Thanh Tuấn
Well-known member
Hà Nội - Cửa hàng bánh Trung thu Bảo Phương hơn 70 năm tuổi là địa chỉ nổi tiếng với cảnh khách xếp hàng dài chờ mua, ùn tắc một đoạn phố Thụy Khuê.
Mỗi độ thu về, người dân Hà Thành lại nô nức ghé qua hàng bánh Trung thu Bảo Phương trên phố Thụy Khuê để mua cặp bánh dẻo, bánh nướng cổ truyền. Bắt đầu từ Rằm tháng 7 cho đến tháng 8 Âm lịch, một đoạn phố Thụy Khuê thường ùn tắc, người tới mua xếp hàng dài chờ tới lượt mua bánh Trung thu.
Khách xếp hàng mua bánh Trung thu Bảo Phương vào năm 2020. Ảnh: Ngọc Anh
Cửa hàng bánh Trung thu này mở bán từ năm 1954, do cụ Phạm Vi Bảo sáng lập. Năm 1948, khi mới tròn 18 tuổi, cụ làm thuê tại một cửa hàng bán bánh nhỏ ở Hải Phòng. Hàng ngày làm bánh xong, cụ xếp bánh vào trong làn rồi đi giao khắp phố phường.
Trải qua thời gian vất vả kiếm sống, chàng thanh niên Vi Bảo năm 23 tuổi về tự mở thương hiệu riêng với tình yêu nghề làm bánh Trung thu. Ban đầu, chủ cửa hàng định đặt tên là Bảo Hương, gửi gắm mong muốn bảo tồn hương vị cổ truyền của bánh Trung thu.
Sau đó, cụ Bảo quyết định thương hiệu phải là Bảo Phương, với từ “Bảo” trong tên mình, còn “Phương” trong phương hướng mình đã chọn.
Hộp bánh Bảo Phương màu đỏ, nổi bật lên hoa văn màu vàng ánh kim như gợi nhắc đến màu sắc lá cờ Tổ quốc. Trải qua 7 thế kỷ, bao bì thương hiệu vẫn không hề thay đổi. Hình ảnh lũy tre xanh, vầng trăng tròn trịa ngày Rằm tháng 8 cùng ấm trà đặc cả gia đình ngồi quây quần bên nhau vừa thưởng trà, bánh vừa ngắm ánh trăng.
Một hộp bánh Trung thu truyền thống thường bán theo một cặp bánh nướng và bánh dẻo; hay một hộp bốn chiếc nhiều hương vị tùy sở thích của thực khách. Ảnh: Phương Anh
Hương vị bánh trung thu Bảo Phương đã in sâu vào tâm trí của người Hà Thành, nhất là những ông bà, cô bác có tuổi. Bánh có vị đậm chất truyền thống với phần nhân các loại: hạt sen, thập cẩm, đậu xanh được bọc trong lớp vỏ bánh nướng vàng đẹp mắt, đầy đặn và thơm phức.
Loại bánh bán chạy nhất của cửa hàng là bánh nướng nhân thập cẩm cổ xưa. Tất cả các nguyên liệu bao gồm: mỡ lợn, lá chanh, mứt sen, lạp xưởng, hạt dưa… đều được lựa chọn kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các nguyên liệu được trộn đều, đến khâu nặn bánh thì cho hạt sen và lạp xưởng vào giữa rồi tạo hình nhân. Bằng đôi bàn tay điêu luyện, người thợ khéo léo dùng lớp bột mỏng bọc lấy nhân bánh vo tròn và đưa vào máy dập khuôn để tạo hình.
Đặc biệt, bánh ở đây không có chất bảo quản. Bánh dẻo ngon nhất khi ăn vào khoảng một tuần sau ngày sản xuất, còn bánh nướng lâu hơn là 7 - 10 ngày.
Hộp bánh trung thu Bảo Phương gồm hai loại: bánh dẻo thập cẩm và bánh nướng thập cẩm. Ảnh: Phương Anh
Tuổi đã cao, cụ Bảo truyền nghề bánh cho con cháu. Con cháu của cụ đã mở thêm cơ sở thứ hai ở số 201A phố Thụy Khuê. Dù vậy, cơ sở đầu tiên ở số 183 phố Thụy Khuê là nơi khách xếp hàng mua bánh đông hơn cả.
Ông Phạm Văn Định, con trai thứ của cụ Bảo, cùng em trai út Phạm Hùng Đức làm chủ cơ sở đầu tiên. Ông Định chia sẻ với phóng viên: “Mỗi dịp Tết trung thu, nhà tôi huy động, hết nhân viên làm bánh phục vụ người dân. Tất cả bánh đều làm thủ công, bánh làm ngày nào bán hết hôm đó không có hàng tồn”.
Trung bình mỗi ngày Rằm hay mùng 1 Âm lịch, cửa hàng bán khoảng 500 đến 600 cái. Thời điểm sát ngày Rằm tháng 8, cửa hàng bán tối đa 2.000 cái một ngày.
“Mặc dù trên thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu bánh Trung thu mới, lượng bánh bán ra có ít hơn nhưng chúng tôi vẫn chỉ trung thành với bánh cổ truyền mang đậm nét xưa của người Việt”, ông Định tâm sự.
Xét về hương vị cổ truyền của bánh Trung thu Bảo Phương, thực khách còn nhiều ý kiến tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng bánh khá kén người ăn vì vị ngọt sắc, lớp vỏ khô cứng khác hẳn với bánh Trung thu hiện đại.
Tuy nhiên, không ít thực khách, đặc biệt là thế hệ trung niên, lại dành lời khen bánh truyền thống đúng vị ngày xưa. Bánh ngọt thơm mùi của đường ướp hương bưởi, vị lá chanh, vỏ quýt rất đặc trưng.
Mỗi độ thu về, người dân Hà Thành lại nô nức ghé qua hàng bánh Trung thu Bảo Phương trên phố Thụy Khuê để mua cặp bánh dẻo, bánh nướng cổ truyền. Bắt đầu từ Rằm tháng 7 cho đến tháng 8 Âm lịch, một đoạn phố Thụy Khuê thường ùn tắc, người tới mua xếp hàng dài chờ tới lượt mua bánh Trung thu.
Cửa hàng bánh Trung thu này mở bán từ năm 1954, do cụ Phạm Vi Bảo sáng lập. Năm 1948, khi mới tròn 18 tuổi, cụ làm thuê tại một cửa hàng bán bánh nhỏ ở Hải Phòng. Hàng ngày làm bánh xong, cụ xếp bánh vào trong làn rồi đi giao khắp phố phường.
Trải qua thời gian vất vả kiếm sống, chàng thanh niên Vi Bảo năm 23 tuổi về tự mở thương hiệu riêng với tình yêu nghề làm bánh Trung thu. Ban đầu, chủ cửa hàng định đặt tên là Bảo Hương, gửi gắm mong muốn bảo tồn hương vị cổ truyền của bánh Trung thu.
Sau đó, cụ Bảo quyết định thương hiệu phải là Bảo Phương, với từ “Bảo” trong tên mình, còn “Phương” trong phương hướng mình đã chọn.
Hộp bánh Bảo Phương màu đỏ, nổi bật lên hoa văn màu vàng ánh kim như gợi nhắc đến màu sắc lá cờ Tổ quốc. Trải qua 7 thế kỷ, bao bì thương hiệu vẫn không hề thay đổi. Hình ảnh lũy tre xanh, vầng trăng tròn trịa ngày Rằm tháng 8 cùng ấm trà đặc cả gia đình ngồi quây quần bên nhau vừa thưởng trà, bánh vừa ngắm ánh trăng.
Hương vị bánh trung thu Bảo Phương đã in sâu vào tâm trí của người Hà Thành, nhất là những ông bà, cô bác có tuổi. Bánh có vị đậm chất truyền thống với phần nhân các loại: hạt sen, thập cẩm, đậu xanh được bọc trong lớp vỏ bánh nướng vàng đẹp mắt, đầy đặn và thơm phức.
Loại bánh bán chạy nhất của cửa hàng là bánh nướng nhân thập cẩm cổ xưa. Tất cả các nguyên liệu bao gồm: mỡ lợn, lá chanh, mứt sen, lạp xưởng, hạt dưa… đều được lựa chọn kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Các nguyên liệu được trộn đều, đến khâu nặn bánh thì cho hạt sen và lạp xưởng vào giữa rồi tạo hình nhân. Bằng đôi bàn tay điêu luyện, người thợ khéo léo dùng lớp bột mỏng bọc lấy nhân bánh vo tròn và đưa vào máy dập khuôn để tạo hình.
Đặc biệt, bánh ở đây không có chất bảo quản. Bánh dẻo ngon nhất khi ăn vào khoảng một tuần sau ngày sản xuất, còn bánh nướng lâu hơn là 7 - 10 ngày.
Tuổi đã cao, cụ Bảo truyền nghề bánh cho con cháu. Con cháu của cụ đã mở thêm cơ sở thứ hai ở số 201A phố Thụy Khuê. Dù vậy, cơ sở đầu tiên ở số 183 phố Thụy Khuê là nơi khách xếp hàng mua bánh đông hơn cả.
Ông Phạm Văn Định, con trai thứ của cụ Bảo, cùng em trai út Phạm Hùng Đức làm chủ cơ sở đầu tiên. Ông Định chia sẻ với phóng viên: “Mỗi dịp Tết trung thu, nhà tôi huy động, hết nhân viên làm bánh phục vụ người dân. Tất cả bánh đều làm thủ công, bánh làm ngày nào bán hết hôm đó không có hàng tồn”.
Trung bình mỗi ngày Rằm hay mùng 1 Âm lịch, cửa hàng bán khoảng 500 đến 600 cái. Thời điểm sát ngày Rằm tháng 8, cửa hàng bán tối đa 2.000 cái một ngày.
“Mặc dù trên thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu bánh Trung thu mới, lượng bánh bán ra có ít hơn nhưng chúng tôi vẫn chỉ trung thành với bánh cổ truyền mang đậm nét xưa của người Việt”, ông Định tâm sự.
Xét về hương vị cổ truyền của bánh Trung thu Bảo Phương, thực khách còn nhiều ý kiến tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng bánh khá kén người ăn vì vị ngọt sắc, lớp vỏ khô cứng khác hẳn với bánh Trung thu hiện đại.
Tuy nhiên, không ít thực khách, đặc biệt là thế hệ trung niên, lại dành lời khen bánh truyền thống đúng vị ngày xưa. Bánh ngọt thơm mùi của đường ướp hương bưởi, vị lá chanh, vỏ quýt rất đặc trưng.