Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
"Đến Huế, bạn không nên bỏ qua cơ hội ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp trên sông Hương cùng với ăn một chén đậu hủ dưới chân chùa Thiên Mụ".
Lời mời gọi đầy "quyến rũ" trên vừa được Bí thư Thành ủy TP.Huế Phan Thiên Định đưa trên trang Facebook cá nhân, kèm loạt hình ra mắt Tổ liên kết đậu hủ Hương Long (Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Hương Long) sáng nay 25.4.
Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định cho biết: "Từ những hoạt động kinh doanh tự phát, thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường du lịch "văn minh, thân thiện, an toàn, giàu bản sắc", mô hình Tổ liên kết đậu hủ Hương Long đã ra đời. Tin rằng sẽ không còn những cảnh chèo kéo, giành giật khách; không còn những ly nhựa vứt ngổn ngang... Thay vào đó là sự chỉn chu, ngăn nắp, văn minh trong tổ chức mua bán. Hy vọng những chén đậu hủ ngọt ngào trong không gian tím hoàng hôn, tím tà áo và ân tình mà những con người xứ Huế trao gửi cho du khách ngày càng ngon, ngọt hơn".
Người bán vận áo bà ba tím thêu hoa, cũng là nét đẹp trong mắt du khách
PHAN NGỌC THẮNG
Một số ý kiến mong muốn Huế giữ được nét đẹp của quang gánh, đậu hủ đựng trong ghè đá như xưa. Ông Định chia sẻ: "Lẽ dĩ nhiên, chúng ta còn có nhiều mong đợi về một sự hoàn thiện hơn cho mô hình kinh doanh này, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là sự bắt đầu phải mang tính khả thi nhất"
Đậu hủ ở Huế thường được các o, các mệ, chị gánh trên vai đi dọc đường để bán. Khác với đậu hủ của những địa phương khác, đậu hủ ở Huế lúc nào cũng nóng. Một chén đậu hủ khi được gọi ra gồm những lát đậu non, một muỗng đường cát, một ít chanh và ít gừng giã nhuyễn. Trộn tan xong muỗng đường, chén đậu hủ vẫn chưa nguội.
Trước, gánh đậu hủ ở Huế có chiếc thùng gỗ được ngăn làm ba tầng nhỏ, tầng trên bỏ chén được xếp ngay ngắn, tầng 2 để đường và muỗng, tầng cuối cùng là thau nước rửa có lá dứa và chanh. Đầu kia là ghè đậu hủ. Gánh đậu ở Huế luôn luôn nóng hổi vì ghè là một cái chum bằng sành được bọc một lớp xốp và ni lông bên ngoài để giữ đậu luôn được nóng.
Đội ngũ các o, các chị bán đậu hủ tại Hương Long, TP.Huế. Trong thực tế, việc tạo mô hình kinh doanh nhỏ cho người dân có nơi thu nhập từ du lịch được chính quyền TP.Huế thực hiện khá bài bản
Ông Phan Thiên Định cho rằng, ăn đậu hủ phải dùng chén mới "sành điệu" để cảm nhận hết cái ngon và sang trọng của một món ăn dân dã. Trước đây, những gánh đậu hủ hàng rong bán khu vực này đa số dùng ly nhựa
Và mọi người ở Huế, đến Huế cứ tìm đến đây ủng hộ người bán, ăn đậu hủ thiệt nhiều, một thời gian nữa mấy o, mấy dì sẽ sắm ghè sành, tủ gỗ... như xưa
Trong mấy năm trở lại đây, hai bờ sông Hương liên tục được tôn tạo, chỉnh trang theo hướng ngày một sạch đẹp, văn minh khiến du khách đến Huế rất hài lòng. Không chỉ phục vụ khách du lịch, người dân địa phương cũng thụ hưởng không gian sạch đẹp, chỉn chu tại Huế ngày một nhiều hơn
PHAN THIÊN ĐỊNH
Để thưởng thức món ngon này đúng điệu Huế thì bạn có thể ghé đến "phố đậu hủ" ở ngay chân chùa Thiên Mụ nổi tiếng trên đường Nguyễn Phúc Nguyên. Thêm một mô hình bán hàng rong chỉn chu ngay khu vực này, hy vọng sẽ khiến du khách, người dân địa phương thích thú và ủng hộ nhiều hơn.
Lời mời gọi đầy "quyến rũ" trên vừa được Bí thư Thành ủy TP.Huế Phan Thiên Định đưa trên trang Facebook cá nhân, kèm loạt hình ra mắt Tổ liên kết đậu hủ Hương Long (Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Hương Long) sáng nay 25.4.
Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định cho biết: "Từ những hoạt động kinh doanh tự phát, thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường du lịch "văn minh, thân thiện, an toàn, giàu bản sắc", mô hình Tổ liên kết đậu hủ Hương Long đã ra đời. Tin rằng sẽ không còn những cảnh chèo kéo, giành giật khách; không còn những ly nhựa vứt ngổn ngang... Thay vào đó là sự chỉn chu, ngăn nắp, văn minh trong tổ chức mua bán. Hy vọng những chén đậu hủ ngọt ngào trong không gian tím hoàng hôn, tím tà áo và ân tình mà những con người xứ Huế trao gửi cho du khách ngày càng ngon, ngọt hơn".
Người bán vận áo bà ba tím thêu hoa, cũng là nét đẹp trong mắt du khách
PHAN NGỌC THẮNG
Một số ý kiến mong muốn Huế giữ được nét đẹp của quang gánh, đậu hủ đựng trong ghè đá như xưa. Ông Định chia sẻ: "Lẽ dĩ nhiên, chúng ta còn có nhiều mong đợi về một sự hoàn thiện hơn cho mô hình kinh doanh này, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là sự bắt đầu phải mang tính khả thi nhất"
Đậu hủ ở Huế thường được các o, các mệ, chị gánh trên vai đi dọc đường để bán. Khác với đậu hủ của những địa phương khác, đậu hủ ở Huế lúc nào cũng nóng. Một chén đậu hủ khi được gọi ra gồm những lát đậu non, một muỗng đường cát, một ít chanh và ít gừng giã nhuyễn. Trộn tan xong muỗng đường, chén đậu hủ vẫn chưa nguội.
Trước, gánh đậu hủ ở Huế có chiếc thùng gỗ được ngăn làm ba tầng nhỏ, tầng trên bỏ chén được xếp ngay ngắn, tầng 2 để đường và muỗng, tầng cuối cùng là thau nước rửa có lá dứa và chanh. Đầu kia là ghè đậu hủ. Gánh đậu ở Huế luôn luôn nóng hổi vì ghè là một cái chum bằng sành được bọc một lớp xốp và ni lông bên ngoài để giữ đậu luôn được nóng.
Đội ngũ các o, các chị bán đậu hủ tại Hương Long, TP.Huế. Trong thực tế, việc tạo mô hình kinh doanh nhỏ cho người dân có nơi thu nhập từ du lịch được chính quyền TP.Huế thực hiện khá bài bản
Ông Phan Thiên Định cho rằng, ăn đậu hủ phải dùng chén mới "sành điệu" để cảm nhận hết cái ngon và sang trọng của một món ăn dân dã. Trước đây, những gánh đậu hủ hàng rong bán khu vực này đa số dùng ly nhựa
Và mọi người ở Huế, đến Huế cứ tìm đến đây ủng hộ người bán, ăn đậu hủ thiệt nhiều, một thời gian nữa mấy o, mấy dì sẽ sắm ghè sành, tủ gỗ... như xưa
Trong mấy năm trở lại đây, hai bờ sông Hương liên tục được tôn tạo, chỉnh trang theo hướng ngày một sạch đẹp, văn minh khiến du khách đến Huế rất hài lòng. Không chỉ phục vụ khách du lịch, người dân địa phương cũng thụ hưởng không gian sạch đẹp, chỉn chu tại Huế ngày một nhiều hơn
PHAN THIÊN ĐỊNH
Để thưởng thức món ngon này đúng điệu Huế thì bạn có thể ghé đến "phố đậu hủ" ở ngay chân chùa Thiên Mụ nổi tiếng trên đường Nguyễn Phúc Nguyên. Thêm một mô hình bán hàng rong chỉn chu ngay khu vực này, hy vọng sẽ khiến du khách, người dân địa phương thích thú và ủng hộ nhiều hơn.