Võ Xuân Trường
Well-known member
Bánh mần dè - đặc sản An Giang không phải ai cũng biết
Bánh mần dè là đặc sản độc đáo du khách chỉ có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ Châu Đốc, An Giang.
Miền Tây nổi tiếng với nhiều loại bánh độc đáo và được du khách thập phương yêu thích như bánh khọt, bánh chuối, bánh ít, bánh cống... Tuy nhiên có một loại bánh đã tồn tại cả chục năm nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết chính là bánh mần dè, hay bánh dè Châu Đốc.
Bánh mần dè có nguồn gốc từ Campuchia, được du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước. Trước đây, món bánh này được bày bán khá phổ biến ở các khu chợ miền Tây. Ở TPHCM ngày nay rất khó để thực khách tìm mua bánh mần dè.
Gánh bánh mần dè bán rong ở chợ Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Street Food Thảo Vy
Cái tên nghe lần đầu thực khách có thể liên tưởng bánh mần dè với ý nghĩa ăn dè, hay làm dè từng chút một. Thực tế, cái tên chỉ đơn giản được gọi theo thành phần bánh. Khác với nhiều loại bánh miền Tây thường được làm từ bột mì, bột nếp hay bột gạo tẻ, bánh mần dè được làm từ bột cây dè chỉ mọc ở Campuchia. Chính vì vậy người thợ làm bánh phải tìm mối quen biết mới có thể nhập bột cây dè về làm bánh.
Hiện nay cây dè ở Campuchia cũng rất hiếm vậy nên việc tìm kiếm bột bánh cũng trở nên khó khăn hơn, thứ bánh dân dã này cũng không được bán phổ biến như trước. Vỏ bánh được làm từ bột cây dè, bọc nhân đậu xanh sên nhuyễn.
Bánh mần dè có phần vỏ hơi trong. Ảnh: Street Food Thảo VyMột trong những lý do khiến bánh mần dè trở thành "của hiếm" bởi cách chế biến khá kỳ công. Đầu tiên, người thợ làm bánh sẽ ninh nhừ đậu xanh, tán nhuyễn sau đó sên đến khi khô lại thành một khối. Nhân đỗ phải đảm bảo mềm dẻo, không bị quá khô mới đạt tiêu chuẩn.
Tiếp đến phần vỏ bánh, người ta pha bột cây dè với nước, thêm chút đường thốt nốt để tạo vị ngọt vừa ăn. Sau khi đã khuấy đều phần bột, người ta cho lên bếp đun nhỏ lửa và khuấy đều tay đến khi trong lại.
Cuối cùng, người thợ cho một lớp bột vào chén, thêm một lát đậu xanh vào giữa rồi phủ thêm một lớp bột nữa. Sau khoảng vài tiếng, bánh sẽ đông lại và có thể dễ dàng gỡ ra khỏi chén. Ngoài màu vàng từ đường thốt nốt, có người còn sáng tạo thêm màu xanh từ lá dứa, màu tím từ lá cẩm...
Từng chiếc bánh thành phẩm đều tăm tắp, núng nính trông vô cùng thích mắt. Khi ăn, bạn sẽ chan ngập phần nước cốt dừa lên bánh và rắc thêm mè rang thơm phức. Vỏ bánh mần dè sần sật như thạch rau câu, nhân đỗ bùi béo và vị thanh mát dễ ăn. Đây chắc hẳn là món ăn giải nhiệt tuyệt vời cho những ngày nắng nóng.
Nước cốt dừa béo ngậy giúp bánh mần dè thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Street Food Thảo Vy
Bánh được làm từ nguyên liệu khó kiếm, cách làm toàn bộ là thủ công nhưng lại được bán với mức giá chỉ vài nghìn đồng một chiếc. Cả chợ Châu Đốc hiện chỉ còn một gánh hàng bán bánh mần dè duy nhất, chính vì vậy bánh hết hàng rất nhanh. Đây được xem là địa chỉ hiếm hoi còn bán loại bánh này ở miền Tây.
Ngoài ra, ở TPHCM du khách có thể tìm mua xe bán bánh mần dè ở gần chùa Long Vân, đường Hưng Phú, Quận 8, TPHCM. Đặc trưng của xe bánh này là dùng lá dứa nên bột bánh mang màu xanh đục hơn. Địa chỉ này chỉ bán bánh mần dè vào cuối tuần, số lượng hạn chế.
Bánh mần dè là đặc sản độc đáo du khách chỉ có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ Châu Đốc, An Giang.
Miền Tây nổi tiếng với nhiều loại bánh độc đáo và được du khách thập phương yêu thích như bánh khọt, bánh chuối, bánh ít, bánh cống... Tuy nhiên có một loại bánh đã tồn tại cả chục năm nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết chính là bánh mần dè, hay bánh dè Châu Đốc.
Bánh mần dè có nguồn gốc từ Campuchia, được du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước. Trước đây, món bánh này được bày bán khá phổ biến ở các khu chợ miền Tây. Ở TPHCM ngày nay rất khó để thực khách tìm mua bánh mần dè.
Gánh bánh mần dè bán rong ở chợ Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Street Food Thảo Vy
Cái tên nghe lần đầu thực khách có thể liên tưởng bánh mần dè với ý nghĩa ăn dè, hay làm dè từng chút một. Thực tế, cái tên chỉ đơn giản được gọi theo thành phần bánh. Khác với nhiều loại bánh miền Tây thường được làm từ bột mì, bột nếp hay bột gạo tẻ, bánh mần dè được làm từ bột cây dè chỉ mọc ở Campuchia. Chính vì vậy người thợ làm bánh phải tìm mối quen biết mới có thể nhập bột cây dè về làm bánh.
Hiện nay cây dè ở Campuchia cũng rất hiếm vậy nên việc tìm kiếm bột bánh cũng trở nên khó khăn hơn, thứ bánh dân dã này cũng không được bán phổ biến như trước. Vỏ bánh được làm từ bột cây dè, bọc nhân đậu xanh sên nhuyễn.
Tiếp đến phần vỏ bánh, người ta pha bột cây dè với nước, thêm chút đường thốt nốt để tạo vị ngọt vừa ăn. Sau khi đã khuấy đều phần bột, người ta cho lên bếp đun nhỏ lửa và khuấy đều tay đến khi trong lại.
Cuối cùng, người thợ cho một lớp bột vào chén, thêm một lát đậu xanh vào giữa rồi phủ thêm một lớp bột nữa. Sau khoảng vài tiếng, bánh sẽ đông lại và có thể dễ dàng gỡ ra khỏi chén. Ngoài màu vàng từ đường thốt nốt, có người còn sáng tạo thêm màu xanh từ lá dứa, màu tím từ lá cẩm...
Từng chiếc bánh thành phẩm đều tăm tắp, núng nính trông vô cùng thích mắt. Khi ăn, bạn sẽ chan ngập phần nước cốt dừa lên bánh và rắc thêm mè rang thơm phức. Vỏ bánh mần dè sần sật như thạch rau câu, nhân đỗ bùi béo và vị thanh mát dễ ăn. Đây chắc hẳn là món ăn giải nhiệt tuyệt vời cho những ngày nắng nóng.
Bánh được làm từ nguyên liệu khó kiếm, cách làm toàn bộ là thủ công nhưng lại được bán với mức giá chỉ vài nghìn đồng một chiếc. Cả chợ Châu Đốc hiện chỉ còn một gánh hàng bán bánh mần dè duy nhất, chính vì vậy bánh hết hàng rất nhanh. Đây được xem là địa chỉ hiếm hoi còn bán loại bánh này ở miền Tây.
Ngoài ra, ở TPHCM du khách có thể tìm mua xe bán bánh mần dè ở gần chùa Long Vân, đường Hưng Phú, Quận 8, TPHCM. Đặc trưng của xe bánh này là dùng lá dứa nên bột bánh mang màu xanh đục hơn. Địa chỉ này chỉ bán bánh mần dè vào cuối tuần, số lượng hạn chế.