Võ Xuân Trường
Well-known member
Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái
Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.
Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.
Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái
Đúng như tên gọi, bánh được gói giống hình con chim gâu. Nguyên liệu đơn giản nhưng cách làm đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Người dân địa phương phải lên rừng kiếm lá dứa xanh, chỉ có như vậy mới mang lại hương vị đặc trưng của loại bánh này.
Lá dứa rừng đem về rửa sạch, lau khô, tước bỏ phần cứng để dễ gói hơn. Muốn bánh dẻo thơm, người làm phải chọn loại gạo nếp ngon, vo sạch rồi trộn thêm ít muối để vị thêm đậm đà.
Trước đây, đồng bào thường chỉ làm bánh nếp chay. Ngày nay đồng bào khéo léo thêm nhân đỗ và thịt lợn để bánh có hương vị hấp dẫn hơn. Gạo được đem trộn với các loại lá cây hay nước tro để tạo ra nhiều màu sắc bắt mắt hơn. Ngoài hình con chim gâu, người dân Cao Lan còn sáng tạo thêm hình con nhện, con ve sầu...
Lá dứa còn được xem là vị thuốc chữa bệnh. Ảnh: TQĐT
Cách làm truyền thống nhất là đan những chiếc lá vào với nhau để bọc lấy phần gạo nếp, nhân đỗ... khéo léo tạo hình thành con chim gâu rồi đem luộc ngập nước trong khoảng một tiếng. Bánh chín vớt ra để ráo là có thể thưởng thức.
Bánh chim gâu chín có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa kết hợp với gạo nếp mềm dẻo, nhân đỗ bùi bùi thêm chút béo ngậy của thịt lợn. Người dân hay mang bánh chim gâu khi đi làm nương rẫy hay làm đồ ăn cho trẻ đến trường.
Thức bánh mộc mạc, giản dị của người dân Cao Lan là cầu nối thể hiện sự yêu thương, đùm bọc của các thành viên trong gia đình. Du khách khi đặt chân đến Yên Bái đều muốn tìm và thưởng thức loại bánh thơm ngon đặc trưng này, thậm chí không quên mua một ít mang về làm quà cho gia đình và bạn bè.
Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.
Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.
Đúng như tên gọi, bánh được gói giống hình con chim gâu. Nguyên liệu đơn giản nhưng cách làm đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Người dân địa phương phải lên rừng kiếm lá dứa xanh, chỉ có như vậy mới mang lại hương vị đặc trưng của loại bánh này.
Lá dứa rừng đem về rửa sạch, lau khô, tước bỏ phần cứng để dễ gói hơn. Muốn bánh dẻo thơm, người làm phải chọn loại gạo nếp ngon, vo sạch rồi trộn thêm ít muối để vị thêm đậm đà.
Trước đây, đồng bào thường chỉ làm bánh nếp chay. Ngày nay đồng bào khéo léo thêm nhân đỗ và thịt lợn để bánh có hương vị hấp dẫn hơn. Gạo được đem trộn với các loại lá cây hay nước tro để tạo ra nhiều màu sắc bắt mắt hơn. Ngoài hình con chim gâu, người dân Cao Lan còn sáng tạo thêm hình con nhện, con ve sầu...
Cách làm truyền thống nhất là đan những chiếc lá vào với nhau để bọc lấy phần gạo nếp, nhân đỗ... khéo léo tạo hình thành con chim gâu rồi đem luộc ngập nước trong khoảng một tiếng. Bánh chín vớt ra để ráo là có thể thưởng thức.
Bánh chim gâu chín có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa kết hợp với gạo nếp mềm dẻo, nhân đỗ bùi bùi thêm chút béo ngậy của thịt lợn. Người dân hay mang bánh chim gâu khi đi làm nương rẫy hay làm đồ ăn cho trẻ đến trường.
Thức bánh mộc mạc, giản dị của người dân Cao Lan là cầu nối thể hiện sự yêu thương, đùm bọc của các thành viên trong gia đình. Du khách khi đặt chân đến Yên Bái đều muốn tìm và thưởng thức loại bánh thơm ngon đặc trưng này, thậm chí không quên mua một ít mang về làm quà cho gia đình và bạn bè.