Nguyễn May
Well-known member
Ban đầu vị bếp trưởng tưởng rằng bún riêu cua sẽ có vị tanh, nhưng khi nếm thử, ông đã lập tức thay đổi suy nghĩ.
Kazuki Matsumoto (hay được biết đến với biệt danh Kiki) là một blogger người Nhật Bản có gần 130.000 người theo dõi trên Youtube. Anh sinh sống tại Việt Nam được 6 năm.
Mới đây, Kiki đón một người sếp cũ của anh từ Fuokoka, Nhật Bản sang thăm Hà Nội. Du khách này là một bếp trưởng rất yêu mến ẩm thực Việt, từng có hai lần tới thăm TPHCM vào 20 năm trước nhưng chưa có dịp đến Hà Nội du lịch.
Trong lần quay trở lại này, Kiki đã đưa 2 người bạn Nhật đi thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng Việt Nam như bún chả, bánh mì bơ, mì gà tần… Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến bún riêu cua.
Quán ăn mà Kiki lựa chọn nằm sâu trong con hẻm khá nhỏ trên phố Hàng Lược, chỉ vừa một, hai người lách qua. Kiki cho biết đã từng tới quán này vài lần, nhưng lần nào cũng đóng cửa nên chưa có dịp thưởng thức. Người bạn Nhật cảm thấy rất ngạc nhiên và thích thú, ông cảm thán quán nhỏ như vậy nếu không có người dẫn đi thử thì chắc khách du lịch sẽ không bao giờ biết tới được.
Đường đi vào quán khá hẹp
Kiki giải thích với người bạn Nhật về mắm tôm Việt Nam
Kiki gọi 3 suất bún riêu cua đầy đủ, gồm các topping như trứng vịt lộn, bò, giò, riêu cua.
“Lần đầu tiên thử, tôi muốn thưởng thức vị nước dùng cua nguyên bản không có mắm tôm đã. Tôi biết nếu cho mắm tôm vào sẽ ngon hơn rất nhiều”, Kiki nói với bếp trưởng Nhật.
Giá cả tại đây được niêm yết sẵn nên anh cũng không quá bất ngờ, một bát bún riêu đầy đủ có giá 60 nghìn, chưa bao gồm quẩy ăn kèm.
Bếp trưởng Nhật tỏ ra khá sành sỏi, ông thêm một chút nước giấm tỏi, ớt chưng và ăn kèm cùng thật nhiều rau sống
“Đối với bác đầu bếp, việc ăn là nghiên cứu, chứ không đơn thuần chỉ là ăn. Đây là thói quen của bác ấy rồi”, Kiki nói. Nếm thử topping đầu tiên, người đàn ông Nhật nhận thấy đậu khá mềm, thơm, vị chua tỏa ra từ miệng, thịt bò có cả sụn, giòn sần sật, trứng vịt lộn hơi dai dai.
“Nước dùng cho thêm vị chua, cay vào thì thấy rất vừa. Ngon và khác xa so với tưởng tượng của tôi. Ban đầu tôi cứ nghĩ sẽ có mùi hơi tanh của cua nhưng hoàn toàn không phải. Hương vị bún ở Hà Nội có sự khác biệt so với TP HCM, rất thanh đạm”, vị bếp trưởng nhận xét.
Bún riêu từ lâu đã trở thành một trong những món ăn truyền thống, đặc trưng cho nền ẩm thực Thủ đô.
Bún riêu là món bún thịt hoặc hải sản có màu đỏ đặc trưng, dùng 2 nguyên liệu chính là gạch cua đồng và cà chua. Để tạo vị chua cho nước dùng, người nấu sẽ dùng me hoặc mẻ. Đậu phụ rán cũng làm tăng phần hấp dẫn cho món bún này.
Bún riêu là một món ăn hàng ngày đã quá quen thuộc với người Hà Nội (Ảnh: Internet)
Tùy thuộc vào từng địa phương, bún riêu có thể ăn cùng thịt bò, thịt lợn, ốc hoặc cá rán. Khi thưởng thức sẽ thêm chanh, ớt, rau thơm và hoa chuối, một chút mắm tôm hoặc giấm bỗng nếu muốn tăng thêm vị chua.
Dù được gọi vui là món "bún nhà nghèo", nhưng hiện nay một bát bún riêu đầy đủ ở đa số các quán lại có giá từ 50.000 - 60.000 đồng. Nhiều người cho rằng mức giá này tương đối đắt nhưng vẫn chấp nhận được bởi từ nước dùng cho tới các nguyên liệu ăn kèm đều hòa quyện rất chuẩn vị, "đắt xắt ra miếng".
Năm 2018, bún riêu Việt Nam từng được vinh danh trong top 21 món ăn ngon nhất thế giới, được công bố bởi chuyên trang Traveller của Australia. Kết quả này dựa trên bình chọn của thực khách, du khách trên khắp thế giới. Vì vậy có thể nói, bún riêu không chỉ được người Việt yêu thích và còn dần trở nên phổ biến với bạn bè quốc tế.
Kazuki Matsumoto (hay được biết đến với biệt danh Kiki) là một blogger người Nhật Bản có gần 130.000 người theo dõi trên Youtube. Anh sinh sống tại Việt Nam được 6 năm.
Mới đây, Kiki đón một người sếp cũ của anh từ Fuokoka, Nhật Bản sang thăm Hà Nội. Du khách này là một bếp trưởng rất yêu mến ẩm thực Việt, từng có hai lần tới thăm TPHCM vào 20 năm trước nhưng chưa có dịp đến Hà Nội du lịch.
Trong lần quay trở lại này, Kiki đã đưa 2 người bạn Nhật đi thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng Việt Nam như bún chả, bánh mì bơ, mì gà tần… Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến bún riêu cua.
Quán ăn mà Kiki lựa chọn nằm sâu trong con hẻm khá nhỏ trên phố Hàng Lược, chỉ vừa một, hai người lách qua. Kiki cho biết đã từng tới quán này vài lần, nhưng lần nào cũng đóng cửa nên chưa có dịp thưởng thức. Người bạn Nhật cảm thấy rất ngạc nhiên và thích thú, ông cảm thán quán nhỏ như vậy nếu không có người dẫn đi thử thì chắc khách du lịch sẽ không bao giờ biết tới được.
Đường đi vào quán khá hẹp
Kiki giải thích với người bạn Nhật về mắm tôm Việt Nam
Kiki gọi 3 suất bún riêu cua đầy đủ, gồm các topping như trứng vịt lộn, bò, giò, riêu cua.
“Lần đầu tiên thử, tôi muốn thưởng thức vị nước dùng cua nguyên bản không có mắm tôm đã. Tôi biết nếu cho mắm tôm vào sẽ ngon hơn rất nhiều”, Kiki nói với bếp trưởng Nhật.
Giá cả tại đây được niêm yết sẵn nên anh cũng không quá bất ngờ, một bát bún riêu đầy đủ có giá 60 nghìn, chưa bao gồm quẩy ăn kèm.
Bếp trưởng Nhật tỏ ra khá sành sỏi, ông thêm một chút nước giấm tỏi, ớt chưng và ăn kèm cùng thật nhiều rau sống
“Đối với bác đầu bếp, việc ăn là nghiên cứu, chứ không đơn thuần chỉ là ăn. Đây là thói quen của bác ấy rồi”, Kiki nói. Nếm thử topping đầu tiên, người đàn ông Nhật nhận thấy đậu khá mềm, thơm, vị chua tỏa ra từ miệng, thịt bò có cả sụn, giòn sần sật, trứng vịt lộn hơi dai dai.
“Nước dùng cho thêm vị chua, cay vào thì thấy rất vừa. Ngon và khác xa so với tưởng tượng của tôi. Ban đầu tôi cứ nghĩ sẽ có mùi hơi tanh của cua nhưng hoàn toàn không phải. Hương vị bún ở Hà Nội có sự khác biệt so với TP HCM, rất thanh đạm”, vị bếp trưởng nhận xét.
Bún riêu từ lâu đã trở thành một trong những món ăn truyền thống, đặc trưng cho nền ẩm thực Thủ đô.
Bún riêu là món bún thịt hoặc hải sản có màu đỏ đặc trưng, dùng 2 nguyên liệu chính là gạch cua đồng và cà chua. Để tạo vị chua cho nước dùng, người nấu sẽ dùng me hoặc mẻ. Đậu phụ rán cũng làm tăng phần hấp dẫn cho món bún này.
Bún riêu là một món ăn hàng ngày đã quá quen thuộc với người Hà Nội (Ảnh: Internet)
Tùy thuộc vào từng địa phương, bún riêu có thể ăn cùng thịt bò, thịt lợn, ốc hoặc cá rán. Khi thưởng thức sẽ thêm chanh, ớt, rau thơm và hoa chuối, một chút mắm tôm hoặc giấm bỗng nếu muốn tăng thêm vị chua.
Dù được gọi vui là món "bún nhà nghèo", nhưng hiện nay một bát bún riêu đầy đủ ở đa số các quán lại có giá từ 50.000 - 60.000 đồng. Nhiều người cho rằng mức giá này tương đối đắt nhưng vẫn chấp nhận được bởi từ nước dùng cho tới các nguyên liệu ăn kèm đều hòa quyện rất chuẩn vị, "đắt xắt ra miếng".
Năm 2018, bún riêu Việt Nam từng được vinh danh trong top 21 món ăn ngon nhất thế giới, được công bố bởi chuyên trang Traveller của Australia. Kết quả này dựa trên bình chọn của thực khách, du khách trên khắp thế giới. Vì vậy có thể nói, bún riêu không chỉ được người Việt yêu thích và còn dần trở nên phổ biến với bạn bè quốc tế.