Bản sắc và sứ mệnh của đường sách

TUVM

Well-known member
Đường sách không chỉ là niềm tự hào của ngành xuất bản, mà còn là nơi quảng bá văn hóa, con người Việt đến với du khách quốc tế.


Duong sach anh 1
Độc giả đến Đường sách Nguyễn Văn Bình (quận 1, TP.HCM) vào ngày cuối tuần. Ảnh: Thanh Trần.
Sau 7 năm hoạt động, Đường sách TP.HCM đã đón khoảng 16 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 257 tỷ đồng với hơn 4,6 triệu cuốn sách bán ra và tổ chức hơn 1.700 sự kiện.
Trong suốt thời gian Đường sách TP.HCM hình thành, quá trình hoạt động, phát triển, luôn có những đóng góp tích cực của Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng phía Nam. Hiện nay, Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng phía Nam cũng là một trong hai đơn vị vận hành Đường sách TP.HCM.
Có thể nói, thành công của Đường sách TP.HCM là minh chứng đậm nét cho hoạt động tích cực của ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam cũng như các nhà xuất bản, công ty phát hành là hội viên của Hội.
Đường sách là mô hình văn hóa độc đáo, niềm tự hào của ngành xuất bản nước ta. Mô hình này đã truyền cảm hứng cho nhiều địa phương đang muốn phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh đó, nhu cầu giữ gìn bản sắc, sứ mệnh của đường sách cũng được đặt ra để đường sách trở thành không gian văn hóa quen thuộc đối với cả người dân lẫn du khách.

Nhân rộng mô hình đường sách tại các địa phương
Đường sách TP.HCM với chiều dài 144 m và khoảng 30 gian hàng đã trở thành địa điểm nổi bật ở khu vực trung tâm thành phố, bên cạnh các điểm thu hút du lịch khác như Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố.
Từ mô hình tổ chức, kết quả hoạt động đạt được của Đường sách TP.HCM, đã có thêm nhiều đường sách khác và những kế hoạch mở đường sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương.
Từ 2017 đến cuối năm 2022, có 4 đường sách khác được thành lập ở Hà Nội, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Đồng Tháp. Hầu hết đều hoạt động theo mô hình xã hội hóa.
Giữa 2023 dự kiến có thêm đường sách Thành phố Thủ Đức. Trong khi đó, nhiều địa phương khác cũng bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập đường sách như tỉnh Quảng Ninh, quận 6 (TP.HCM) với ý tưởng Công viên sách Phú Lâm hay quận 7 với Đường sách Nguyễn Đổng Chi.
Nhiều địa phương đánh giá đường sách có tác động quan trọng không chỉ đối với nhu cầu đọc sách của người dân, mà còn là nơi thúc đẩy các hoạt động văn hóa, du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển tại các địa phương.



Duong sach anh 2
Đường sách là điểm đến của nhiều đoàn khách du lịch lẫn các buổi học ngoài nhà trường của học sinh. Ảnh: Thanh Trần.


Nhiều đường sách sau này đã chọn cách hỏi hỏi từ mô hình của Đường sách TP.HCM, đồng thời tham khảo ý kiến từ Hội Xuất bản để tìm ra mô hình phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Với nhu cầu xây dựng đường sách đang tăng nhanh, ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - nhận thấy để tất cả cùng phát triển, hoạt động của các đường sách cần nhắm đến đối tượng cụ thể tại địa phương đó. Ông giải thích: “Có nhiều cách để giới thiệu sách và mỗi địa điểm đều có lợi thế riêng. Các hoạt động cần có đối tượng cụ thể, nói về câu chuyện về nơi họ đang sống chứ không chỉ nói chung chung”.
Xu hướng phát triển này cũng góp phần củng cố mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào đặt ra cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, hiểu biết về địa phương đang là lĩnh vực được chú trọng và đưa vào giảng dạy thành một bộ môn trong nhà trường.
Ngoài ra, với vai trò tiên phong, Đường sách TP.HCM được dự kiến sẽ có nhiều bước tiến quan trọng, mang theo diện mạo mới sau 7 năm hoạt động để nâng tầm chất lượng, khám phá thêm nhiều khả năng cho mô hình đường sách tại Việt Nam.

Bản sắc của đường sách
Trong khi các kế hoạch thành lập đường sách vẫn đang được triển khai, bài toán kinh tế vẫn luôn là mối quan tâm của các đơn vị xuất bản khi tham gia vào đường sách.
Thậm chí, với Đường sách TP.HCM là nơi có nhiều con số tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua, việc cân bằng giữa nhu cầu phát triển văn hóa đọc và lợi nhuận vẫn còn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý.

Ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đường sách TP.HCM - là người gắn bó với sự phát triển của Đường sách TP.HCM và

Duong sach anh 3
Ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đường sách TP.HCM - là người gắn bó với sự phát triển của Đường sách TP.HCM và góp phần nhân rộng mô hình đường sách tại nhiều địa phương khác. Ảnh: Thanh Trần.
Trong buổi họp tổng kết về hoạt động của đường sách TP.HCM năm 2022 và triển khai hoạt động năm 2023, nhiều ý kiến đề xuất tăng thêm các loại hàng hóa khác bên cạnh sách để đảm bảo về mặt kinh tế. Đáp lại, ông Lê Hoàng vẫn kiên quyết: “Trong tương lai, sản phẩm chính tại đường sách vẫn là sách. Bởi đó là bản sắc của đường sách, là khuynh hướng văn hóa và sứ mạng của đường sách”.
Giải thích cho điều này, ông cho rằng điều khiến Đường sách TP.HCM đạt được thành công như hiện tại, thu hút được du khách ngày càng đông chính là nhờ vào sách, bản sắc của đường sách, sự khác biệt mà chỉ đường sách mới có. “Nếu không bám chắc định hướng này, bản sắc của đường sách sẽ nhạt đi và trở thành một con đường buôn bán không tập trung”, ông nói.
Năm 2022, lượng khách đạt gần 3 triệu lượt, tăng 87,5% so với năm 2021 và tương đương với năm 2019 trước khi có dịch. Ông khẳng định khi lượng du khách tăng lên, mục tiêu của đường sách sẽ là tăng số lượng sách để phục vụ cho du khách, để sách vẫn là hàng hóa chủ lực.
Trong khi đó, những hàng hóa bên cạnh sách, những sản phẩm du lịch có thể giải quyết một phần bài toán kinh tế, sẽ cần tập trung vào chất lượng để thành mặt hàng đặc trưng đường sách, chỉ đường sách mới mới có.
Trong tương lai, sản phẩm chính tại đường sách vẫn là sách. Bởi đó là bản sắc của đường sách, là khuynh hướng văn hóa và sứ mạng của đường sách.
Ông Lê Hoàng
“Vấn đề là phát triển như thế nào để giữ được bản sắc mà vẫn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Nó liên quan đến sản phẩm, tỷ lệ không gian. Nếu như trước đây sách là sứ mệnh đối với người đọc Việt Nam, thì bây giờ sách còn có sứ mệnh giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam đến với du khách", ông Lê Hoàng chia sẻ.
Quan trọng hơn, chìa khóa cho sự thành công của một đường sách nằm ở nhu cầu đọc của người dân. Vì vậy, người làm sách cũng cần chủ động có những hoạt động thúc đẩy, đầu tư để phát triển văn hóa đọc sách.
Không chỉ là nơi bán sách, đường sách còn thường được biết đến là địa điểm quen thuộc của nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi, cuộc thi, giới thiệu tác phẩm mới, giao lưu với tác giả, các sự kiện giảm giá, khuyến mãi…
Có thể thấy, tuy chỉ chiếm một diện tích nhỏ, một đoạn đường trong các thành phố, ở đường sách vẫn còn rất nhiều tiềm năng đang chờ được khai phá. Đường sách hoàn toàn có thể trở thành không gian quen thuộc cho những người yêu sách, mang lại làn gió mới cho đời sống của người dân và là niềm tự hào của những người làm xuất bản.

00:01/00:42
HD
 
Bên trên