Bài kiểm tra chức năng tuần hoàn có tốt hay không chỉ trong 5 giây

TRỊNH THỊ THANH THẢO

Well-known member
Hệ tuần hoàn bên trong cơ thể giúp cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ quan của chúng ta. Vì vậy, khi hệ tuần hoàn bị tắc nghẽn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy làm cách nào để kiểm tra xem hệ tuần hoàn có đang tốt hay không? Cùng tìm hiểu với Bách hóa XANH nhé.
1Cách thực hiện bài kiểm tra chức năng tuần hoàn chỉ trong 5 giây
Theo bác sĩ Amir Khan, một bác sĩ gia đình công tác tại Anh, cho biết cơ thể chúng ta là một thể thống nhất, mọi cơ quan trong cơ thể đều kết nối và hoạt động cùng nhau. Trong đó, đôi bàn chân được xem là ngôi nhà của các mạch máu và có thể giúp bạn biết nhiều hơn về vấn đề sức khỏe.
Bác sĩ còn cho biết thêm, những ngón chân lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo đến hệ tuần hoàn của bạn, dẫn đến một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng kiểm tra được tình hình sức khỏe của mình bằng cách ấn vào các ngón chân và giữ khoảng 5 giây rồi thả ra, nếu chúng có màu sắc bình thường thì hệ tuần hoàn của bạn hoàn toàn ổn.
Còn nếu như có bất kỳ sự chuyển màu nào trên ngón chân, điều đó chứng tỏ sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Kiểm tra ngón chân để xem chức năng hệ tuần hoàn
Kiểm tra ngón chân để xem chức năng hệ tuần hoàn
2Cách tăng cường chức năng tuần hoàn máu
Ngoài ra, để tăng cường chức năng tuần hoàn máu bên trong cơ thể giúp nâng cao sức khỏe, có một số cách sau mà bạn có thể tham khảo, như:
  • Thường xuyên đi bộ: Theo bác sĩ Misty Humphries, PGS phẫu thuật mạch máu ở California ở Mỹ, việc đi bộ rất có ích cho các mạch máu, giúp chúng giãn ra và lưu thông máu huyết dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần đi bộ khoảng 30 phút/lần và thực hiện 3 lần/tuần là cơ thể đã được cải thiện
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Bạn nên cố gắng để cơ thể nghỉ ngơi từ khoảng 15-20 phút trong giờ nghỉ giải lao và đi bộ qua lại, điều đó sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Ăn nhiều trái cây và rau: Bên cạnh vận động thì thực phẩm cũng là những thứ cần thiết cho việc cải thiện hệ tuần hoàn. Rau và trái cây sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thúc đẩy khả năng tuần hoàn của máu.
Thường xuyên đi bộ
  • Uống đủ nước: Lượng nước có trong máu chiếm đến hơn một nửa, chúng giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Nếu nước trong cơ thể không đủ, máu sẽ đặc lại và cản trở khả năng của hệ tuần hoàn. Cách kiểm tra lượng nước trong cơ thể là nhờ vào màu sắc của nước tiểu, nếu chúng trong hoặc vàng nhạt nghĩa là nước đủ, nếu chúng có màu vàng đậm thì chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Bỏ thuốc lá: Khi hút thuốc lá, cơ thể sẽ tích tụ những mảng bám trong động mạch và gây ra các triệu chứng như đau chân, hoại thư và bệnh PAD (động mạch ngoại vi), nguy hiểm cho cơ thể.
  • Quản lý huyết áp: Khi huyết áp quá cao, tim sẽ đập nhanh hơn khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn nên chăm tập thể dục, hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể để giữ cho huyết áp luôn được ổn định.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu cũng gây ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu. Nếu chúng quá cao, có thể làm tổn thương niêm mạc và gây ra sự rối loạn. Bạn nên kiểm soát lượng đường trong cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, protein nạc,...tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều rau củ và trái cây
  • Nâng cao chân: Tiến sĩ Patel cho biết, việc nâng cao chân sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông máu huyết, tránh cho máu bị cản lại ở cẳng chân. Để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện lúc đang xem TV hoặc đang ngủ trưa.
  • Uống trà xanh: Trong trà xanh có chứa hợp chất catechin, có khả năng cải thiện chức năng của mạch máu. Bên cạnh đó, nó còn giúp chống oxy hóa, giảm sự tích tụ các mảng bám và và để máu lưu thông tốt hơn.
  • Cân nhắc tiền sử gia đình: Theo tiến sĩ Varghese, các yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch máu. Nếu tiền sử gia đình của bạn mắc bệnh thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để sớm phòng trừ.
Sử dụng trà xanh
 
Bên trên