Bên trong dinh thự xa hoa như mê cung từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc

Võ Xuân Trường

Well-known member
Bên trong dinh thự xa hoa như mê cung từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc

Chu Gia Hoa Viên là dinh thự gần 100 tuổi với vườn hoa lớn nằm ở phía nam Vân Nam, Trung Quốc, thu hút du khách tham quan.
Chu Gia Hoa Viên còn được gọi là vườn hoa nhà họ Chu. Đặc biệt cái tên "Vườn ngắm cảnh lớn nơi biên giới Tây Nam" (Tây Nam biên thùy Đại Quan Viên) lấy cảm hứng từ dinh thự xa hoa trong tiểu thuyết nổi tiếng Hồng Lâu Mộng.
Toàn bộ hoa viên này có kiến trúc đối xứng hoàn hảo, rộng lớn đến mức nhiều vị khách mô tả nơi đây như một "mê cung". Khách du lịch tham quan hoa viên này một mình có thể dễ dàng bị lạc và mắc kẹt nếu đi quá xa.


Đây là một công trình được xây dựng từ cuối thời nhà Thanh, bao gồm dinh thự, từ đường, kết hợp với vườn hoa ngắm cảnh.


Chu Gia Hoa Viên nằm giữa phố Kiến Tân, thuộc phố cổ Kiến Thủy, thị trấn Lâm An, huyện Kiến Thủy, tỉnh Vân Nam, cách thủ phủ Côn Minh khoảng 200km. Muốn tìm hiểu Chu Gia Hoa Viên cần bắt đầu từ câu chuyện về gia đình họ Chu. Tất cả bắt đầu khi một thương nhân trẻ tên Chu Quảng Phúc chuyển tới Kiến Thủy vào năm 1821. Người này sau đó kết hôn, sinh sống và kinh doanh tại đây.
Dần dần, ảnh hưởng kinh doanh của gia đình họ Chu mở rộng lớn mạnh sang tỉnh Tứ Xuyên. Một số thành viên trong gia đình đỗ các kỳ thi, trở thành quan chức trong quận địa phương.
Cửa vào Chu Gia Hoa Viên.
Cửa vào Chu Gia Hoa Viên.
Vừa có địa vị xã hội, vừa giàu có, các con trai của Chu Quảng Phúc bắt đầu xây dựng Chu Gia Hoa Viên vào cuối những năm 1870 trên phố Hàn Lâm, nằm ở trung tâm Kiến Thủy. Sau hàng chục năm xây dựng, đến đời con cháu họ dinh thự mới được hoàn thành vào cuối những năm 1930.
Dinh thự có tổng cộng 214 phòng, 42 khoảng sân, tổng diện tích hơn 20.000m2. Chu Gia Hoa Viên có phong cách kiến trúc lấy cảm hứng từ những khu vườn ở Tô Châu và Sơn Tây, Trung Quốc.
Khu vực giả sơn, mê cung và thác nước ngay cạnh hồ nước lớn.
Khu vực giả sơn, mê cung và thác nước ngay cạnh hồ nước lớn.
Từ đường họ Chu nằm trong khuôn viên dinh thự.
Từ đường họ Chu nằm trong khuôn viên dinh thự.
Điều khác biệt là công trình này không đi theo lối kiến trúc truyền thống của hoa viên Trung Quốc, lấy một trục làm trung tâm. Mỗi một góc vườn được xây dựng một hệ thống riêng, bố trí hài hòa, linh hoạt.
Những năm tháng chiến tranh, nơi đây được dùng làm trường học, bệnh viện dã chiến, phòng triển lãm… Tới năm 1990 Chu Gia Hoa Viên được tu sửa và mở cửa làm điểm tham quan du lịch.
Hiện nay, Chu Gia Hoa Viên còn mở phòng Sảnh Mai, Sân Xanh, Vườn Trúc, Vườn Cúc và 24 phòng nghỉ khác phục vụ du khách muốn nghỉ lại qua đêm. Nội thất bên trong các phòng, từ giường, bàn, ghế, đèn lồng, tác phẩm điêu khắc... đều được làm bằng gỗ, thể hiện rõ nét cuộc sống hàng ngày vào thời nhà Thanh.
Khu vực ngắm Chu Gia Hoa Viên từ trên cao.
Khu vực ngắm Chu Gia Hoa Viên từ trên cao.
Phong cách kiến trúc ở Chu Gia Hoa Viên mang đậm nét cổ kính.
Phong cách kiến trúc ở Chu Gia Hoa Viên mang đậm nét cổ kính.
Dãy hành lang quanh co trong khuôn viên.
Dãy hành lang quanh co trong khuôn viên.
Nửa ngày dạo chơi tham quan ở Chu Gia Hoa Viên, Phương Linh, nữ du khách từ Hà Nội, nhận xét: "Tôi ấn tượng mạnh bởi bố cục bên trong Chu Gia Hoa Viên. Đặc biệt là cách họ xây dựng khu vực sân và nhà ở cứ nối tiếp nhau, đối xứng hoàn hảo.
Góc mê cung đá lớn nằm ngay cạnh hồ nước lớn được xây dựng rất công phu. Đi dạo một vòng trong mê cung đá cảm giác rất thú vị. Nếu muốn ngắm dinh thự từ trên xuống, bạn có thể đi bộ lên đỉnh giả sơn nằm ngay phía trên nóc mê cung".
Kiến Thủy nằm gần khu vực biên giới 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.
Một công trình kiến trúc ấn tượng trong khuôn viên khu vườn.
Người dân Trung Quốc bày bán những gánh hoa quả ngay bên cạnh cửa vào Chu Gia Hoa Viên.
Bên ngoài Chu Gia Hoa Viên.
Sau khi tham quan Chu Gia Hoa Viên, du khách có thể thưởng thức hoa quả tươi, những món đồ ăn vặt như trà sữa, đậu phụ nướng, kẹo đường, kem... ở những gánh hàng rong, hàng quán 2 bên đường trong phố cổ Kiến Thủy.
Nếu không thích ăn uống, bạn có thể dạo chơi trên đường phố, tìm mua gốm tím Kiến Thủy về làm quà. Một ấm chè đất nung có giá khoảng 500.000 đồng.
Chu Gia Hoa Viên mở cửa từ 8 giờ - 23 giờ. Giá vé vào cửa 20 tệ, khoảng 66.000 đồng/người.
Di chuyển tới Vườn hoa Chu Gia khá dễ, có nhiều xe bus dừng ở các trạm trung chuyển trong thành phố và các thị trấn ở ngoại thành.
Từ Việt Nam, du khách di chuyển đường bộ qua cửa khẩu Lào Cai, đi tiếp gần 300km nữa tới thành phố Kiến Thủy. Khách du lịch đến Kiến Thủy không cần xin visa, chỉ cần giấy thông hành.
 
Bên trên