Các nhà khảo cổ Anh liên tục bị "lạc lối" bởi những ngôi mộ cổ Anglo-Saxon mà két quả phân tích hài cốt hoàn toàn trái ngược với những món đồ tùy táng xa hoa mà họ mang theo.
Viết trên The Conversation, TS James Davison, nhà nghiên cứu về Lịch sử Trung cổ tại Đại học Liverpool (Anh) cho biết các ngôi mộ Anglo-Saxon từng được biết đến với sự phân định giới tính rõ ràng thông qua các đồ tùy táng.
Ví dụ các chiến binh nam giới được chôn cùng vũ khí, thiết bị và các dụng cụ phục vụ việc cưỡi ngựa; bên cạnh mộ cổ của các phu nhân cùng thời với đồ trang sức, dụng cụ may vá, hạt cườm...
Tuy nhiên, khi các kỹ thuật phát triển hơn và giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu chi tiết trên các bộ hài cốt, người ta phát hiện có một số ít các ngôi mộ bị đảo ngược giới tính: Những phụ nữ an nghỉ như một chiến binh và những nam giới được chôn cất trong trang phục nữ tính.
Nón sắt của một chiến binh Anglo-Saxon được trưng bày trong bảo tàng. Đôi khi nó được tìm thấy trong mộ có hài cốt nữ - Ảnh: AP
Sự xuất hiện của các ngôi mộ cổ lạ lùng như vậy phổ biến đến nỗi một giả thuyết được đặt ra: Định nghĩa "chuyển giới" của người hiện đại có thể đã xuất hiện từ thời rất cổ xưa, được công nhận trước khi bị gián đoạn trong thời gian dài.
Các ngôi mộ đặc biệt này đều thuộc thời Anglo-Saxon thời kỳ đầu (khoảng năm 450-750 sau Công Nguyên).
Vì vậy, nghiên cứu chi tiết về cách thức chôn cất đặc biệt này được kỳ vọng sẽ bổ sung những trang đặc biệt trong lịch sử nước Anh.
Nhóm nghiên cứu của TS Davison đã xem xét 11 ngôi mộ trong giai đoạn đó tại nghĩa trang tiền Thiên chúa giáo ở Buckland, được đánh dấu là "khác biệt".
Ví dụ người trong ngôi mộ số 30 được xác định "chắc chắn là nam giới" thông qua các xét nghiệm dựa trên bộ xương. Tuy nhiên, anh ta an nghỉ cùng một chiếc trâm cài mạ bạc, một chiếc ghim bạc, 84 hạt cườm, mặt dây chuyền bạc... thể hiện địa vị cao quý của một phu nhân.
Trong khi đó, ngôi mộ số 93 rõ ràng là nữ nhưng bên cạnh có kiếm, mũi giáo, các mảnh khiên trang trí, vòng đồng, nhẫn đồng... kiểu nam giới, cho thấy đó là một chiến binh.
Với ngôi mộ phụ nữ, có những cách giải thích khác dễ thuyết phục hơn: Đó có thể là bảo vật gia truyền được chôn cùng một người phụ nữ có địa vị cao quý hay được yêu quý đặc biệt; hoặc đơn giản cô là một nữ chiến binh.
Nhưng cũng có các bằng chứng cho phép suy luận hai người nói trên là một phụ nữ chuyển giới và một chiến binh chuyển giới hoàn toàn giàu có và được tôn trọng trong cộng đồng của họ.
"Mặc dù các phương pháp tiếp cận xuyên suốt không thể đưa ra lời giải thích rõ ràng cho việc chôn cất nằm ngoài hiểu biết truyền thống về giới tính Anglo-Saxon, nhưng những hiểu biết sâu sắc mà chúng dẫn đến dựa trên các bằng chứng như nhau" - TS Davison viết.
Theo ông, các lễ chôn cất đặc biệt này nên được tách riêng và đưa vào học thuật chính thống để mang lại góc nhìn mới về thế giới nói tiếng Anh.
Các nhà khảo cổ cũng mong tìm kiếm thêm nhiều ngôi mộ cổ như thế, và có thể một trong số chúng sẽ lưu giữ thứ gì đó giải thích rõ ràng hơn bí ẩn.
Viết trên The Conversation, TS James Davison, nhà nghiên cứu về Lịch sử Trung cổ tại Đại học Liverpool (Anh) cho biết các ngôi mộ Anglo-Saxon từng được biết đến với sự phân định giới tính rõ ràng thông qua các đồ tùy táng.
Ví dụ các chiến binh nam giới được chôn cùng vũ khí, thiết bị và các dụng cụ phục vụ việc cưỡi ngựa; bên cạnh mộ cổ của các phu nhân cùng thời với đồ trang sức, dụng cụ may vá, hạt cườm...
Tuy nhiên, khi các kỹ thuật phát triển hơn và giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu chi tiết trên các bộ hài cốt, người ta phát hiện có một số ít các ngôi mộ bị đảo ngược giới tính: Những phụ nữ an nghỉ như một chiến binh và những nam giới được chôn cất trong trang phục nữ tính.
Nón sắt của một chiến binh Anglo-Saxon được trưng bày trong bảo tàng. Đôi khi nó được tìm thấy trong mộ có hài cốt nữ - Ảnh: AP
Sự xuất hiện của các ngôi mộ cổ lạ lùng như vậy phổ biến đến nỗi một giả thuyết được đặt ra: Định nghĩa "chuyển giới" của người hiện đại có thể đã xuất hiện từ thời rất cổ xưa, được công nhận trước khi bị gián đoạn trong thời gian dài.
Các ngôi mộ đặc biệt này đều thuộc thời Anglo-Saxon thời kỳ đầu (khoảng năm 450-750 sau Công Nguyên).
Vì vậy, nghiên cứu chi tiết về cách thức chôn cất đặc biệt này được kỳ vọng sẽ bổ sung những trang đặc biệt trong lịch sử nước Anh.
Nhóm nghiên cứu của TS Davison đã xem xét 11 ngôi mộ trong giai đoạn đó tại nghĩa trang tiền Thiên chúa giáo ở Buckland, được đánh dấu là "khác biệt".
Ví dụ người trong ngôi mộ số 30 được xác định "chắc chắn là nam giới" thông qua các xét nghiệm dựa trên bộ xương. Tuy nhiên, anh ta an nghỉ cùng một chiếc trâm cài mạ bạc, một chiếc ghim bạc, 84 hạt cườm, mặt dây chuyền bạc... thể hiện địa vị cao quý của một phu nhân.
Trong khi đó, ngôi mộ số 93 rõ ràng là nữ nhưng bên cạnh có kiếm, mũi giáo, các mảnh khiên trang trí, vòng đồng, nhẫn đồng... kiểu nam giới, cho thấy đó là một chiến binh.
Với ngôi mộ phụ nữ, có những cách giải thích khác dễ thuyết phục hơn: Đó có thể là bảo vật gia truyền được chôn cùng một người phụ nữ có địa vị cao quý hay được yêu quý đặc biệt; hoặc đơn giản cô là một nữ chiến binh.
Nhưng cũng có các bằng chứng cho phép suy luận hai người nói trên là một phụ nữ chuyển giới và một chiến binh chuyển giới hoàn toàn giàu có và được tôn trọng trong cộng đồng của họ.
"Mặc dù các phương pháp tiếp cận xuyên suốt không thể đưa ra lời giải thích rõ ràng cho việc chôn cất nằm ngoài hiểu biết truyền thống về giới tính Anglo-Saxon, nhưng những hiểu biết sâu sắc mà chúng dẫn đến dựa trên các bằng chứng như nhau" - TS Davison viết.
Theo ông, các lễ chôn cất đặc biệt này nên được tách riêng và đưa vào học thuật chính thống để mang lại góc nhìn mới về thế giới nói tiếng Anh.
Các nhà khảo cổ cũng mong tìm kiếm thêm nhiều ngôi mộ cổ như thế, và có thể một trong số chúng sẽ lưu giữ thứ gì đó giải thích rõ ràng hơn bí ẩn.