Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Quả quất hồng bì có giá trị dinh dưỡng đặc biệt đó chính là giàu chất đồng, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến các bộ phận cơ thể như cơ quan nội tạng, máu, hệ thần kinh trung ương…
Quất hồng bì hay còn có tên gọi khác như hoàng bì tử, hoàng đạn tử, kim đạn tử… có vị chua ngọt, được đánh giá là một trong những loại trái cây có hương vị đặc trưng và đặc biệt trong nhóm những trái cây mùa hè, hội tụ đủ 3 yếu tố: sắc, hương, vị, thuộc dạng "tuyệt phẩm" trong họ trái cây.
Đông y nghiên cứu về quất hồng bì rất kỹ. Theo tài liệu công bố, thành phần dinh dưỡng của trái cây này khá đặc biệt. Trong 100g có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể.
Ảnh minh hoạ
Về đặc tính, quất hồng bì có tính lạnh, vị chua, với lượng calo khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g. Vốn được biết đến với nhiều công dụng cụ thể như sinh tân (tạo nước bọt, các nguồn nước/dịch cơ thể), giải khát, chữa hen suyễn, chăm sóc tốt cho dạ dày, thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.
Trong quả quất hồng bì có nhiều dưỡng chất tốt, nhưng có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt đó chính là giàu chất đồng - một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe thể chất, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến các bộ phận cơ thể như cơ quan nội tạng, máu, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương cũng như bộ não, gan, tim...
Quất hồng bì thích hợp cho cho hầu hết mọi người, đồng thời nó rất tốt cho những nhóm người mắc các bệnh như: Thiếu năng lượng, mệt mỏi, ù tai và chóng mặt. Những người chân tay nhờn nhớt, da dẻ nhợt nhạt, cảm thấy không đủ khí để thở sau khi hoạt động thể chất, loãng xương, tim đập nhanh…
Quất hồng bì có thể sử dụng bằng nhiều các khác nhau như: ăn trực tiếp, làm mứt, đem ngâm với đường, muối, mật ong...
Ảnh minh hoạ
Một số công dụng của cây hồng bì có thể bạn chưa biết:
Quả hồng bì trị ho, kích thích tiêu hóa
Theo y học cổ truyền, vỏ của hồng bì có công dụng trị ho rất tốt. Vào mùa nếu bị ho bạn có thể lấy hồng bì hấp cùng với một chút đường để lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể ngâm sẵn để dùng dần, hoặc làm mứt hồng bì để ăn trong những ngày bị ho.
Hạt hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt.
Ảnh minh hoạ
Lá hồng bì giúp long đờm, mượt tóc
Lá hồng bì có tính ấm, vị cay, đắng. Theo Đông y, lá hồng bì có tác dụng long đơm, giảm ho, hạ sốt, giải cảm. Còn theo một nghiên cứu hiện nay thì lá hồng bì có thể giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan và lipid huyết…
Trước đây, nhiều chị em còn dùng lá hồng bị đun sôi để nguội để gội đầu, có công dụng trị gàu, làm mượt tóc rất hữu hiệu.
Rễ hồng bì tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong Đông y thì rễ cây hồng bì có tác dụng chữ cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau đẻ. Liều dùng: hạt 6-10g, rễ 10-20g.
Còn đối với phụ nữ sau đẻ có thể dùng thang thuốc sau sắc lên uống. Nên dùng trong nhiều ngày liên tục. Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Nó giúp cho sản phụ kích thích tiêu hóa và phòng bệnh sau đẻ.
Quất hồng bì hay còn có tên gọi khác như hoàng bì tử, hoàng đạn tử, kim đạn tử… có vị chua ngọt, được đánh giá là một trong những loại trái cây có hương vị đặc trưng và đặc biệt trong nhóm những trái cây mùa hè, hội tụ đủ 3 yếu tố: sắc, hương, vị, thuộc dạng "tuyệt phẩm" trong họ trái cây.
Đông y nghiên cứu về quất hồng bì rất kỹ. Theo tài liệu công bố, thành phần dinh dưỡng của trái cây này khá đặc biệt. Trong 100g có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể.
Ảnh minh hoạ
Về đặc tính, quất hồng bì có tính lạnh, vị chua, với lượng calo khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g. Vốn được biết đến với nhiều công dụng cụ thể như sinh tân (tạo nước bọt, các nguồn nước/dịch cơ thể), giải khát, chữa hen suyễn, chăm sóc tốt cho dạ dày, thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.
Trong quả quất hồng bì có nhiều dưỡng chất tốt, nhưng có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt đó chính là giàu chất đồng - một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe thể chất, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến các bộ phận cơ thể như cơ quan nội tạng, máu, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương cũng như bộ não, gan, tim...
Quất hồng bì thích hợp cho cho hầu hết mọi người, đồng thời nó rất tốt cho những nhóm người mắc các bệnh như: Thiếu năng lượng, mệt mỏi, ù tai và chóng mặt. Những người chân tay nhờn nhớt, da dẻ nhợt nhạt, cảm thấy không đủ khí để thở sau khi hoạt động thể chất, loãng xương, tim đập nhanh…
Quất hồng bì có thể sử dụng bằng nhiều các khác nhau như: ăn trực tiếp, làm mứt, đem ngâm với đường, muối, mật ong...
Ảnh minh hoạ
Một số công dụng của cây hồng bì có thể bạn chưa biết:
Quả hồng bì trị ho, kích thích tiêu hóa
Theo y học cổ truyền, vỏ của hồng bì có công dụng trị ho rất tốt. Vào mùa nếu bị ho bạn có thể lấy hồng bì hấp cùng với một chút đường để lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể ngâm sẵn để dùng dần, hoặc làm mứt hồng bì để ăn trong những ngày bị ho.
Hạt hồng bì có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa, được dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt.
Ảnh minh hoạ
Lá hồng bì giúp long đờm, mượt tóc
Lá hồng bì có tính ấm, vị cay, đắng. Theo Đông y, lá hồng bì có tác dụng long đơm, giảm ho, hạ sốt, giải cảm. Còn theo một nghiên cứu hiện nay thì lá hồng bì có thể giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan và lipid huyết…
Trước đây, nhiều chị em còn dùng lá hồng bị đun sôi để nguội để gội đầu, có công dụng trị gàu, làm mượt tóc rất hữu hiệu.
Rễ hồng bì tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong Đông y thì rễ cây hồng bì có tác dụng chữ cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau đẻ. Liều dùng: hạt 6-10g, rễ 10-20g.
Còn đối với phụ nữ sau đẻ có thể dùng thang thuốc sau sắc lên uống. Nên dùng trong nhiều ngày liên tục. Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Nó giúp cho sản phụ kích thích tiêu hóa và phòng bệnh sau đẻ.