Nguyệt Phan
Well-known member
Nếu có dịp ghé thăm xứ Lạng, bạn đừng quên thưởng thức bánh cao sằng - một trong những món đặc sản đường phố được người dân Lạng Sơn vô cùng ưa chuộng.
https://bs.serving-sys.com/Serving/...US_PRIVACY}&adid=1090214914&ord=1687169445077
Thoạt nghe, nhiều người sẽ cảm thấy thú vị và lạ lẫm trước cái tên "độc lạ" - bánh cao sằng, hay cao chằng. Theo tiếng Tày, Nùng, "cao" có nghĩa là bánh, "sằng" có nghĩa là tầng, cái tên đơn giản nghĩa là bánh nhiều tầng.
Tại Lạng Sơn, bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời. Món bánh này là sự kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam và Trung Hoa. Trong quá trình giao thương giữa người dân hai nước, người Hoa đã mang món cao sằng đến khu vực Lạng Sơn.
Theo thời gian, người dân xứ Lạng dần biến tấu, điều chỉnh hương vị để món ăn cho phù hợp với khẩu vị người Việt. Từ đó, bánh cao sằng trở thành một phần độc đáo trong văn hóa ẩm thực của Lạng Sơn.
Bánh cao sằng - món đặc sản độc đáo của xứ Lạng. Ảnh: LTV
Cách chế biến và nguyên liệu của bánh cao sằng khá đơn giản nhưng hương vị vẫn đậm đà, thơm ngon rất đặc trưng. Thành phần chính để làm bánh là gạo tẻ. Gạo được chọn phải là loại già, mẩy, đều hạt, trắng và thơm.
Sau khi ngâm gạo qua đêm, xay nhuyễn rồi nhào thành bột nước sền sệt, người ta dàn đều phần bột bánh vào khuôn. Để bánh chín đều, người làm phải hấp tới ba lần, chia thành ba lớp bột hấp cách thủy.
Lần đầu đổ bột đem hấp chín xong, người làm lại thêm vào khay một lớp bột sống nữa và hấp tiếp. Bánh chín lại thêm lớp bột thứ ba, mỏng hơn và rắc phần nhân lên trên cùng.
Phần nhân bánh được làm từ thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt và hành khô sau khi được xào chín sẽ phết một lớp mỏng lên trên để mặt bánh không bị khô, mùi vị đậm đà hơn.
Một khay bánh cao sằng. Ảnh: LTV
Những lát bánh cao sằng được xắt thành từng miếng hình chữ nhật, lấp loáng lớp bột trắng trong và phần thịt thơm phức óng màu mật ong trên bề mặt. Đặt bánh vào vào trong chiếc chén nhỏ, rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ béo bùi, hương thơm lan tỏa khiến thực khách chỉ muốn lập tức cầm muỗng lên thưởng thức.
Một bát cao sằng đạt chất lượng có phần bánh mềm mịn, có vị bùi của bột gạo lật sật nhân thịt băm đậm đà, thơm ngậy mùi hành mỡ kèm nước canh hầm từ xương ống lợn nóng hôi hổi. Có người không thích dùng canh thì chấm bánh với nước mắm pha giấm ngâm tỏi ớt hoặc tương ớt. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị của từng người có thể thêm rau mùi thái nhỏ vào bánh hoặc không.
Bánh cao sằng hợp để ăn buổi sáng hoặc lót dạ buổi chiều, ngon nhất vào những ngày se lạnh. Loại bánh này có mặt nhiều nhất ở thành phố Lạng Sơn và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Tày, Nùng sinh sống.
https://bs.serving-sys.com/Serving/...US_PRIVACY}&adid=1090214914&ord=1687169445077
Thoạt nghe, nhiều người sẽ cảm thấy thú vị và lạ lẫm trước cái tên "độc lạ" - bánh cao sằng, hay cao chằng. Theo tiếng Tày, Nùng, "cao" có nghĩa là bánh, "sằng" có nghĩa là tầng, cái tên đơn giản nghĩa là bánh nhiều tầng.
Tại Lạng Sơn, bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời. Món bánh này là sự kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam và Trung Hoa. Trong quá trình giao thương giữa người dân hai nước, người Hoa đã mang món cao sằng đến khu vực Lạng Sơn.
Theo thời gian, người dân xứ Lạng dần biến tấu, điều chỉnh hương vị để món ăn cho phù hợp với khẩu vị người Việt. Từ đó, bánh cao sằng trở thành một phần độc đáo trong văn hóa ẩm thực của Lạng Sơn.
Cách chế biến và nguyên liệu của bánh cao sằng khá đơn giản nhưng hương vị vẫn đậm đà, thơm ngon rất đặc trưng. Thành phần chính để làm bánh là gạo tẻ. Gạo được chọn phải là loại già, mẩy, đều hạt, trắng và thơm.
Sau khi ngâm gạo qua đêm, xay nhuyễn rồi nhào thành bột nước sền sệt, người ta dàn đều phần bột bánh vào khuôn. Để bánh chín đều, người làm phải hấp tới ba lần, chia thành ba lớp bột hấp cách thủy.
Lần đầu đổ bột đem hấp chín xong, người làm lại thêm vào khay một lớp bột sống nữa và hấp tiếp. Bánh chín lại thêm lớp bột thứ ba, mỏng hơn và rắc phần nhân lên trên cùng.
Phần nhân bánh được làm từ thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt và hành khô sau khi được xào chín sẽ phết một lớp mỏng lên trên để mặt bánh không bị khô, mùi vị đậm đà hơn.
Những lát bánh cao sằng được xắt thành từng miếng hình chữ nhật, lấp loáng lớp bột trắng trong và phần thịt thơm phức óng màu mật ong trên bề mặt. Đặt bánh vào vào trong chiếc chén nhỏ, rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ béo bùi, hương thơm lan tỏa khiến thực khách chỉ muốn lập tức cầm muỗng lên thưởng thức.
Một bát cao sằng đạt chất lượng có phần bánh mềm mịn, có vị bùi của bột gạo lật sật nhân thịt băm đậm đà, thơm ngậy mùi hành mỡ kèm nước canh hầm từ xương ống lợn nóng hôi hổi. Có người không thích dùng canh thì chấm bánh với nước mắm pha giấm ngâm tỏi ớt hoặc tương ớt. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị của từng người có thể thêm rau mùi thái nhỏ vào bánh hoặc không.
Bánh cao sằng hợp để ăn buổi sáng hoặc lót dạ buổi chiều, ngon nhất vào những ngày se lạnh. Loại bánh này có mặt nhiều nhất ở thành phố Lạng Sơn và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Tày, Nùng sinh sống.