tramnguyen
Well-known member
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời đại hiện nay. Bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình biết nhiều hơn một loại ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Thế nhưng, việc học ở trường là chưa đủ khi muốn thành thạo một ngôn ngữ cần nhiều nỗ lực hơn như thế. Trong đó, cùng con học tiếng anh tại nhà lại là phương pháp "vừa tiện còn lợi" nhưng thường bị bỏ qua.
Tại sao nên dạy ngoại ngữ tại nhà cho trẻ bên cạnh việc học tại trường?
Trong nhận thức của hầu hết trẻ em Việt Nam, ngoại ngữ chính là một môn học tại trường, và tất nhiên môn học sẽ đi kèm bài tập về nhà. Việc hoàn thành hàng tá những câu hỏi được giáo viên giao cho được xem là nhiệm vụ bắt buộc phải thi hành, vì thế làm hết bài tập coi như chấm dứt mối liên hệ với thứ mang tên ngoại ngữ. Nhưng thực tế như vậy là chưa đủ. Học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài vừa học vừa rèn luyện không chỉ ở môi trường lớp học nhất định. Ngoại ngữ còn là sinh ngữ, tức muốn thành thục chúng ta cần thực hành mỗi ngày, gắn nó với những sinh hoạt và sở thích thường nhật.
Chính vì thế, cùng con rèn ngoại ngữ tại nhà không những giúp con áp dụng những kiến thức học được ở trường, từ đó nhớ lâu và tiến bộ nhanh hơn, mà còn giúp bố mẹ theo dõi tình trạng học hành của con em, qua đó có những biện pháp giúp đỡ và cải thiện tình hình học tập khi cần thiết.
Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học ngoại ngữ tại nhà cùng gia đình. Áp lực tâm lý với bạn bè cùng trang lứa và sự hiện diện của giáo viên đôi khi tạo ra áp lực vô hình khiến trẻ ngại giao tiếp và thắc mắc. Trong khi đó, việc này trở nên dễ dàng hơn khi đối tượng là bố mẹ và người thân trong gia đình.
6 bí quyết rèn ngoại ngữ ở nhà cho con hiệu quả
Trên thực tế, ý tưởng bố mẹ tự dạy ngoại ngữ tại nhà cho con không mới thế nhưng lại xuất hiện nhiều rào cản, đa số đến từ việc bố mẹ không biết bắt đầu từ đâu và không tự tin vào vốn kiến thức ngoại ngữ của mình. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng này thì sau đây là những gợi ý đến từ các chuyên gia ngoại ngữ:
1. Hình thành thói quen học ngoại ngữ tại nhà
Hãy hình thành thói quen học ngoại ngữ cho con tại nhà. Bạn có thể bắt đầu với những buổi học ngắn (15 phút mỗi buổi) mỗi ngày đều đặn thay vì kéo dài các buổi học nhưng không thể duy trì hàng ngày. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể tăng thời gian học mỗi ngày của chúng, vì tỉ lệ thuận với độ tuổi, trẻ em càng lớn càng tập trung và có thể nắm được nhiều kiến thức nhanh hơn.
Cho trẻ trải nghiệm các hoạt động ngoại ngữ mỗi ngày cùng một khung giờ để tạo thành thói quen. Từ những hoạt động đó, trẻ cảm thấy tự tin hơn và biết mình cần gì, muốn gì. Ví dụ, các bậc phụ huynh có thể kể chuyện bằng ngoại ngữ cho con trước khi con ngủ. Nhưng nếu rơi vào trường hợp bạn quá bận và hoàn toàn không có thời gian, hãy tạo một “Góc Ngoại Ngữ” ngay tại nhà cho trẻ, đây sẽ là nơi có những cuốn sách, bộ phim, băng đĩa nhạc, trò chơi điện tử,... nước ngoài để mỗi ngày con có thể chủ động tìm tòi và học hỏi.
Việc tiếp xúc với ngoại ngữ một thời gian dài và liên tục là điều vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp trẻ mau ghi nhớ và cải thiện trình độ ngoại ngữ của bản thân.
2. Chơi game ngoại ngữ cùng con
Trẻ em học một cách tự nhiên nhất khi chúng đang vui chơi. Đó là lý do vì sao ở trường, các thầy cô hay dùng thẻ flashcards để dạy và ôn tập từ vựng cho con. Có rất nhiều trò chơi ngoại ngữ mà cha mẹ có thể chơi với con ở nhà như bingo, ghi nhớ hình ảnh (remembering pictures), từ xáo trộn (word jumble race), nghe nhạc và điền vào chỗ trống (fill in the blank songs),... Hiện tại những trò chơi này đều có sẵn và miễn phí trên mạng cũng như các cửa hàng ứng dụng. Cha mẹ có thể sử dụng những tài nguyên này để hỗ trợ trẻ luyện ngoại ngữ.
3. Đưa ngoại ngữ vào các tình huống thường gặp
Ưu điểm của việc dạy ngoại ngữ tại nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các vật dụng thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh.
Nói về chủ đề trang phục khi con bạn đang mặc quần áo hoặc khi bạn đang phân loại đồ giặt
Luyện từ vựng về đồ chơi và đồ đạc khi bạn giúp con dọn phòng ngủ.
Dạy từ vựng về thực phẩm khi bạn đang nấu ăn hoặc đi mua sắm. Khi bạn đi siêu thị, hãy đưa cho trẻ một danh sách những thứ cần tìm (lưu ý sử dụng hình ảnh hoặc từ ngữ tùy theo độ tuổi của trẻ).
4. Đọc sách truyện ngoại ngữ cho con nghe
Trẻ nhỏ yêu thích những cuốn sách có màu sắc tươi sáng và hình ảnh minh họa hấp dẫn. Nhìn vào các bức hình và đọc tên vật thể trong sách ngoại ngữ là cách bạn giúp trẻ nhớ về từ vựng tương ứng. Sau đó, hãy thực hành bằng cách yêu cầu con chỉ vào những thứ khác nhau, ví dụ: "Con mèo ở đâu?". Sau một thời gian, hãy khuyến khích trẻ nói thông qua những câu hỏi. Cuối cùng sau khi nắm từ vựng, việc đọc câu chuyện một cách liền mạch sẽ giúp con bạn quen với âm thanh và nhịp điệu của ngôn ngữ cần học.
5. Dạy thêm ngữ pháp
Đối với trẻ nhỏ, không cần thiết phải dạy các quy tắc ngữ pháp một cách rõ ràng mà thay vào đó, hãy cho chúng làm quen với việc nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong từng ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như trong tiếng Anh, sử dụng 'have got' khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hoặc 'must / must not' khi nói về nội quy trường học, những điều bắt buộc phải làm. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con bạn sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác hơn, từ đó giúp chúng mau chóng tiếp cận với ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn.
Còn riêng với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng phần luyện tập ngữ pháp từ video, câu đố và trò chơi giúp trẻ em học một cách vui vẻ và thoải mái. Một phương pháp hữu ích khác là cho những đứa trẻ lớn hơn dạy ngoại ngữ cho anh chị em của chúng hoặc các thành viên khác trong gia đình. Việc giải thích cho người khác cách sử dụng ngữ pháp sẽ giúp trẻ nắm vững kiến thức hơn.
6. Nói về những chủ đề con hứng thú
Hãy xem xét sở thích và tính cách của con bạn khi quyết định chủ đề nào sẽ dạy. Bạn có thể bắt đầu với một số chủ đề cơ bản như sau: Số đếm (1–10; 10–20; 20–100), màu sắc, tính từ (to, nhỏ, cao, vui, buồn, mệt mỏi), cơ thể, đồ chơi, quần áo, động vật, món ăn,...
Giúp trẻ trở nên quen thuộc với khoảng thời gian học ngoại ngữ là rất quan trọng, vì thế hãy sử dụng những cấu trúc câu giống nhau để ra hiệu cho trẻ đây là khoảng thời gian sử dụng ngoại ngữ hoàn toàn, ví dụ như, cha mẹ có thể sử dụng câu “It's English time! Let’s sit down.” khi dạy trẻ tiếng Anh. Trẻ sẽ sớm quen với việc sử dụng các cụm từ thường được sử dụng như: please, thank you, Can I have…?, Where is…?,...
Tổng kết
Ngoại ngữ mở ra cho con những cơ hội tuyệt vời trong tương lai và chuẩn bị hành trang ngay hiện tại là rất cần thiết. Không quan trọng phải có một khả năng ngôn ngữ hoàn hảo, miễn là bố mẹ luôn nỗ lực và nhiệt huyết trong việc cùng con "khám phá" một ngôn ngữ mới, kết quả mang lại có khi ngoài tầm mong đợi.
Tại sao nên dạy ngoại ngữ tại nhà cho trẻ bên cạnh việc học tại trường?
Trong nhận thức của hầu hết trẻ em Việt Nam, ngoại ngữ chính là một môn học tại trường, và tất nhiên môn học sẽ đi kèm bài tập về nhà. Việc hoàn thành hàng tá những câu hỏi được giáo viên giao cho được xem là nhiệm vụ bắt buộc phải thi hành, vì thế làm hết bài tập coi như chấm dứt mối liên hệ với thứ mang tên ngoại ngữ. Nhưng thực tế như vậy là chưa đủ. Học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài vừa học vừa rèn luyện không chỉ ở môi trường lớp học nhất định. Ngoại ngữ còn là sinh ngữ, tức muốn thành thục chúng ta cần thực hành mỗi ngày, gắn nó với những sinh hoạt và sở thích thường nhật.
Chính vì thế, cùng con rèn ngoại ngữ tại nhà không những giúp con áp dụng những kiến thức học được ở trường, từ đó nhớ lâu và tiến bộ nhanh hơn, mà còn giúp bố mẹ theo dõi tình trạng học hành của con em, qua đó có những biện pháp giúp đỡ và cải thiện tình hình học tập khi cần thiết.
Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi học ngoại ngữ tại nhà cùng gia đình. Áp lực tâm lý với bạn bè cùng trang lứa và sự hiện diện của giáo viên đôi khi tạo ra áp lực vô hình khiến trẻ ngại giao tiếp và thắc mắc. Trong khi đó, việc này trở nên dễ dàng hơn khi đối tượng là bố mẹ và người thân trong gia đình.
6 bí quyết rèn ngoại ngữ ở nhà cho con hiệu quả
Trên thực tế, ý tưởng bố mẹ tự dạy ngoại ngữ tại nhà cho con không mới thế nhưng lại xuất hiện nhiều rào cản, đa số đến từ việc bố mẹ không biết bắt đầu từ đâu và không tự tin vào vốn kiến thức ngoại ngữ của mình. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng này thì sau đây là những gợi ý đến từ các chuyên gia ngoại ngữ:
1. Hình thành thói quen học ngoại ngữ tại nhà
Hãy hình thành thói quen học ngoại ngữ cho con tại nhà. Bạn có thể bắt đầu với những buổi học ngắn (15 phút mỗi buổi) mỗi ngày đều đặn thay vì kéo dài các buổi học nhưng không thể duy trì hàng ngày. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể tăng thời gian học mỗi ngày của chúng, vì tỉ lệ thuận với độ tuổi, trẻ em càng lớn càng tập trung và có thể nắm được nhiều kiến thức nhanh hơn.
Cho trẻ trải nghiệm các hoạt động ngoại ngữ mỗi ngày cùng một khung giờ để tạo thành thói quen. Từ những hoạt động đó, trẻ cảm thấy tự tin hơn và biết mình cần gì, muốn gì. Ví dụ, các bậc phụ huynh có thể kể chuyện bằng ngoại ngữ cho con trước khi con ngủ. Nhưng nếu rơi vào trường hợp bạn quá bận và hoàn toàn không có thời gian, hãy tạo một “Góc Ngoại Ngữ” ngay tại nhà cho trẻ, đây sẽ là nơi có những cuốn sách, bộ phim, băng đĩa nhạc, trò chơi điện tử,... nước ngoài để mỗi ngày con có thể chủ động tìm tòi và học hỏi.
Việc tiếp xúc với ngoại ngữ một thời gian dài và liên tục là điều vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp trẻ mau ghi nhớ và cải thiện trình độ ngoại ngữ của bản thân.
2. Chơi game ngoại ngữ cùng con
Trẻ em học một cách tự nhiên nhất khi chúng đang vui chơi. Đó là lý do vì sao ở trường, các thầy cô hay dùng thẻ flashcards để dạy và ôn tập từ vựng cho con. Có rất nhiều trò chơi ngoại ngữ mà cha mẹ có thể chơi với con ở nhà như bingo, ghi nhớ hình ảnh (remembering pictures), từ xáo trộn (word jumble race), nghe nhạc và điền vào chỗ trống (fill in the blank songs),... Hiện tại những trò chơi này đều có sẵn và miễn phí trên mạng cũng như các cửa hàng ứng dụng. Cha mẹ có thể sử dụng những tài nguyên này để hỗ trợ trẻ luyện ngoại ngữ.
3. Đưa ngoại ngữ vào các tình huống thường gặp
Ưu điểm của việc dạy ngoại ngữ tại nhà là bạn có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các vật dụng thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh.
Nói về chủ đề trang phục khi con bạn đang mặc quần áo hoặc khi bạn đang phân loại đồ giặt
Luyện từ vựng về đồ chơi và đồ đạc khi bạn giúp con dọn phòng ngủ.
Dạy từ vựng về thực phẩm khi bạn đang nấu ăn hoặc đi mua sắm. Khi bạn đi siêu thị, hãy đưa cho trẻ một danh sách những thứ cần tìm (lưu ý sử dụng hình ảnh hoặc từ ngữ tùy theo độ tuổi của trẻ).
4. Đọc sách truyện ngoại ngữ cho con nghe
Trẻ nhỏ yêu thích những cuốn sách có màu sắc tươi sáng và hình ảnh minh họa hấp dẫn. Nhìn vào các bức hình và đọc tên vật thể trong sách ngoại ngữ là cách bạn giúp trẻ nhớ về từ vựng tương ứng. Sau đó, hãy thực hành bằng cách yêu cầu con chỉ vào những thứ khác nhau, ví dụ: "Con mèo ở đâu?". Sau một thời gian, hãy khuyến khích trẻ nói thông qua những câu hỏi. Cuối cùng sau khi nắm từ vựng, việc đọc câu chuyện một cách liền mạch sẽ giúp con bạn quen với âm thanh và nhịp điệu của ngôn ngữ cần học.
5. Dạy thêm ngữ pháp
Đối với trẻ nhỏ, không cần thiết phải dạy các quy tắc ngữ pháp một cách rõ ràng mà thay vào đó, hãy cho chúng làm quen với việc nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong từng ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như trong tiếng Anh, sử dụng 'have got' khi bạn nói về ngoại hình của ai đó, hoặc 'must / must not' khi nói về nội quy trường học, những điều bắt buộc phải làm. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con bạn sử dụng nó một cách tự nhiên và chính xác hơn, từ đó giúp chúng mau chóng tiếp cận với ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn.
Còn riêng với trẻ lớn hơn, bạn có thể sử dụng phần luyện tập ngữ pháp từ video, câu đố và trò chơi giúp trẻ em học một cách vui vẻ và thoải mái. Một phương pháp hữu ích khác là cho những đứa trẻ lớn hơn dạy ngoại ngữ cho anh chị em của chúng hoặc các thành viên khác trong gia đình. Việc giải thích cho người khác cách sử dụng ngữ pháp sẽ giúp trẻ nắm vững kiến thức hơn.
6. Nói về những chủ đề con hứng thú
Hãy xem xét sở thích và tính cách của con bạn khi quyết định chủ đề nào sẽ dạy. Bạn có thể bắt đầu với một số chủ đề cơ bản như sau: Số đếm (1–10; 10–20; 20–100), màu sắc, tính từ (to, nhỏ, cao, vui, buồn, mệt mỏi), cơ thể, đồ chơi, quần áo, động vật, món ăn,...
Giúp trẻ trở nên quen thuộc với khoảng thời gian học ngoại ngữ là rất quan trọng, vì thế hãy sử dụng những cấu trúc câu giống nhau để ra hiệu cho trẻ đây là khoảng thời gian sử dụng ngoại ngữ hoàn toàn, ví dụ như, cha mẹ có thể sử dụng câu “It's English time! Let’s sit down.” khi dạy trẻ tiếng Anh. Trẻ sẽ sớm quen với việc sử dụng các cụm từ thường được sử dụng như: please, thank you, Can I have…?, Where is…?,...
Tổng kết
Ngoại ngữ mở ra cho con những cơ hội tuyệt vời trong tương lai và chuẩn bị hành trang ngay hiện tại là rất cần thiết. Không quan trọng phải có một khả năng ngôn ngữ hoàn hảo, miễn là bố mẹ luôn nỗ lực và nhiệt huyết trong việc cùng con "khám phá" một ngôn ngữ mới, kết quả mang lại có khi ngoài tầm mong đợi.