Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Trong bối cảnh giá căn hộ chung cư liên tục tăng mạnh trong thời gian qua, những căn hộ có diện tích nhỏ, đã qua sử dụng lại trở thành lựa chọn tối ưu.
Anh Hòa (quê Hà Nam) cho hay, năm 2016 hai vợ chồng anh mua căn hộ 65m2, trên địa bàn phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội với giá 1,2 tỷ. Cuối năm 2023, do có nhu cầu chuyển nhà rộng hơn, anh Hòa rao bán và nhanh chóng chốt bán được giá 2,4 tỷ đồng.
Căn hộ có diện tích nhỏ được nhiều người mua lựa chọn
Tương tự, chị Hoài An (32 tuổi, Nam Từ Liêm) cũng chia sẻ, tháng 7/2023 chị mua một căn hộ 52m2 tại một khu đô thị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Căn hộ đã hoàn thiện nội thất, người chủ trước chuyển công tác nên bán lại với giá 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 1/2024, một người hàng xóm của chị đã mua căn hộ có diện tích tương tự nhưng chưa có nội thất với giá hơn 2,2 tỷ đồng. Như vậy có nghĩa là chưa kể tiền hoàn thiện nội thất, sau nửa năm căn hộ đã tăng giá hơn 300 triệu.
Không chỉ căn hộ chung cư, các căn hộ tập thể cũ có tuổi đời 40 - 50 năm cũng được nhiều người ưu tiên tìm mua và giao dịch khá nhiều.
Chia sẻ với phóng viên, chị Phạm Minh Phượng (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Tôi mới mua căn chung cư cũ ở phố Trần Huy Liệu - Giảng Võ, Ba Đình cho con ra ở riêng, trong ngưỡng cho phép về tài chính, nên lựa chọn một căn hộ 30m2 được cơi nới 45m2 với giá tiền 1,6 tỷ đồng. Căn hộ với giá như vậy là hợp lý, bởi nó nằm tại quận trung tâm và số tiền 1,6 tỷ thì rất khó tìm được nhà thời điểm này, không phát sinh vay vốn ngân hàng. Căn hộ dù nhỏ nhưng không gian sống thoáng đãng, yên tĩnh. Đặc biệt, căn hộ có pháp lý rõ ràng nên an tâm khi muốn chuyển nhượng" – chị Phượng nói thêm.
Căn hộ tập thể cũ cũng được săn lùng trong thời gian gần đây
Một số môi giới nhà đất tại Hà Nội cho rằng, nguồn cung nhà ở giá thấp từ 1 - 2 tỷ đồng tại các quận hầu như không còn. “Chung cư cũ "hot" nhưng hiếm, hầu hết có hàng là khách xem nhà, chốt xuống tiền rất nhanh”, - anh Sang, một môi giới nhà cho hay.
Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, trong 10 năm qua, giá bất động sản đã tăng hàng chục lần. Riêng năm 2021, giá nhà bình quân tăng trưởng hai chữ số, thậm chí gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở năm 2023 đạt khoảng 55.329 sản phẩm, tăng khoảng 14% so với tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2022 nhưng vẫn chỉ bằng 32% so với năm 2018.
Đáng nói, tỷ trọng nguồn cung cũng dần mất cân đối khi các sản phẩm nhà ở bình dân bị thiếu hụt. Khi tính trên tổng nguồn cung, phân khúc bình dân giảm sút đáng kể từ 30% vào năm 2019 xuống 6% vào năm 2023.
Nguồn cung thị trường ghi nhận mức cao nhất ở phân khúc căn hộ trung cấp chiếm tới 40%, tiếp theo là dòng sản phẩm thấp tầng, đất nền (24%) và căn hộ cao cấp (22%), căn hộ siêu sang và bình dân chiếm tỷ trọng tương đương ở mức 5%. Trong đó, căn hộ bình dân có giá dưới 25 triệu đồng/m2 chỉ có ở thị trường tỉnh hoặc dự án nhà ở xã hội.
Anh Hòa (quê Hà Nam) cho hay, năm 2016 hai vợ chồng anh mua căn hộ 65m2, trên địa bàn phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội với giá 1,2 tỷ. Cuối năm 2023, do có nhu cầu chuyển nhà rộng hơn, anh Hòa rao bán và nhanh chóng chốt bán được giá 2,4 tỷ đồng.
Căn hộ có diện tích nhỏ được nhiều người mua lựa chọn
Tương tự, chị Hoài An (32 tuổi, Nam Từ Liêm) cũng chia sẻ, tháng 7/2023 chị mua một căn hộ 52m2 tại một khu đô thị trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Căn hộ đã hoàn thiện nội thất, người chủ trước chuyển công tác nên bán lại với giá 1,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 1/2024, một người hàng xóm của chị đã mua căn hộ có diện tích tương tự nhưng chưa có nội thất với giá hơn 2,2 tỷ đồng. Như vậy có nghĩa là chưa kể tiền hoàn thiện nội thất, sau nửa năm căn hộ đã tăng giá hơn 300 triệu.
Không chỉ căn hộ chung cư, các căn hộ tập thể cũ có tuổi đời 40 - 50 năm cũng được nhiều người ưu tiên tìm mua và giao dịch khá nhiều.
Chia sẻ với phóng viên, chị Phạm Minh Phượng (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Tôi mới mua căn chung cư cũ ở phố Trần Huy Liệu - Giảng Võ, Ba Đình cho con ra ở riêng, trong ngưỡng cho phép về tài chính, nên lựa chọn một căn hộ 30m2 được cơi nới 45m2 với giá tiền 1,6 tỷ đồng. Căn hộ với giá như vậy là hợp lý, bởi nó nằm tại quận trung tâm và số tiền 1,6 tỷ thì rất khó tìm được nhà thời điểm này, không phát sinh vay vốn ngân hàng. Căn hộ dù nhỏ nhưng không gian sống thoáng đãng, yên tĩnh. Đặc biệt, căn hộ có pháp lý rõ ràng nên an tâm khi muốn chuyển nhượng" – chị Phượng nói thêm.
Căn hộ tập thể cũ cũng được săn lùng trong thời gian gần đây
Một số môi giới nhà đất tại Hà Nội cho rằng, nguồn cung nhà ở giá thấp từ 1 - 2 tỷ đồng tại các quận hầu như không còn. “Chung cư cũ "hot" nhưng hiếm, hầu hết có hàng là khách xem nhà, chốt xuống tiền rất nhanh”, - anh Sang, một môi giới nhà cho hay.
Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, trong 10 năm qua, giá bất động sản đã tăng hàng chục lần. Riêng năm 2021, giá nhà bình quân tăng trưởng hai chữ số, thậm chí gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở năm 2023 đạt khoảng 55.329 sản phẩm, tăng khoảng 14% so với tổng lượng sản phẩm chào bán năm 2022 nhưng vẫn chỉ bằng 32% so với năm 2018.
Đáng nói, tỷ trọng nguồn cung cũng dần mất cân đối khi các sản phẩm nhà ở bình dân bị thiếu hụt. Khi tính trên tổng nguồn cung, phân khúc bình dân giảm sút đáng kể từ 30% vào năm 2019 xuống 6% vào năm 2023.
Nguồn cung thị trường ghi nhận mức cao nhất ở phân khúc căn hộ trung cấp chiếm tới 40%, tiếp theo là dòng sản phẩm thấp tầng, đất nền (24%) và căn hộ cao cấp (22%), căn hộ siêu sang và bình dân chiếm tỷ trọng tương đương ở mức 5%. Trong đó, căn hộ bình dân có giá dưới 25 triệu đồng/m2 chỉ có ở thị trường tỉnh hoặc dự án nhà ở xã hội.