Trần Trọng Luân
Guest
Marketer đang tìm kiếm những ý tưởng để cải thiện quảng cáo trên Facebook và Instagram? Hay tò mò những gì đối thủ đang làm? Nghiên cứu chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram của đối thủ và tận dụng điều đó để cải thiện quảng cáo là một trong những cách để tối ưu ads thông minh và nhanh chóng.
1. Nghiên cứu quảng cáo Facebook và Instagram thông qua Thư viện quảng cáo Meta
Marketer có biết rằng có thể xem quảng cáo của bất kỳ trang Facebook hay tài khoản Instagram nào đang chạy trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách sử dụng Thư viện quảng cáo Meta? Tại đây, marketer có thể xem bất kỳ quảng cáo của page nào, từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho tới những công ty sẽ phải đối đầu trong tương lai.
6 thứ có thể học được từ Thư viện quảng cáo Meta
Thư viện quảng cáo Meta có thể tiết lộ nhiều thông tin hữu ích về quảng cáo của đối thủ. Ít nhất marketer có thể thấy được hình ảnh, video, nội dung… từ đó có thể dự tính được các tệp phân khúc khách hàng mà đối thủ hoặc các công ty trên thị trường đang nhắm vào.
Đối thủ đang định vị dịch vụ của họ thế nào?
Thư viện quảng cáo cho biết dịch vụ và định vị của đối thủ. Marketer có thể dùng những thông tin này để hiểu cách đối thủ đang phát triển và sử dụng cho dịch vụ của mình.
Ví dụ, đối thủ đang có khuyến mãi nào không? Lưu ý thông tin đó khi lên kế hoạch bán hàng hoặc ưu đãi. Hay có đối thủ nào khác đang đẩy mạnh thu hút khách hàng? Họ có thể đang xây dựng danh sách email để tiếp thị trực tiếp tới khách hàng – leads campaign.
Nền tảng nào đối thủ đang sử dụng?
Các công ty khác trong ngành chủ yếu quảng cáo trên Facebook? Hay họ chỉ tập trung quảng cáo trên Instagram? Còn về Messenger hoặc Audience Network thì sao?
Thư viện quảng cáo hiển thị các nền tảng mà mỗi quảng cáo đang chạy để biết đối thủ cạnh tranh đang sử dụng nền tảng nào. Ví dụ nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với bạn chủ yếu sử dụng Instagram, marketer có thể cân nhắc thử nghiệm một số chiến dịch dành riêng cho Instagram.
Câu kêu gọi hành động (CTA) nào được đối thủ sử dụng?
Thư viện quảng cáo Meta hiển thị toàn bộ nội dung quảng cáo, bao gồm cả lời kêu gọi hành động (CTA). Marketer cũng có thể xem tiêu đề, nội dung hoặc cách dùng CTA thúc đẩy hành động.
Nguồn: FB Ad California Fitness & Yoga Centers Vietnam
Bạn có xu hướng sử dụng CTA giống nhau cho mọi quảng cáo trên Facebook và Instagram không? Với những thông tin này, marketer có thể tìm thấy cảm hứng để thử một điều gì đó khác biệt, hoặc sử dụng những CTA hiệu quả hơn nhờ gợi ý trực tiếp từ đối thủ.
Cách đối thủ xây dựng landing page như thế nào?
Landing page không phải lúc nào cũng hiển thị khi tìm kiếm hay điều hướng từ website của đối thủ. Do đó chúng khó tìm và đánh giá.
Có một cách dễ hơn là có thể ấn vào link trong nội dung ở Thư viện quảng cáo để vào thẳng landing page của đối thủ (nếu họ cài landing page là trang đích của quảng cáo). Nhờ thế, marketer có nhiều insight hơn về dịch vụ họ đang cung cấp và cách họ xây phễu bán hàng.
Xem xét cách các thương hiệu lớn trên thị trường xây dựng landing page và phễu cũng là cách nhanh chóng nhất để học hỏi và ứng dụng ngay lập tức cho doanh nghiệp của bạn.
Hình thức sáng tạo nào đối thủ đang sử dụng?
Từ video và hình ảnh tới đồ hoạ và chữ, Thư viện quảng cáo tiết lộ tất cả hình thức sáng tạo mà đối thủ sử dụng. Marketer có thể thấy hình thức sáng tạo nào được ưa chuộng hơn và liệu họ sử dụng dạng Story hay Reels.
Nguồn: FB Ad Library ACB
Những insight này giúp marketer có thêm ý tưởng để thử nghiệm và tối ưu nhiều dạng sáng tạo. Dựa vào những gì đối thủ đang làm, marketer có thể được truyền cảm hứng để thử nghiệm văn bản hay video với độ dài khác nhau để cải thiện kết quả chiến dịch.
Đối thủ cạnh tranh đang kết hợp với đối tác nào
Nếu đối thủ đang quảng cáo qua một đối tác có tên tuổi, Thư viện quảng cáo sẽ hiển thị cả hai bên ở đầu quảng cáo. Marketer có thể sử dụng thông tin chi tiết này để lấy ý tưởng về đối tác hoặc những người có ảnh hưởng và cải thiện kết quả chiến dịch của mình.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là thông tin tham khảo, lựa chọn đối tác phù hợp sẽ là câu chuyện về yếu tố hoà hợp cũng như việc thống nhất được về cách làm việc của hai bên. Một phần nữa là phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chi trả và ngân sách dành cho chiến dịch của bạn.
Cách truy cập Thư viện quảng cáo của Meta
Cách nhanh nhất là tìm kiếm từ khoá “Facebook Ads Library”, tìm kiếm sẽ đưa bạn đến trang thư viện của Meta: www.facebook.com/ads/library/. Sau đó sử dụng thanh tìm kiếm để xem bất kỳ doanh nghiệp hoặc từ khoá nào.
Nguồn: FB Library ad
Nếu tìm kiếm theo từ khoá, marketer sẽ thấy danh sách các quảng cáo liên quan, đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đây là cách hữu ích nếu bạn muốn nghiên cứu một ngành hoặc một chủ đề thay vì một doanh nghiệp cụ thể. Nó cũng có thể hữu ích nếu bạn muốn xem những doanh nghiệp nào khác trong ngành đang quảng cáo.
Kiểm tra Facebook và Instagram Feed để tìm hiểu thêm về việc nhắm mục tiêu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh
Nếu muốn truy cập dữ liệu liên quan tới nhắm mục tiêu cho quảng cáo không thuộc danh mục quảng cáo đặc biệt, marketer có thể lấy thông tin từ bảng tin Facebook (Feed). Cần nhớ rằng phương án này khá hữu ích trong trường hợp cần thêm ý tưởng để tiếp cận đối tượng. Nhưng vì cách tiếp cận này phụ thuộc vào thuật toán của Meta nên marketer không thể tìm kiếm một trang hoặc từ khoá cụ thể.
Mở Facebook trong trình duyệt hoặc sử dụng ứng dụng, lướt Feed Facebook của bạn cho tới khi nhìn thấy một quảng cáo. Nhấn vào ba dấu chấm ở góc trên bên phải của quảng cáo và chọn “Tại sao tôi thấy quảng cáo này?”, marketer sẽ thấy một số tiêu chí nhắm mục tiêu quảng cáo.
Học được gì từ chi tiết nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook
Trong một số trường hợp, marketer sẽ chỉ thấy các thông tin nhắm mục tiêu chung ở như độ tuổi và vị trí. Các thông số này ở mức độ tổng quát để đảm bảo rằng họ không cung cấp insight cụ thể nào mà marketer có thể sử dụng để xây dựng đối tượng mục tiêu của riêng mình.
Nhưng trong các trường hợp khác, marketer có thể lấy ý tưởng từ một số thông tin chi tiết về nhắm quảng cáo để cân nhắc sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình. Ví dụ quảng cáo dưới đây nhắm mục tiêu vào những người đã truy cập vào trang web của nhà quảng cáo hoặc các trang web đối tác của nhà quảng cáo. Nếu marketer đang tìm kiếm những cách để remarketing lại các khách hàng đã vào website của mình thì đây chính là lựa chọn hữu ích cần cân nhắc.
Nguồn: ảnh chụp FB
Bạn cũng hiểu được các đối tượng mà các doanh nghiệp khác đang hướng tới. Ví dụ một số quảng cáo đã sử dụng danh sách khách hàng được tải lên. Nếu muốn nhắm mục tiêu bằng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng thì có thể tham khảo cách tiếp cận này.
Các trang khác có thể sử dụng nhóm đối tượng tương tự (lookalike audiences) hoặc nhắm mục tiêu dựa trên các tương tác của người dùng với ứng dụng. Ví dụ, theo Facebook thì quảng cáo này nhắm đến những người thích quảng cáo online, Agency quảng cáo... Ngoài ra còn do các lựa chọn tương tác cá nhân của bạn mà nhà quảng cáo có thể cài đặt trong quá trình lên ads.
Nguồn: ảnh chụp FB
Ngoài ra còn rất nhiều lý do marketer có thể nhìn thấy các quảng cáo trên Facebook như: các trang khác có thể sử dụng nhóm đối tượng tương tự (lookalike audiences) hoặc sử dụng danh sách khách hàng tải lên để tạo một tệp quảng cáo cho riêng họ.
Kết luận
Khi marketer xem quảng cáo Facebook và Instagram của đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng là đưa mọi dữ liệu vào một bối cảnh chung để xem xét. Một số doanh nghiệp không chạy nhiều quảng cáo trên Facebook hoặc Instagram nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có hoạt động quảng cáo.
Công cụ Search Engine Optimization (Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) và phân tích traffic web có thể cung cấp cho marketer insight đâu là kênh social mang lại nhiều traffic nhất cho đối thủ của bạn và nền tảng quảng cáo nào họ đang sử dụng. Đôi khi chúng cũng có thể tiết lộ cách sáng tạo và từ khoá có ích cho việc nghiên cứu của bạn. Ví dụ, marketer có thể so sánh trang web của mình với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu hoặc nghiên cứu từng đối thủ.
Nếu tò mò về cách một công ty đầu tư vào Facebook và Instagram so với các kênh khác, công cụ như SimilarWeb có thể cho bạn biết tỷ lệ truy cập trang web đến từ kênh social. Nó cũng có thể phân tích sâu hơn về những kênh social khác nhau kéo traffic cho trang web. Bằng cách đó, marketer có thể so sánh giữa Facebook và Instagram so với các kênh khác.
Ví dụ, traffic đến từ social của Facebook có thể tới từ sự kết hợp giữa YouTube, Facebook Messenger, Instagram và một số kênh khác. Tuy nhiên, nếu các kênh social chỉ mang lại 2% tổng traffic của trang web, có nghĩa là phần lớn traffic đến từ các nguồn khác.
Với bối cảnh này, marketer dễ dàng hiểu cách đối thủ đang sử dụng digital ads. Công cụ từ bên thứ ba cũng có thể giúp bạn xác định được chiến lược và mạng lưới quảng cáo mà bạn chưa xem xét tới, giúp bạn tiếp cận một cách toàn diện với paid social và digital ads.
Kết hợp các công cụ miễn phí và trả phí giúp marketer có thể thu thập nhiều dữ liệu về quảng cáo social của đối thủ cạnh tranh. Với thông tin này, marketer có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo của mình, thử nghiệm nhiều quảng cáo hơn, điều chỉnh ngân sách hoặc thậm chí thử nghiệm nền tảng mới.
1. Nghiên cứu quảng cáo Facebook và Instagram thông qua Thư viện quảng cáo Meta
Marketer có biết rằng có thể xem quảng cáo của bất kỳ trang Facebook hay tài khoản Instagram nào đang chạy trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách sử dụng Thư viện quảng cáo Meta? Tại đây, marketer có thể xem bất kỳ quảng cáo của page nào, từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho tới những công ty sẽ phải đối đầu trong tương lai.
6 thứ có thể học được từ Thư viện quảng cáo Meta
Thư viện quảng cáo Meta có thể tiết lộ nhiều thông tin hữu ích về quảng cáo của đối thủ. Ít nhất marketer có thể thấy được hình ảnh, video, nội dung… từ đó có thể dự tính được các tệp phân khúc khách hàng mà đối thủ hoặc các công ty trên thị trường đang nhắm vào.
Đối thủ đang định vị dịch vụ của họ thế nào?
Thư viện quảng cáo cho biết dịch vụ và định vị của đối thủ. Marketer có thể dùng những thông tin này để hiểu cách đối thủ đang phát triển và sử dụng cho dịch vụ của mình.
Ví dụ, đối thủ đang có khuyến mãi nào không? Lưu ý thông tin đó khi lên kế hoạch bán hàng hoặc ưu đãi. Hay có đối thủ nào khác đang đẩy mạnh thu hút khách hàng? Họ có thể đang xây dựng danh sách email để tiếp thị trực tiếp tới khách hàng – leads campaign.
Nền tảng nào đối thủ đang sử dụng?
Các công ty khác trong ngành chủ yếu quảng cáo trên Facebook? Hay họ chỉ tập trung quảng cáo trên Instagram? Còn về Messenger hoặc Audience Network thì sao?
Thư viện quảng cáo hiển thị các nền tảng mà mỗi quảng cáo đang chạy để biết đối thủ cạnh tranh đang sử dụng nền tảng nào. Ví dụ nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với bạn chủ yếu sử dụng Instagram, marketer có thể cân nhắc thử nghiệm một số chiến dịch dành riêng cho Instagram.
Câu kêu gọi hành động (CTA) nào được đối thủ sử dụng?
Thư viện quảng cáo Meta hiển thị toàn bộ nội dung quảng cáo, bao gồm cả lời kêu gọi hành động (CTA). Marketer cũng có thể xem tiêu đề, nội dung hoặc cách dùng CTA thúc đẩy hành động.
Nguồn: FB Ad California Fitness & Yoga Centers Vietnam
Bạn có xu hướng sử dụng CTA giống nhau cho mọi quảng cáo trên Facebook và Instagram không? Với những thông tin này, marketer có thể tìm thấy cảm hứng để thử một điều gì đó khác biệt, hoặc sử dụng những CTA hiệu quả hơn nhờ gợi ý trực tiếp từ đối thủ.
Cách đối thủ xây dựng landing page như thế nào?
Landing page không phải lúc nào cũng hiển thị khi tìm kiếm hay điều hướng từ website của đối thủ. Do đó chúng khó tìm và đánh giá.
Có một cách dễ hơn là có thể ấn vào link trong nội dung ở Thư viện quảng cáo để vào thẳng landing page của đối thủ (nếu họ cài landing page là trang đích của quảng cáo). Nhờ thế, marketer có nhiều insight hơn về dịch vụ họ đang cung cấp và cách họ xây phễu bán hàng.
Xem xét cách các thương hiệu lớn trên thị trường xây dựng landing page và phễu cũng là cách nhanh chóng nhất để học hỏi và ứng dụng ngay lập tức cho doanh nghiệp của bạn.
Hình thức sáng tạo nào đối thủ đang sử dụng?
Từ video và hình ảnh tới đồ hoạ và chữ, Thư viện quảng cáo tiết lộ tất cả hình thức sáng tạo mà đối thủ sử dụng. Marketer có thể thấy hình thức sáng tạo nào được ưa chuộng hơn và liệu họ sử dụng dạng Story hay Reels.
Nguồn: FB Ad Library ACB
Những insight này giúp marketer có thêm ý tưởng để thử nghiệm và tối ưu nhiều dạng sáng tạo. Dựa vào những gì đối thủ đang làm, marketer có thể được truyền cảm hứng để thử nghiệm văn bản hay video với độ dài khác nhau để cải thiện kết quả chiến dịch.
Đối thủ cạnh tranh đang kết hợp với đối tác nào
Nếu đối thủ đang quảng cáo qua một đối tác có tên tuổi, Thư viện quảng cáo sẽ hiển thị cả hai bên ở đầu quảng cáo. Marketer có thể sử dụng thông tin chi tiết này để lấy ý tưởng về đối tác hoặc những người có ảnh hưởng và cải thiện kết quả chiến dịch của mình.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là thông tin tham khảo, lựa chọn đối tác phù hợp sẽ là câu chuyện về yếu tố hoà hợp cũng như việc thống nhất được về cách làm việc của hai bên. Một phần nữa là phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chi trả và ngân sách dành cho chiến dịch của bạn.
Cách truy cập Thư viện quảng cáo của Meta
Cách nhanh nhất là tìm kiếm từ khoá “Facebook Ads Library”, tìm kiếm sẽ đưa bạn đến trang thư viện của Meta: www.facebook.com/ads/library/. Sau đó sử dụng thanh tìm kiếm để xem bất kỳ doanh nghiệp hoặc từ khoá nào.
Nguồn: FB Library ad
Nếu tìm kiếm theo từ khoá, marketer sẽ thấy danh sách các quảng cáo liên quan, đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Đây là cách hữu ích nếu bạn muốn nghiên cứu một ngành hoặc một chủ đề thay vì một doanh nghiệp cụ thể. Nó cũng có thể hữu ích nếu bạn muốn xem những doanh nghiệp nào khác trong ngành đang quảng cáo.
Kiểm tra Facebook và Instagram Feed để tìm hiểu thêm về việc nhắm mục tiêu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh
Nếu muốn truy cập dữ liệu liên quan tới nhắm mục tiêu cho quảng cáo không thuộc danh mục quảng cáo đặc biệt, marketer có thể lấy thông tin từ bảng tin Facebook (Feed). Cần nhớ rằng phương án này khá hữu ích trong trường hợp cần thêm ý tưởng để tiếp cận đối tượng. Nhưng vì cách tiếp cận này phụ thuộc vào thuật toán của Meta nên marketer không thể tìm kiếm một trang hoặc từ khoá cụ thể.
Mở Facebook trong trình duyệt hoặc sử dụng ứng dụng, lướt Feed Facebook của bạn cho tới khi nhìn thấy một quảng cáo. Nhấn vào ba dấu chấm ở góc trên bên phải của quảng cáo và chọn “Tại sao tôi thấy quảng cáo này?”, marketer sẽ thấy một số tiêu chí nhắm mục tiêu quảng cáo.
Học được gì từ chi tiết nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook
Trong một số trường hợp, marketer sẽ chỉ thấy các thông tin nhắm mục tiêu chung ở như độ tuổi và vị trí. Các thông số này ở mức độ tổng quát để đảm bảo rằng họ không cung cấp insight cụ thể nào mà marketer có thể sử dụng để xây dựng đối tượng mục tiêu của riêng mình.
Nhưng trong các trường hợp khác, marketer có thể lấy ý tưởng từ một số thông tin chi tiết về nhắm quảng cáo để cân nhắc sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình. Ví dụ quảng cáo dưới đây nhắm mục tiêu vào những người đã truy cập vào trang web của nhà quảng cáo hoặc các trang web đối tác của nhà quảng cáo. Nếu marketer đang tìm kiếm những cách để remarketing lại các khách hàng đã vào website của mình thì đây chính là lựa chọn hữu ích cần cân nhắc.
Nguồn: ảnh chụp FB
Bạn cũng hiểu được các đối tượng mà các doanh nghiệp khác đang hướng tới. Ví dụ một số quảng cáo đã sử dụng danh sách khách hàng được tải lên. Nếu muốn nhắm mục tiêu bằng quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng thì có thể tham khảo cách tiếp cận này.
Các trang khác có thể sử dụng nhóm đối tượng tương tự (lookalike audiences) hoặc nhắm mục tiêu dựa trên các tương tác của người dùng với ứng dụng. Ví dụ, theo Facebook thì quảng cáo này nhắm đến những người thích quảng cáo online, Agency quảng cáo... Ngoài ra còn do các lựa chọn tương tác cá nhân của bạn mà nhà quảng cáo có thể cài đặt trong quá trình lên ads.
Nguồn: ảnh chụp FB
Ngoài ra còn rất nhiều lý do marketer có thể nhìn thấy các quảng cáo trên Facebook như: các trang khác có thể sử dụng nhóm đối tượng tương tự (lookalike audiences) hoặc sử dụng danh sách khách hàng tải lên để tạo một tệp quảng cáo cho riêng họ.
Kết luận
Khi marketer xem quảng cáo Facebook và Instagram của đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng là đưa mọi dữ liệu vào một bối cảnh chung để xem xét. Một số doanh nghiệp không chạy nhiều quảng cáo trên Facebook hoặc Instagram nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có hoạt động quảng cáo.
Công cụ Search Engine Optimization (Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) và phân tích traffic web có thể cung cấp cho marketer insight đâu là kênh social mang lại nhiều traffic nhất cho đối thủ của bạn và nền tảng quảng cáo nào họ đang sử dụng. Đôi khi chúng cũng có thể tiết lộ cách sáng tạo và từ khoá có ích cho việc nghiên cứu của bạn. Ví dụ, marketer có thể so sánh trang web của mình với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu hoặc nghiên cứu từng đối thủ.
Nếu tò mò về cách một công ty đầu tư vào Facebook và Instagram so với các kênh khác, công cụ như SimilarWeb có thể cho bạn biết tỷ lệ truy cập trang web đến từ kênh social. Nó cũng có thể phân tích sâu hơn về những kênh social khác nhau kéo traffic cho trang web. Bằng cách đó, marketer có thể so sánh giữa Facebook và Instagram so với các kênh khác.
Ví dụ, traffic đến từ social của Facebook có thể tới từ sự kết hợp giữa YouTube, Facebook Messenger, Instagram và một số kênh khác. Tuy nhiên, nếu các kênh social chỉ mang lại 2% tổng traffic của trang web, có nghĩa là phần lớn traffic đến từ các nguồn khác.
Với bối cảnh này, marketer dễ dàng hiểu cách đối thủ đang sử dụng digital ads. Công cụ từ bên thứ ba cũng có thể giúp bạn xác định được chiến lược và mạng lưới quảng cáo mà bạn chưa xem xét tới, giúp bạn tiếp cận một cách toàn diện với paid social và digital ads.
Kết hợp các công cụ miễn phí và trả phí giúp marketer có thể thu thập nhiều dữ liệu về quảng cáo social của đối thủ cạnh tranh. Với thông tin này, marketer có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo của mình, thử nghiệm nhiều quảng cáo hơn, điều chỉnh ngân sách hoặc thậm chí thử nghiệm nền tảng mới.