Quang Minh
Well-known member
Cây viết Park Jeong Bae của nhật báo Chosun giới thiệu 4 quán sau một chuyến foodtour tới "thành phố của phở" Hà Nội.
Sau khi tìm hiểu bốn quán hồi tháng 3, Park Jeong Bae đúc kết "Hà Nội là thành phố của phở", nơi người dân thường bắt đầu ngày mới bằng món bún hoặc phở và có nhiều tiệm mở cửa từ sáng sớm.
Park Jeong Bae cho rằng quận Hoàn Kiếm là "thánh địa" của món phở. 7 giờ sáng, nhiều tiệm trên đường phố ở Hoàn Kiếm chật kín khách. Quán đầu tiên anh ghé ở khu vực này là phở bò Cụ Chiêu ở Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, đã 100 tuổi và trải qua 4 thế hệ. Quán mang tên ông Cồ Chiêu, con của một người họ Cồ ở làng Vân Cù - làng chuyên làm phở ở Nam Định. Ông Chiêu đã mang gánh phở gia truyền lên Hà Nội từ những năm 1930 và truyền nghề cho con cháu đến ngày nay.
Theo cây viết người Hàn, không gian quán nổi bật với quầy thịt bò tươi đặt ngay lối vào. Quán sử dụng thịt bò nóng, khách ăn tới đâu thái tới đó. Nước dùng của quán không sử dụng các loại gia vị như hồi, quế, thảo quả mà chỉ sử dụng nước dùng được nấu từ xương bò, thịt bò. Gia vị ăn kèm không có chanh tươi như nhiều quán phở khác.
Tô phở có nước dùng trong, thịt bò thái mỏng. Ảnh: Chosun Ilbo DB
Tiệm phở thứ hai trong khu vực Hoàn Kiếm Park Jeong Bae giới thiệu là phở 10 Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, mở cửa từ 6h đến 21h50.
"Phở 10 Lý Quốc Sư là cái tên nổi tiếng ở Hà Nội", Park nói. Quán từ một cơ sở phở nhỏ trở thành chuỗi cửa hàng có mặt tại nhiều con phố khắp thủ đô. Anh nhận xét nước dùng của quán phở này thiên ngọt, không gian rộng rãi không kém nhà hàng.
Phở Thìn, Lò Đúc là địa điểm tiếp theo Park Jeong Bae nhắc đến. Anh chia sẻ thương hiệu phở này phổ biến với nhiều khách Hàn Quốc. Du khách xứ kim chi yêu thích quán vì hương vị béo ngậy, đậm đà. Một tô phở ở đây có giá dao động 70.000 đồng, "đắt hơn mặt bằng chung các quán phở ở trung tâm Hà Nội". Tô phở ở quán này có điểm dễ nhận biết là nhiều hành lá.
Bảng giá phở Thìn Lò Đúc. Ảnh: Park Jeong Bae/Chosun
Phở Bát Đàn cũng xuất hiện trong chuyến foodtour của nam du khách Hàn. Lần đầu Park Jeong Bae đến quán đã bắt gặp cảnh tượng khách xếp hàng dài chờ ăn phở vào sáng sớm. Với anh, sợi phở Bát Đàn mỏng, thịt bò mềm, gia vị ăn kèm không có chanh "giống quán Cụ Chiêu". Cây viết gợi ý thực khách nên thử món phở tái chín và gọi thêm quẩy ăn kèm để cảm nhận hương vị đậm đà của món ăn.
Ngoài giới thiệu các quán phở Hà Nội, Park Jeong Bae còn thông tin thêm về phở Nam Định. Anh tìm hiểu về lịch sử phở Việt và được biết Nam Định cũng là cái nôi của món ăn này. Park Jeong Bae từng thưởng phở tại Nam Định và nhận thấy các tiệm phở ở đây thường chỉ mở cửa buổi sáng từ 7h đến 9h, thay vì bán cả ngày như ở Hà Nội. Mức giá dao động 30.000 đồng, "bằng một nửa giá ở Hà Nội", Park Jeong Bae nói và cho biết thêm vị phở Nam Định có phần thịt bò xào dậy mùi nước mắm, nước dùng màu nâu trong, sợi phở mỏng nhưng dai.
Cây viết người Hàn còn chỉ ra khác biệt giữa phở kiểu miền Bắc và miền Nam. Sự khác biệt dễ thấy nhất là phần gia vị ăn kèm, phở Nam thường kèm theo nhiều loại rau thơm, giá đỗ, kèm tương ớt, tương đen. Phở Bắc thường dùng hành lá làm gia vị chính, gia vị kèm theo có giấm, tỏi, ớt, một số nơi thêm chanh tươi.
Sau khi tìm hiểu bốn quán hồi tháng 3, Park Jeong Bae đúc kết "Hà Nội là thành phố của phở", nơi người dân thường bắt đầu ngày mới bằng món bún hoặc phở và có nhiều tiệm mở cửa từ sáng sớm.
Park Jeong Bae cho rằng quận Hoàn Kiếm là "thánh địa" của món phở. 7 giờ sáng, nhiều tiệm trên đường phố ở Hoàn Kiếm chật kín khách. Quán đầu tiên anh ghé ở khu vực này là phở bò Cụ Chiêu ở Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, đã 100 tuổi và trải qua 4 thế hệ. Quán mang tên ông Cồ Chiêu, con của một người họ Cồ ở làng Vân Cù - làng chuyên làm phở ở Nam Định. Ông Chiêu đã mang gánh phở gia truyền lên Hà Nội từ những năm 1930 và truyền nghề cho con cháu đến ngày nay.
Theo cây viết người Hàn, không gian quán nổi bật với quầy thịt bò tươi đặt ngay lối vào. Quán sử dụng thịt bò nóng, khách ăn tới đâu thái tới đó. Nước dùng của quán không sử dụng các loại gia vị như hồi, quế, thảo quả mà chỉ sử dụng nước dùng được nấu từ xương bò, thịt bò. Gia vị ăn kèm không có chanh tươi như nhiều quán phở khác.
Tô phở có nước dùng trong, thịt bò thái mỏng. Ảnh: Chosun Ilbo DB
Tiệm phở thứ hai trong khu vực Hoàn Kiếm Park Jeong Bae giới thiệu là phở 10 Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, mở cửa từ 6h đến 21h50.
"Phở 10 Lý Quốc Sư là cái tên nổi tiếng ở Hà Nội", Park nói. Quán từ một cơ sở phở nhỏ trở thành chuỗi cửa hàng có mặt tại nhiều con phố khắp thủ đô. Anh nhận xét nước dùng của quán phở này thiên ngọt, không gian rộng rãi không kém nhà hàng.
Phở Thìn, Lò Đúc là địa điểm tiếp theo Park Jeong Bae nhắc đến. Anh chia sẻ thương hiệu phở này phổ biến với nhiều khách Hàn Quốc. Du khách xứ kim chi yêu thích quán vì hương vị béo ngậy, đậm đà. Một tô phở ở đây có giá dao động 70.000 đồng, "đắt hơn mặt bằng chung các quán phở ở trung tâm Hà Nội". Tô phở ở quán này có điểm dễ nhận biết là nhiều hành lá.
Bảng giá phở Thìn Lò Đúc. Ảnh: Park Jeong Bae/Chosun
Phở Bát Đàn cũng xuất hiện trong chuyến foodtour của nam du khách Hàn. Lần đầu Park Jeong Bae đến quán đã bắt gặp cảnh tượng khách xếp hàng dài chờ ăn phở vào sáng sớm. Với anh, sợi phở Bát Đàn mỏng, thịt bò mềm, gia vị ăn kèm không có chanh "giống quán Cụ Chiêu". Cây viết gợi ý thực khách nên thử món phở tái chín và gọi thêm quẩy ăn kèm để cảm nhận hương vị đậm đà của món ăn.
Ngoài giới thiệu các quán phở Hà Nội, Park Jeong Bae còn thông tin thêm về phở Nam Định. Anh tìm hiểu về lịch sử phở Việt và được biết Nam Định cũng là cái nôi của món ăn này. Park Jeong Bae từng thưởng phở tại Nam Định và nhận thấy các tiệm phở ở đây thường chỉ mở cửa buổi sáng từ 7h đến 9h, thay vì bán cả ngày như ở Hà Nội. Mức giá dao động 30.000 đồng, "bằng một nửa giá ở Hà Nội", Park Jeong Bae nói và cho biết thêm vị phở Nam Định có phần thịt bò xào dậy mùi nước mắm, nước dùng màu nâu trong, sợi phở mỏng nhưng dai.
Cây viết người Hàn còn chỉ ra khác biệt giữa phở kiểu miền Bắc và miền Nam. Sự khác biệt dễ thấy nhất là phần gia vị ăn kèm, phở Nam thường kèm theo nhiều loại rau thơm, giá đỗ, kèm tương ớt, tương đen. Phở Bắc thường dùng hành lá làm gia vị chính, gia vị kèm theo có giấm, tỏi, ớt, một số nơi thêm chanh tươi.