Nguyệt Phan
Well-known member
Với 35.000 đồng, thực khách có thể thưởng thức món bánh Ấn Độ pani puri với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt ngay tại TP Hồ Chí Minh.
Nếu có dịp ghé chợ Hồ Thị Kỷ (Quận 10, TP Hồ Chí Minh), đi đến gần cuối đường, du khách sẽ bắt gặp một xe bánh nhỏ có trang trí ô đỏ và lồng đèn, mang biển hiệu Puri Puri. Đây chính là nơi bán bánh pani puri, một món ăn vặt phổ biến có xuất xứ từ Ấn Độ.
Chủ gian hàng là anh Trần Quốc Hưng, sinh năm 1994, vừa bắt đầu kinh doanh món bánh này khoảng 3 tháng. “Trong một lần đi nhà hàng Ấn và có dịp thưởng thức pani puri, tôi bị ấn tượng bởi đủ hương vị chua, mặn, ngọt, cay nồng trong một miếng bánh. Sau khi về Việt Nam, tôi quyết định tìm tòi, thử nghiệm suốt mấy tháng để cho ra công thức rồi đem bán”, anh chia sẻ.
Xe bánh pani puri trong chợ ăn vặt Hồ Thị Kỷ ở Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Yến Nhi
Bánh phồng pani puri được anh Hưng nhập hoàn toàn từ Ấn Độ, gồm 2 lớp: một mỏng, một dày. Sau khi chiên bánh lên, ta bóp vỡ lớp mỏng bên trên rồi chan nước sốt vào. Lớp dày bên dưới sẽ giúp giữ nước sốt bên trong mà không khiến vỏ bánh bị nhũn hay bể ra.
Phần nhân gồm khoai tây nghiền ướp theo gia vị Ấn Độ, cà chua, hành tím, thêm nước sốt me, sữa chua và một ít bánh snack, ăn kèm với lựu.
“Nước sốt me là phần công phu nhất vì phải nấu rất lâu, mất khoảng 3 - 4 tiếng, và cần nấu đậm đặc để khi chan vào không khiến bánh bị mềm nhanh”, ông chủ của Puri Puri cho biết.
Trong sốt me có thêm đường và chà là với công dụng làm giảm bớt độ chua của me. Ngoài ra không thể thiếu gia vị của Ấn Độ, giúp tạo nên hương vị đặc biệt cho loại nước sốt này.
Trong sốt me có thêm đường và chà là với công dụng làm giảm bớt độ chua của me. Ngoài ra không thể thiếu gia vị của Ấn Độ, giúp tạo nên hương vị đặc biệt cho loại nước sốt này.
Để phù hợp với khẩu vị người Việt, bánh đã được giảm độ cay nồng cho dễ ăn. Thực khách có thể dùng ăn chay, giống như salad, vị chua chua ngọt ngọt. Cách dùng là bỏ hết bánh vào miệng trong một lần, ăn càng nhanh càng ngon, vì nếu cắn từng miếng sẽ bị chua.
Bánh pani puri không thể thiếu nước sốt. Ảnh: Yến Nhi
Trần Hồ Lam, 21 tuổi, quận Bình Thạnh, tìm đến quán vì tò mò về văn hóa ẩm thực của Ấn Độ. “Bánh có kích thước nhỏ, dễ ăn. Vị chua ngọt của sốt me, thêm vị béo của sữa chua, vị mặn khoai tây hòa quyện rất đậm đà”.
Còn Trần Thị Kiều My, 24 tuổi, ở Tân Phú nhận xét đây là sự kết hợp mới lạ của những nguyên liệu quen thuộc, bánh thơm nồng, tạo nên sự bùng nổ vị giác khi ăn.
Theo anh Hưng, đa số người Việt đều cảm thấy thích thú khi lần đầu được trải nghiệm hương vị của món Ấn Độ ngay tại Việt Nam. Mong muốn của anh trong tương lai là sẽ có một mặt bằng rộng hơn, với đầy đủ bàn ghế để thực khách ngồi, đồng thời có thể lan tỏa văn hóa ẩm thực Ấn Độ đến nhiều khách Việt hơn nữa.
“Từng có một người khách Ấn Độ ghé ăn và gửi lời cảm ơn tôi vì đã giúp phổ biến món truyền thống của Ấn Độ cho người Việt. Điều đó khiến tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc”
Nếu có dịp ghé chợ Hồ Thị Kỷ (Quận 10, TP Hồ Chí Minh), đi đến gần cuối đường, du khách sẽ bắt gặp một xe bánh nhỏ có trang trí ô đỏ và lồng đèn, mang biển hiệu Puri Puri. Đây chính là nơi bán bánh pani puri, một món ăn vặt phổ biến có xuất xứ từ Ấn Độ.
Chủ gian hàng là anh Trần Quốc Hưng, sinh năm 1994, vừa bắt đầu kinh doanh món bánh này khoảng 3 tháng. “Trong một lần đi nhà hàng Ấn và có dịp thưởng thức pani puri, tôi bị ấn tượng bởi đủ hương vị chua, mặn, ngọt, cay nồng trong một miếng bánh. Sau khi về Việt Nam, tôi quyết định tìm tòi, thử nghiệm suốt mấy tháng để cho ra công thức rồi đem bán”, anh chia sẻ.
Bánh phồng pani puri được anh Hưng nhập hoàn toàn từ Ấn Độ, gồm 2 lớp: một mỏng, một dày. Sau khi chiên bánh lên, ta bóp vỡ lớp mỏng bên trên rồi chan nước sốt vào. Lớp dày bên dưới sẽ giúp giữ nước sốt bên trong mà không khiến vỏ bánh bị nhũn hay bể ra.
Phần nhân gồm khoai tây nghiền ướp theo gia vị Ấn Độ, cà chua, hành tím, thêm nước sốt me, sữa chua và một ít bánh snack, ăn kèm với lựu.
“Nước sốt me là phần công phu nhất vì phải nấu rất lâu, mất khoảng 3 - 4 tiếng, và cần nấu đậm đặc để khi chan vào không khiến bánh bị mềm nhanh”, ông chủ của Puri Puri cho biết.
Trong sốt me có thêm đường và chà là với công dụng làm giảm bớt độ chua của me. Ngoài ra không thể thiếu gia vị của Ấn Độ, giúp tạo nên hương vị đặc biệt cho loại nước sốt này.
Trong sốt me có thêm đường và chà là với công dụng làm giảm bớt độ chua của me. Ngoài ra không thể thiếu gia vị của Ấn Độ, giúp tạo nên hương vị đặc biệt cho loại nước sốt này.
Để phù hợp với khẩu vị người Việt, bánh đã được giảm độ cay nồng cho dễ ăn. Thực khách có thể dùng ăn chay, giống như salad, vị chua chua ngọt ngọt. Cách dùng là bỏ hết bánh vào miệng trong một lần, ăn càng nhanh càng ngon, vì nếu cắn từng miếng sẽ bị chua.
Trần Hồ Lam, 21 tuổi, quận Bình Thạnh, tìm đến quán vì tò mò về văn hóa ẩm thực của Ấn Độ. “Bánh có kích thước nhỏ, dễ ăn. Vị chua ngọt của sốt me, thêm vị béo của sữa chua, vị mặn khoai tây hòa quyện rất đậm đà”.
Còn Trần Thị Kiều My, 24 tuổi, ở Tân Phú nhận xét đây là sự kết hợp mới lạ của những nguyên liệu quen thuộc, bánh thơm nồng, tạo nên sự bùng nổ vị giác khi ăn.
Theo anh Hưng, đa số người Việt đều cảm thấy thích thú khi lần đầu được trải nghiệm hương vị của món Ấn Độ ngay tại Việt Nam. Mong muốn của anh trong tương lai là sẽ có một mặt bằng rộng hơn, với đầy đủ bàn ghế để thực khách ngồi, đồng thời có thể lan tỏa văn hóa ẩm thực Ấn Độ đến nhiều khách Việt hơn nữa.
“Từng có một người khách Ấn Độ ghé ăn và gửi lời cảm ơn tôi vì đã giúp phổ biến món truyền thống của Ấn Độ cho người Việt. Điều đó khiến tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc”