Nguyệt Phan
Well-known member
Bánh đập là đặc sản du khách không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến dải đất miền Trung.
Người miền Trung, đặc biệt là dân xứ Quảng, không ai không ghiền bánh tráng đập dập chấm mắm nêm. Không ai nhớ chính xác món ăn bình dân này ra đời từ đâu, khi nào.
Sở dĩ có tên bánh đập là bởi khi thưởng thức, thực khách phải đập cho phần bánh tráng bên ngoài vỡ ra, dính vào lớp bánh ướt bên trong rồi thưởng thức kèm với nước chấm.
Tuy là món ăn dân dã, không yêu cầu quá nhiều nguyên liệu nhưng món bánh đập lại đòi hỏi cách chế biến tỉ mỉ, công phu. Để làm phần bánh ướt bên trong, người làm phải ngâm gạo ngon trong nhiều tiếng đồng hồ, rồi xay nhuyễn thành bột.
Bột gạo sau đó được pha thêm nước với tỉ lệ vừa phải, để khi tráng sẽ cho ra những lớp bánh ướt ngon lành, mềm mại. Đầu tiên, bột gạo được tráng đều trên miếng vải bọc nồi hơi và đậy nắp lại. Chờ khoảng 30 giây đến 1 phút cho bánh chín, người ta khéo léo dùng que tre mỏng dỡ bánh lên.
Bánh ướt sau đó được trải lên mặt bánh tráng nướng, cho thêm nhân rồi gập đôi lại. Tùy vào từng nơi bán, mà nhân của bánh đập có sự đa dạng khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn có nhân ruốc tôm, ruốc khô hay hến xào...
Bánh đập ngon không thể thiếu linh hồn của món ăn là nước mắm nêm. Mắm nêm khi pha phải băm dứa bỏ vào bát trước rồi mới cho mắm cá cơm, hành phi, chút dầu phộng và đường. Nếu thích ăn cay thực khách có thể cho thêm ớt để hợp khẩu vị.
Để tăng thêm hương vị cho món ăn, thực khách có thể ăn kèm bánh đập với thịt luộc, thịt nướng, lòng nướng... Khi thưởng thức, thực khách sẽ bị chinh phục bởi sự hòa quyện của lớp bánh tráng nướng giòn, bánh ướt mềm mại, thịt hoặc lòng dai dai cùng nước chấm siêu ngon.
Bánh đập là sự kết hợp tinh tế giữa lớp bánh ướt bên trong và phần bánh tráng nướng bên ngoài. Ảnh: Danangbest
Ở Đà Nẵng có rất nhiều quán ăn, nhà hàng phục vụ món bánh đập, trong đó những địa chỉ nổi tiếng nhất phải kể đến quán Bánh đập Bà Tứ, Bánh bèo - bánh đập Phan Châu Trinh, Bánh căn và bánh đập Xuân, Bánh đập cô Liên hay Bánh căn - bánh đập Đỗ Quang...
Dạo chơi Hội An, du khách có thể ăn bánh đập ở một số quán trứ danh như bánh đập Ni Bà Già, bánh đập Có Ngay, bánh đập số 9, bánh đập Phúc...
Vào đến Nhà Trang, du khách cũng tìm được những hàng quán bán bánh đập với hương vị khác lạ như ở bánh đập Loan, bánh đập Bình Minh, bánh đập Ngô Đức Kế...
Người miền Trung, đặc biệt là dân xứ Quảng, không ai không ghiền bánh tráng đập dập chấm mắm nêm. Không ai nhớ chính xác món ăn bình dân này ra đời từ đâu, khi nào.
Sở dĩ có tên bánh đập là bởi khi thưởng thức, thực khách phải đập cho phần bánh tráng bên ngoài vỡ ra, dính vào lớp bánh ướt bên trong rồi thưởng thức kèm với nước chấm.
Tuy là món ăn dân dã, không yêu cầu quá nhiều nguyên liệu nhưng món bánh đập lại đòi hỏi cách chế biến tỉ mỉ, công phu. Để làm phần bánh ướt bên trong, người làm phải ngâm gạo ngon trong nhiều tiếng đồng hồ, rồi xay nhuyễn thành bột.
Bột gạo sau đó được pha thêm nước với tỉ lệ vừa phải, để khi tráng sẽ cho ra những lớp bánh ướt ngon lành, mềm mại. Đầu tiên, bột gạo được tráng đều trên miếng vải bọc nồi hơi và đậy nắp lại. Chờ khoảng 30 giây đến 1 phút cho bánh chín, người ta khéo léo dùng que tre mỏng dỡ bánh lên.
Bánh ướt sau đó được trải lên mặt bánh tráng nướng, cho thêm nhân rồi gập đôi lại. Tùy vào từng nơi bán, mà nhân của bánh đập có sự đa dạng khác nhau. Đơn giản nhất là nhân mỡ hành, cầu kỳ hơn có nhân ruốc tôm, ruốc khô hay hến xào...
Bánh đập ngon không thể thiếu linh hồn của món ăn là nước mắm nêm. Mắm nêm khi pha phải băm dứa bỏ vào bát trước rồi mới cho mắm cá cơm, hành phi, chút dầu phộng và đường. Nếu thích ăn cay thực khách có thể cho thêm ớt để hợp khẩu vị.
Để tăng thêm hương vị cho món ăn, thực khách có thể ăn kèm bánh đập với thịt luộc, thịt nướng, lòng nướng... Khi thưởng thức, thực khách sẽ bị chinh phục bởi sự hòa quyện của lớp bánh tráng nướng giòn, bánh ướt mềm mại, thịt hoặc lòng dai dai cùng nước chấm siêu ngon.
Ở Đà Nẵng có rất nhiều quán ăn, nhà hàng phục vụ món bánh đập, trong đó những địa chỉ nổi tiếng nhất phải kể đến quán Bánh đập Bà Tứ, Bánh bèo - bánh đập Phan Châu Trinh, Bánh căn và bánh đập Xuân, Bánh đập cô Liên hay Bánh căn - bánh đập Đỗ Quang...
Dạo chơi Hội An, du khách có thể ăn bánh đập ở một số quán trứ danh như bánh đập Ni Bà Già, bánh đập Có Ngay, bánh đập số 9, bánh đập Phúc...
Vào đến Nhà Trang, du khách cũng tìm được những hàng quán bán bánh đập với hương vị khác lạ như ở bánh đập Loan, bánh đập Bình Minh, bánh đập Ngô Đức Kế...