Bài dài: Tại sao chúng ta quá dễ dàng đánh giá người khác, tác hại và cách phòng tránh

toringuyen0509

Well-known member
Bài dài: Tại sao chúng ta quá dễ dàng đánh giá người khác, tác hại và cách phòng tránh


“Rõ ràng để đánh giá được bản thân đã là một điều không hề dễ dàng rồi vậy mà sao đôi khi chúng ta dễ dàng đánh giá một người khác quá, nhất là qua vẻ bề ngoài hay những gì họ thể hiện ra ngoài“. Đây là một câu mình từng viết trong bài

Chắc hẳn không ít lần bạn đã từng bị đánh giá và cũng không ít lần bạn đánh giá những người khác. Vậy tại sao? Tại sao chúng ta lại hay dễ dàng đánh giá người khác? Câu hỏi này nó cứ luẩn quẩn mãi trong tâm trí mình. Vì vậy trong bài viết này mình sẽ đi tìm câu trả lời.

Vì biết anh em Tinh Tế ngại đọc nên mình sẽ cắt bớt những phần râu ria, còn bài viết full mình có đăng tải lên của mình. Nhưng đây vẫn là một bài khá dài, nên anh em chịu khó đọc nhé, các định dạng nghe, nhìn, sẽ được cập nhật sớm thôi

Trước khi đi sâu hơn về vấn đề này, mình muốn phân biệt rạch ròi một chút về ý nghĩa của từ đánh giá (assessment) và (judgment) vì phần lớn chúng ta vẫn đang sử dụng từ đánh giá theo cả 2 ý nghĩa assessment và judgment tuỳ vào từng bối cảnh

Đây là một đặc điểm thú vị của tiếng Việt, một từ có nhiều nghĩa và có nhiều từ cùng chỉ một ý nghĩa. Từ judgment chúng ta có thể dịch là đánh giá hay phán xét đều được. Ví dụ như một câu nói quá quen thuộc “Don’t judge the book by its cover” chúng ta vẫn hay dịch là “Đừng đánh giá quyển sách qua trang bìa”


1.jpg

Phân biệt giữa đánh giá (assessment) và phán xét (judgment)

Trích dẫn trong bài viết của GS. TS. Nguyễn Văn Tuấn

“Chúng ta cần phải phân biệt giữa assessment (đánh giá) và judgment (phán xét). Đánh giá là một phát biểu mang tính mô tả về sự kiện hay sự vật trong tâm thế trung dung và khách quan; Còn phán xét là một phát biểu về ý kiến cá nhân và trong tâm thế chủ quan. Đánh giá có thể xem là một cách tiếp cận khoa học, còn phán xét là dựa trên cảm tính và tự thị” và “Tóm lại, đánh giá có hàm ý tích cực, còn phán xét có hàm ý tiêu cực”

Vài câu văn trên đã đúc kết những gì mình muốn trình bày trong phần này. Hầu hết khi chúng ta đang ‘đánh giá’ một ai đó, thực chất đa phần chúng ta đang phán xét họ vì hầu như những ‘đánh giá’ của chúng ta chỉ có rất ít thông tin đầu vào đến từ chủ thể, còn lại là dựa trên cảm tính, giả định, và tự thị của chính bản thân.

Phán xét thường được dựa trên giả định rằng “ta đúng, người sai” cùng giả định mình biết một chút gì đó về đối tượng, dù thực tế không phải như vậy. Khi đưa ra lời phán xét, người phát biểu đặt mình ở vị trí cao hơn và thường có thái độ trịch thượng, không có sự thông cảm mà chỉ là một sự chỉ trích và chê bai. Người phán xét tự cho rằng mình có tài, còn đối tượng là bất tài, hay nói chung là “mình đúng và đối tượng sai”.

Trong bài viết này, mình sẽ dùng cả 2 từ đánh giá và phán xét. Tuy nhiên, mình sẽ dùng từ ‘đánh giá’ nhiều hơn vì nghe đỡ nặng nề hơn, nhưng ý nghĩa của từ ‘đánh giá’ mình dùng trong bài các bạn hãy hiểu theo nghĩa của từ phán xét (judgment)
 
Bên trên