Bắn 36 pháo hỏa thuật mừng hoàn thành trùng tu Hải Vân Quan

tran hương

Well-known member
Bắn 36 pháo hỏa thuật mừng hoàn thành trùng tu Hải Vân Quan
36 phát pháo hoa đặt trong mô hình súng thần công, bắn từ thành Hải Vân Quan về phía biển để mừng công trình hoàn tất trùng tu.

Sáng 21/12, UBND TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan.

Bắn hoả thuật trên Hải Vân Quan, sáng 21/12. Ảnh: Nguyễn Đông
Bắn hoả thuật trên Hải Vân Quan, sáng 21/12. Ảnh: Nguyễn Đông

Bắn hoả thuật trên Hải Vân Quan, sáng 21/12. Ảnh: Nguyễn Đông

36 quả pháo hoa (hỏa thuật) đã được bắn lên từ 4 khẩu thần công, mỗi khẩu bắn 9 phát, đặt ở tường thành hai bên cổng chính Hải Vân Quan để chào mừng sự kiện này, trong tiếng vỗ tay của những người chứng kiến.

Các ống phóng chứa pháo được đặt trong nòng súng thần công sơn màu đồng, chất liệu bằng sợi thủy tinh. Mỗi súng thần công có hai người đóng binh lính thời nhà Nguyễn túc trực.

Bắn 36 pháo hoả thuật mừng hoàn thành trùng tu Hải Vân Quan



Mỗi súng thần công bắn 9 phát hoả thuật mừng hoàn thành trùng tu Hải Vân Quan. Video: Nguyễn Đông
Khi nghe hiệu lệnh từ người chỉ huy, một binh lính dùng tay ghì chặt súng thần công, người còn lại dùng gậy gỗ đặt vào lỗ điểm hỏa để kích nổ, tái hiện lại cảnh khai hỏa ở đồn lũy quân sự trấn thủ trên đỉnh đèo Hải Vân hàng trăm năm trước.

Hải Vân Quan được phục hồi theo nguyên trạng dưới thời nhà Nguyễn, hoàn thành sau ba năm thi công, tổng vốn đầu tư hơn 42 tỷ đồng. Từ đầu tháng 8 đến nay, di tích Hải Vân quan đã mở cửa cho khách tham quan miễn phí.

Lãnh đạo hai địa phương đánh giá dự án trùng tu Hải Vân Quan là "cái bắt tay lịch sử" để cùng làm sống lại di tích sau thời gian dài để hoang phế ở vùng giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng.

"Di tích quốc gia Hải Vân Quan là tài sản chung vô giá, là biểu tượng của quan hệ đoàn kết, hợp tác tốt đẹp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng", bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nói.

Tái hiện cảnh quan, quân triều Nguyễn canh gác trên Hải Vân Quan. Ảnh: Nguyễn Đông
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 448.203px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Tái hiện cảnh quan, quân triều Nguyễn canh gác trên Hải Vân Quan. Ảnh: Nguyễn Đông

Tái hiện cảnh quan, quân triều Nguyễn canh gác trên Hải Vân Quan. Ảnh: Nguyễn Đông

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết Hải Vân Quan là tài nguyên du lịch độc đáo, có tiềm năng liên kết vùng và có thể trở thành "mỏ vàng" nếu được quản lý và khai thác một cách khoa học, hiệu quả.

Trong đợt trùng tu này, dự án tập trung vào việc phục hồi toàn diện các công trình kiến trúc, nhằm tái hiện vẻ đẹp và giá trị lịch sử của di tích. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang là đơn vị quản lý, khai thác di tích Hải Vân Quan.

Phía tỉnh Thừa Thiên Huế đã thí điểm nền tảng check in và ghi nhận sự hiện diện của khách du lịch tại di tích quốc gia Hải Vân Quan, triển khai ứng dụng công nghệ (3D), phủ sóng wifi miễn phí.

Hải Vân Quan sau 3 năm trùng tu. Ảnh: Nguyễn Đông
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hải Vân Quan sau 3 năm trùng tu. Ảnh: Nguyễn Đông

Hải Vân Quan sau 3 năm trùng tu. Ảnh: Nguyễn Đông

Hải Vân Quan được xây dựng ở độ cao 490 m so với mực nước biển, vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), được ca ngợi là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và là cửa ngõ trên con đường thiên lý Bắc Nam để kiểm soát tàu bè ra vào vịnh Đà Nẵng.

Đây cũng là cụm phòng thủ quân sự quan trọng với hệ thống thành lũy, pháo đài thần công, được mệnh danh là "yết hầu" của kinh đô Huế. Giữa cổng chính dòng chữ Hải Vân Quan khắc bằng Hán tự trên đá. Tường bao quanh được xây bằng đá.

Vị trí của di tích cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90 km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28 km về phía Nam.
 
Bên trên