu nành lên men được thừa nhận giá trị lịch sử và tính kết nối cộng đồng.

Văn hóa làm tương được UNESCO công nhận bao gồm kiến thức, niềm tin, kỹ năng cần thiết để làm và bảo quản món ăn. Ảnh: The Korea Herald
Văn hóa làm tương được UNESCO công nhận bao gồm kiến thức, niềm tin, kỹ năng cần thiết để làm và bảo quản món ăn. Ảnh: The Korea Herald


Văn hóa làm tương được UNESCO công nhận bao gồm kiến thức, niềm tin, kỹ năng cần thiết để làm và bảo quản món ăn. Ảnh: The Korea Herald

Quyết định công nhận di sản với tương nhằm tôn vinh nghề làm tương lên men, từ quy trình sản xuất đến tạo ra thành phẩm. Mỗi gia đình Hàn Quốc đều gìn giữ bí quyết làm tương khác nhau. Các loại tương lên men từ đậu nành có thể kể đến sốt tương đậu nành (doenjang), nước tương (ganjang) và tương ớt (gochujang).

Điểm khác biệt giữa tương Hàn Quốc với các sản phẩm đậu nành lên men tương tự ở châu Á là phương pháp chế biến. Từ cùng một khối đậu nành lên men (meju) người Hàn có thể làm ra cả tương đậu nành và nước tương. Ngoài ra, họ cũng dùng nước tương từ các năm trước gây men trong quá trình làm tương mới.

Nghề ủ tương đậu nành ở Hàn Quốc có từ thời Tam Quốc (57 TCN-668 SCN). Trong triều đại Joseon (1391-1910), tập tục này được coi trọng đến mức các kho chứa của triều đình chỉ dành riêng để lưu trữ tương đậu và được các cung nữ quản lý.

Hàn Quốc trở thành nước có 23 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại bao gồm các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, biểu diễn nhạc cụ gõ Pansori và điệu nhảy vòng tròn Ganggangsullae 5.000 năm.

Tomyum của Thái Lan được UNESCO công nhận di sản và đánh giá đây là món súp đơn giản nhưng phổ biến.

Món tomyum có các gia vị đặc trưng gồm lá chanh, gừng hoặc riềng, sả. Ảnh: Aroma Asian
Món tomyum có các gia vị đặc trưng gồm lá chanh, gừng hoặc riềng, sả. Ảnh: Aroma Asian

Món tomyum có các gia vị đặc trưng gồm lá chanh, gừng hoặc riềng, sả. Ảnh: Aroma Asian

Thành phần chính của món gồm tôm, nấm nấu cùng nước cốt dừa và các loại gia vị như riềng, sả, lá chanh. Vị chua, cay nồng, béo của tomyum được nhận xét phù hợp để thưởng thức ngày mưa hoặc khi thời tiết nhiệt đới ở Thái Lan chuyển mát.

Từ món ăn truyền thống, tomyum được phát triển thành nhiều sản phẩm thương mại như đồ ăn nhẹ, mì ăn liền, sốt tomtum và bột gia vị, giúp nấu ăn tại nhà thêm tiện lợi.


Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đánh giá tomyum là món ăn lành mạnh qua nhiều thế hệ. Sự khéo léo trong kết hợp các nguyên liệu để tạo ra món ăn này phản ánh thói quen và văn hóa ẩm thực của các cộng đồng ven sông ở miền Trung Thái Lan. Do đó, công nhận di sản văn hóa phi vật thể với tomyum là động lực cho sự phát triển bền vững.

"Tom Yum là minh chứng cho di sản văn hóa tạo nên sức mạnh mềm của Thái Lan", Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết.

Thái Lan đã có bốn di sản văn hóa được ghi danh, bao gồm lễ hội Songkran, điệu múa Nora, kịch múa mặt nạ Khon và massage Thái.

Rượu sake Nhật Bản cũng nằm trong danh sách di sản mới được công bố. Nấu rượu sake truyền thống là một kỹ thuật cổ xưa, trong đó gạo, nấm koji và các thành phần khác được lên men đồng thời trong cùng thùng chứa. Quy trình nấu đòi hỏi kỹ năng cao và sự khéo léo, được truyền qua nhiều thế hệ nhằm đảm bảo chất lượng và giữ gìn tinh hoa của phương pháp ủ men.

Uỷ ban của UNESCO đánh giá nấu rượu sake là hoạt động không thể thiếu trong các nghi lễ, đám cưới và sự kiện truyền thống của Nhật Bản, góp phần tạo nên sự thống nhất của cộng đồng địa phương.

Quyết định công nhận đánh dấu di sản thứ 23 của Nhật Bản trong danh sách UNESCO, cùng với các nghệ thuật biểu diễn như Noh, Kabuki và ẩm thực Washoku. Thủ tướng Shigeru Ishiba khẳng định nấu rượu sake là kỹ thuật người Nhật Bản có thể "tự hào với thế giới" và cam kết giữ gìn cho thế hệ sau.

Các nhà sản xuất sake tại Nhật xem việc công nhận này là cơ hội để mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của sake. Những chuyến tham quan nhà máy rượu kết hợp trải nghiệm thực tế đang ngày càng thu hút du khách quốc tế, giúp quảng bá sâu rộng di sản này.
 
Bên trên