Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Được xây dựng từ năm 1908, đến nay công trình kiến trúc ở Trường ĐH Sài Gòn có tuổi đời lên đến 116 năm và được xem là nơi cổ xưa bậc nhất trong hệ thống các trường đại học tại TP.HCM.
Hiện tại công trình cổ xưa ở đây vẫn còn sử dụng cho việc dạy và học.
Trường ĐH Sài Gòn được xây dựng từ năm 1908 (thời Pháp thuộc), là trường trung học đầu tiên của người Hoa tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau đó trường được đổi tên và gọi là Bác Ái học hiệu, một trong những trường tư thục với ba cấp học mẫu giáo, tiểu học và trung học tại Sài Gòn và dành riêng cho con em Hoa kiều đang định cư tại Việt Nam theo học.
Sau năm 1975, Trường Sư phạm cấp II miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ tiếp quản, cải tạo và xây dựng Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn thành Trường Cao đẳng Sư phạm của Chính quyền cách mạng.
Trường ĐH Sài Gòn là trường đại học duy nhất ở TP.HCM có công trình kiến trúc trên trăm tuổi
Phạm Hữu
Ngày 6.4.1976, Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn trên cơ sở của Trường Sư phạm cấp II miền Nam Việt Nam, trở thành ngôi trường chuyên ngành sư phạm đầu tiên sau ngày giải phóng được thành lập. Đến ngày 3.9.1976, trường chính thức được đổi tên thành Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, cùng 5 trường cao đẳng sư phạm khác.
Tháng 9.1977, Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM chính thức tiếp quản khuôn viên tại số 273 An Dương Vương, Q.5, TP.HCM làm trụ sở chính. Ngày 25.4.2007, Trường ĐH Sài Gòn chính thức ra đời trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, và trụ sở chính cũng nằm tại P.3, Q.5.
Trường có tổng diện tích là 57.850 m2. Số phòng học cho sinh viên là 178 phòng, 17 phòng thực hành máy tính, 42 phòng thực hành, thí nghiệm chuyên môn, 4 nhà tập đa năng, 24 phòng chức năng khác.
Trải qua nhiều năm tháng, trường vẫn giữ được nét cổ kính đặc trưng
Phạm Hữu
Dãy nhà C, nơi đối diện với cổng chính để bước vào bên trong trường
Phạm Hữu
Tháp đồng hồ với những họa tiết theo lối kiến trúc Á - Âu hòa quyện vào nhau
Phạm Hữu
Theo đại diện Trường ĐH Sài Gòn, sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất từ thời kỳ trước, nhà trường có sự sắp xếp lại các phòng ốc để phù hợp với công tác ở mỗi thời điểm. Dãy nhà B và C là 2 công trình nguyên thủy được xây dựng từ năm 1908, có tuổi đời 116 năm và vẫn còn được bảo tồn, sử dụng cho đến tận ngày nay.
Nét kiến trúc tiêu biểu của trường là sự pha trộn giữa kiến trúc phương Tây và Trung Hoa. Trong đó, mái ngói đỏ, tháp đồng hồ, phù điêu sư tử đá được bài trí phía cổng ra vào dãy nhà B, các họa tiết bằng gỗ và sành sứ mang đậm lối kiến trúc Pháp - Hoa và được xem là điểm nhấn trong kiến trúc cổ của trường.
Cầu thang gỗ kết hợp với lan can sắt tạo thêm điểm nhấn cổ kính bên trong 2 dãy nhà C và B
Phạm Hữu
Điểm nối giữa cầu thang gỗ là hành lang, nơi dẫn vào các phòng học của sinh viên
Phạm Hữu
Cầu thang gỗ bắc lên một phòng học. Ở dãy nhà C và B đều có các phòng học được bắc lên từ cầu thang gỗ
Phạm Hữu
Dãy nhà C và B đều có 2 tầng (tầng trệt và tầng 1)
Phạm Hữu
Dãy C và dãy B của trường vẫn giữ theo kiến trúc nguyên bản, màu vàng của sơn cũng được trường giữ đến tận hôm nay.
Dãy nhà B được trưng dụng làm phòng học, tầng trệt được sử dụng làm phòng thi các môn trên máy tính và tầng 1 là phòng hội nghị. Còn tầng trệt ở dãy C được trưng dụng làm các phòng chức năng và tầng 1 là các phòng học.
Hiện tại công trình cổ xưa ở đây vẫn còn sử dụng cho việc dạy và học.
Trường ĐH Sài Gòn được xây dựng từ năm 1908 (thời Pháp thuộc), là trường trung học đầu tiên của người Hoa tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau đó trường được đổi tên và gọi là Bác Ái học hiệu, một trong những trường tư thục với ba cấp học mẫu giáo, tiểu học và trung học tại Sài Gòn và dành riêng cho con em Hoa kiều đang định cư tại Việt Nam theo học.
Sau năm 1975, Trường Sư phạm cấp II miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ tiếp quản, cải tạo và xây dựng Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn thành Trường Cao đẳng Sư phạm của Chính quyền cách mạng.
Trường ĐH Sài Gòn là trường đại học duy nhất ở TP.HCM có công trình kiến trúc trên trăm tuổi
Phạm Hữu
Ngày 6.4.1976, Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn trên cơ sở của Trường Sư phạm cấp II miền Nam Việt Nam, trở thành ngôi trường chuyên ngành sư phạm đầu tiên sau ngày giải phóng được thành lập. Đến ngày 3.9.1976, trường chính thức được đổi tên thành Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, cùng 5 trường cao đẳng sư phạm khác.
Tháng 9.1977, Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM chính thức tiếp quản khuôn viên tại số 273 An Dương Vương, Q.5, TP.HCM làm trụ sở chính. Ngày 25.4.2007, Trường ĐH Sài Gòn chính thức ra đời trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, và trụ sở chính cũng nằm tại P.3, Q.5.
Trường có tổng diện tích là 57.850 m2. Số phòng học cho sinh viên là 178 phòng, 17 phòng thực hành máy tính, 42 phòng thực hành, thí nghiệm chuyên môn, 4 nhà tập đa năng, 24 phòng chức năng khác.
Trải qua nhiều năm tháng, trường vẫn giữ được nét cổ kính đặc trưng
Phạm Hữu
Dãy nhà C, nơi đối diện với cổng chính để bước vào bên trong trường
Phạm Hữu
Tháp đồng hồ với những họa tiết theo lối kiến trúc Á - Âu hòa quyện vào nhau
Phạm Hữu
Theo đại diện Trường ĐH Sài Gòn, sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất từ thời kỳ trước, nhà trường có sự sắp xếp lại các phòng ốc để phù hợp với công tác ở mỗi thời điểm. Dãy nhà B và C là 2 công trình nguyên thủy được xây dựng từ năm 1908, có tuổi đời 116 năm và vẫn còn được bảo tồn, sử dụng cho đến tận ngày nay.
Nét kiến trúc tiêu biểu của trường là sự pha trộn giữa kiến trúc phương Tây và Trung Hoa. Trong đó, mái ngói đỏ, tháp đồng hồ, phù điêu sư tử đá được bài trí phía cổng ra vào dãy nhà B, các họa tiết bằng gỗ và sành sứ mang đậm lối kiến trúc Pháp - Hoa và được xem là điểm nhấn trong kiến trúc cổ của trường.
Cầu thang gỗ kết hợp với lan can sắt tạo thêm điểm nhấn cổ kính bên trong 2 dãy nhà C và B
Phạm Hữu
Điểm nối giữa cầu thang gỗ là hành lang, nơi dẫn vào các phòng học của sinh viên
Phạm Hữu
Cầu thang gỗ bắc lên một phòng học. Ở dãy nhà C và B đều có các phòng học được bắc lên từ cầu thang gỗ
Phạm Hữu
Dãy nhà C và B đều có 2 tầng (tầng trệt và tầng 1)
Phạm Hữu
Dãy C và dãy B của trường vẫn giữ theo kiến trúc nguyên bản, màu vàng của sơn cũng được trường giữ đến tận hôm nay.
Dãy nhà B được trưng dụng làm phòng học, tầng trệt được sử dụng làm phòng thi các môn trên máy tính và tầng 1 là phòng hội nghị. Còn tầng trệt ở dãy C được trưng dụng làm các phòng chức năng và tầng 1 là các phòng học.