linh_449
Linh Linhh
Cuốn sách dành tặng cho bất cứ ai từng hiểu lầm và cảm thấy bị hiểu lầm.
Lắng nghe là cánh cửa mở ra quá trình giao tiếp. Có lắng nghe thì mới hiểu về đối phương, mới tạo nên một cuộc giao tiếp tốt đẹp.
Vậy lần cuối cùng bạn lắng nghe một ai đó là khi nào? Và lần cuối ai đó thực sự lắng nghe bạn là khi nào?
Cuộc sống hiện đại, việc lắng nghe thật sự cần được khuyến khích, lắng nghe trái tim, tiếng lòng và sự can đảm của bản thân, nhưng hiếm khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận và chăm chú.
Calvin Coolidge từng nói: “ Chẳng ai thất nghiệp nếu họ giỏi lắng nghe”. Có thể nói, lắng nghe chúng ta được gặp gỡ, thấu hiểu, kết nối, đồng cảm và phát triển với tư cách con người. Đó là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ thành công nào- cá nhân, chuyên nghiệp hay chính trị. Chỉ có nói mà không lắng nghe giống như chạm mà không được chạm.Sự tiến hóa cho chúng ta đôi mí để có thể nhắm mắt nhưng không có cấu trúc tương tự để bịt hai lỗ tai. Điều đó chứng tỏ lắng nghe là điều cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta.
Việc trở thành một người giỏi lắng nghe bạn chấp nhận những lần tạm dừng và khoảng lặng vì lấp đầy chúng quá sớm sẽ ít nhiều ngăn đối phương nói ra những điều có lẽ họ đang đấu tranh xem có nên nói hay không. Nó phá hỏng sự chuẩn bị kỹ càng và ngăn cản những vấn đề thực sự được phơi bày. Hãy chờ đợi. Cho người khác cơ hội lựa chọn nơi họ rời đi.
Đồng thời, việc không lắng nghe ai đó có thể gây tổn thương ngay cả khi bạn không có ý định làm thế, và nó còn tàn nhẫn nếu được sử dụng như một loại vũ khí. Đó là lý do mà hiện tượng bóng ma, khi ai đó cắt đứt mọi liên lạc với người khác mà không đưa ra bất kỳ lời cảnh báo hay giải thích nào, lại vô cùng đau đớn.
Cuốn sách BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI GIỎI LẮNG NGHE? Được tác giả phân tích cụ thể của một quá trình lắng nghe thật sự.Tác giả đã cho thấy sự cần thiết của lắng nghe trong cuộc sống, đồng thời cũng đề cập đến việc các trường học có nhóm tranh luận và khóa học hùng biện và thuyết phục, nhưng rất hiếm có các lớp học hoặc hoạt động về kỹ năng lắng nghe cẩn thận.
Với cá nhân tôi, đây là lần đầu tiên được đọc một cuốn sách viết về kĩ năng lắng nghe sau những cuốn sách viết về kĩ năng nói, tôi thấy cuốn sách này thật hữu ích đối với chúng ta. Hãy lắng nghe, lắng nghe bằng cả trái tim, lắng nghe cả âm thanh lẫn khẩu hình miệng, nó sẽ giúp ta phát triển về kĩ năng nói nữa đấy ạ. Nếu bạn giỏi lắng nghe bạn sẽ có thể trở thành người thành công.
Thank you reading
.
Lắng nghe là cánh cửa mở ra quá trình giao tiếp. Có lắng nghe thì mới hiểu về đối phương, mới tạo nên một cuộc giao tiếp tốt đẹp.
Vậy lần cuối cùng bạn lắng nghe một ai đó là khi nào? Và lần cuối ai đó thực sự lắng nghe bạn là khi nào?
Cuộc sống hiện đại, việc lắng nghe thật sự cần được khuyến khích, lắng nghe trái tim, tiếng lòng và sự can đảm của bản thân, nhưng hiếm khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận và chăm chú.
Calvin Coolidge từng nói: “ Chẳng ai thất nghiệp nếu họ giỏi lắng nghe”. Có thể nói, lắng nghe chúng ta được gặp gỡ, thấu hiểu, kết nối, đồng cảm và phát triển với tư cách con người. Đó là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ thành công nào- cá nhân, chuyên nghiệp hay chính trị. Chỉ có nói mà không lắng nghe giống như chạm mà không được chạm.Sự tiến hóa cho chúng ta đôi mí để có thể nhắm mắt nhưng không có cấu trúc tương tự để bịt hai lỗ tai. Điều đó chứng tỏ lắng nghe là điều cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta.
Việc trở thành một người giỏi lắng nghe bạn chấp nhận những lần tạm dừng và khoảng lặng vì lấp đầy chúng quá sớm sẽ ít nhiều ngăn đối phương nói ra những điều có lẽ họ đang đấu tranh xem có nên nói hay không. Nó phá hỏng sự chuẩn bị kỹ càng và ngăn cản những vấn đề thực sự được phơi bày. Hãy chờ đợi. Cho người khác cơ hội lựa chọn nơi họ rời đi.
Đồng thời, việc không lắng nghe ai đó có thể gây tổn thương ngay cả khi bạn không có ý định làm thế, và nó còn tàn nhẫn nếu được sử dụng như một loại vũ khí. Đó là lý do mà hiện tượng bóng ma, khi ai đó cắt đứt mọi liên lạc với người khác mà không đưa ra bất kỳ lời cảnh báo hay giải thích nào, lại vô cùng đau đớn.
Cuốn sách BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI GIỎI LẮNG NGHE? Được tác giả phân tích cụ thể của một quá trình lắng nghe thật sự.Tác giả đã cho thấy sự cần thiết của lắng nghe trong cuộc sống, đồng thời cũng đề cập đến việc các trường học có nhóm tranh luận và khóa học hùng biện và thuyết phục, nhưng rất hiếm có các lớp học hoặc hoạt động về kỹ năng lắng nghe cẩn thận.
Với cá nhân tôi, đây là lần đầu tiên được đọc một cuốn sách viết về kĩ năng lắng nghe sau những cuốn sách viết về kĩ năng nói, tôi thấy cuốn sách này thật hữu ích đối với chúng ta. Hãy lắng nghe, lắng nghe bằng cả trái tim, lắng nghe cả âm thanh lẫn khẩu hình miệng, nó sẽ giúp ta phát triển về kĩ năng nói nữa đấy ạ. Nếu bạn giỏi lắng nghe bạn sẽ có thể trở thành người thành công.
Thank you reading
Đính kèm
-
240.2 KB Xem: 59