Từ Minh Quân
Well-known member
Binance.US cho biết sẽ dừng các khoản tiền gửi bằng USD và đóng các kênh rút tiền pháp định sớm nhất vào 13/6, sau khi bị SEC kiện.
Trên blog ngày 9/6, Binance nói họ buộc phải hành động trong bối cảnh Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) liên tục gây áp lực. Theo đó, toàn bộ hoạt động gửi tiền bằng USD lên sàn giao dịch tại Mỹ bị đình chỉ từ 9/6, còn các cặp giao dịch bằng USD sẽ bị hủy niêm yết vào tuần tới. Bất kỳ mã token USD nào còn lại trên sàn cũng sẽ được chuyển đổi thành một stablecoin có thể rút được trên sàn. Công ty cũng dự định chuyển đổi tiền điện tử sang một sàn giao dịch khác, đảm bảo tỷ lệ 1:1 cho tài sản của khách hàng.
Do đó, Binance lưu ý thời gian này có thể xảy ra hiện tượng "nghẽn mạng" do quá nhiều người cùng rút tiền và ngân hàng đóng cửa vào cuối tuần. Dữ liệu của Nansen cho thấy tính đến 12 giờ ngày 9/6 tại Mỹ, người dùng rút hơn 31 triệu USD từ sàn giao dịch Binance.US, trong vòng 24 giờ.
Logo của Binance.US trong một gian hàng trong Hội nghị Bitcoin 2022 tại Miami, Florida tháng 4/2022. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời Clara Medalie, Giám đốc nghiên cứu của nhà cung cấp dữ liệu tài sản số Kaiko, cho rằng sự việc này đặc biệt nghiêm trọng với Binance.US. "Việc sàn giao dịch không thể cung cấp các giao dịch USD trong khu vực mình hoạt động là một mối đe dọa diện hữu", ông nói.
Trước đó vào ngày 6/6, SEC ban hành lệnh khẩn cấp để đóng băng tài sản của Binance.US, gồm 2,2 tỷ USD tài sản của khách hàng được giữ bằng tiền điện tử và 377 triệu USD trong tài khoản ngân hàng. Ngay sau đó, công ty trấn an rằng tài sản của họ vẫn an toàn, việc gửi và rút tiền vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên đến 8/6, sàn hủy 8 mã giao dịch liên quan đến Bitcoin.
Đây là diễn biến mới nhất sau khi SEC đệ đơn lên tòa án liên bang Washington hôm 5/6. Cơ quan này liệt kê 13 cáo buộc chống lại Binance và nhà sáng lập - tỷ phú Changpeng Zhao (CZ). SEC cho rằng Binance thổi phồng khối lượng giao dịch, điều hướng dòng tiền của khách hàng, không hạn chế người Mỹ khỏi nền tảng và đánh lừa nhà đầu tư về những biện pháp kiểm soát thị trường của mình. SEC cũng tuyên bố Binance và nhà sáng lập bí mật kiểm soát tài sản của khách hàng, cho phép nhà đầu tư trộn tiền và luân chuyển dòng tiền "theo ý muốn". Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tạo các thực thể riêng tại Mỹ như "một phần trong kế hoạch phức tạp" nhằm tránh sự nhòm ngó của cơ quan quản lý.
Đáp lại cáo buộc, Binance nói họ không phải là một sàn giao dịch của Mỹ, các hành động của SEC nằm ngoài phạm vi tiếp cận.
Reuters dẫn lời chuyên gia cho rằng các công ty tiền điện tử đang trong vùng xám luật pháp. Nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch SEC Gary Gensler liên tục tấn công vào lĩnh vực tiền mã hóa và khẳng định hầu hết token là chứng khoán và phải tuân theo các quy tắc liên quan.
Ngoài Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất nước Mỹ là Coinbase cũng vào tầm ngắm của SEC. Ngày 6/6, SEC thông báo đã gửi đơn kiện Coinbase lên tòa án liên bang New York, cáo buộc họ hoạt động như một đơn vị môi giới và sàn giao dịch chưa đăng ký. Cơ quan này yêu cầu tòa "cấm vĩnh viễn" Coinbase khỏi các hoạt động đó.
Trong bối cảnh bị Mỹ đàn áp, Binance đang tìm nơi ẩn náu mới ở Hong Kong. Đầu tháng 6, trung tâm tài chính của châu Á mới thông báo loạt quy định tích cực liên quan đến tài sản mã hóa. SCMP cho rằng việc thiết lập một chỗ đứng hợp pháp ở Hong Kong có thể mang lại nhiều lợi ích cho thành phố, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức liên quan đến giấy phép hoạt động và tiếp thị.
Một quảng cáo về Bitcoin trên đường phố ở Hong Kong. Ảnh: Ảnh: AP
Carlton Lai, đứng đầu bộ phận nghiên cứu blockchain và tiền điện tử tại Daiwa, cho biết: "Binance chỉ tăng cường hiện diện ở nơi có khung pháp lý rõ ràng khi áp lực từ Mỹ tăng cao. Nhưng vụ kiện của SEC sẽ là vấn đề lớn khiến việc thiết lập pháp nhân hợp pháp ở Hong Kong của Binance sẽ khó hơn bình thường".
Binance chưa xác nhận về việc thiết lập công ty hợp pháp ở Hong Kong.
Joey Garcia, người đứng đầu về các vấn đề pháp lý và quy định tại Ngân hàng Xapo, cho rằng với một thực thể lớn như Binance, việc xin giấy phép không đơn giản. Công ty sẽ phải tuân thủ quy định liên quan đến danh tính người dùng, lưu ký tài sản, an ninh mạng, quản trị doanh nghiệp. Sàn cũng sẽ phải thẩm định các mã thông báo tiền điện tử mà họ niêm yết và chỉ cung cấp token có vốn hóa thị trường lớn, tính thanh khoản cao.
Trong khi đó, Pádraig Walsh, đối tác của công ty luật Tanner De Witt ở Hong Kong, nói: "Các đơn kiện của SEC chống lại Binance có vẻ là dân sự hơn là hình sự. Tuy nhiên, trong những cáo buộc được ra, bất cứ doanh nghiệp nào có liên quan đến Binance.US cũng phải dè chừng".
Trên blog ngày 9/6, Binance nói họ buộc phải hành động trong bối cảnh Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) liên tục gây áp lực. Theo đó, toàn bộ hoạt động gửi tiền bằng USD lên sàn giao dịch tại Mỹ bị đình chỉ từ 9/6, còn các cặp giao dịch bằng USD sẽ bị hủy niêm yết vào tuần tới. Bất kỳ mã token USD nào còn lại trên sàn cũng sẽ được chuyển đổi thành một stablecoin có thể rút được trên sàn. Công ty cũng dự định chuyển đổi tiền điện tử sang một sàn giao dịch khác, đảm bảo tỷ lệ 1:1 cho tài sản của khách hàng.
Do đó, Binance lưu ý thời gian này có thể xảy ra hiện tượng "nghẽn mạng" do quá nhiều người cùng rút tiền và ngân hàng đóng cửa vào cuối tuần. Dữ liệu của Nansen cho thấy tính đến 12 giờ ngày 9/6 tại Mỹ, người dùng rút hơn 31 triệu USD từ sàn giao dịch Binance.US, trong vòng 24 giờ.
Logo của Binance.US trong một gian hàng trong Hội nghị Bitcoin 2022 tại Miami, Florida tháng 4/2022. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời Clara Medalie, Giám đốc nghiên cứu của nhà cung cấp dữ liệu tài sản số Kaiko, cho rằng sự việc này đặc biệt nghiêm trọng với Binance.US. "Việc sàn giao dịch không thể cung cấp các giao dịch USD trong khu vực mình hoạt động là một mối đe dọa diện hữu", ông nói.
Trước đó vào ngày 6/6, SEC ban hành lệnh khẩn cấp để đóng băng tài sản của Binance.US, gồm 2,2 tỷ USD tài sản của khách hàng được giữ bằng tiền điện tử và 377 triệu USD trong tài khoản ngân hàng. Ngay sau đó, công ty trấn an rằng tài sản của họ vẫn an toàn, việc gửi và rút tiền vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên đến 8/6, sàn hủy 8 mã giao dịch liên quan đến Bitcoin.
Đây là diễn biến mới nhất sau khi SEC đệ đơn lên tòa án liên bang Washington hôm 5/6. Cơ quan này liệt kê 13 cáo buộc chống lại Binance và nhà sáng lập - tỷ phú Changpeng Zhao (CZ). SEC cho rằng Binance thổi phồng khối lượng giao dịch, điều hướng dòng tiền của khách hàng, không hạn chế người Mỹ khỏi nền tảng và đánh lừa nhà đầu tư về những biện pháp kiểm soát thị trường của mình. SEC cũng tuyên bố Binance và nhà sáng lập bí mật kiểm soát tài sản của khách hàng, cho phép nhà đầu tư trộn tiền và luân chuyển dòng tiền "theo ý muốn". Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã tạo các thực thể riêng tại Mỹ như "một phần trong kế hoạch phức tạp" nhằm tránh sự nhòm ngó của cơ quan quản lý.
Đáp lại cáo buộc, Binance nói họ không phải là một sàn giao dịch của Mỹ, các hành động của SEC nằm ngoài phạm vi tiếp cận.
Reuters dẫn lời chuyên gia cho rằng các công ty tiền điện tử đang trong vùng xám luật pháp. Nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch SEC Gary Gensler liên tục tấn công vào lĩnh vực tiền mã hóa và khẳng định hầu hết token là chứng khoán và phải tuân theo các quy tắc liên quan.
Ngoài Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất nước Mỹ là Coinbase cũng vào tầm ngắm của SEC. Ngày 6/6, SEC thông báo đã gửi đơn kiện Coinbase lên tòa án liên bang New York, cáo buộc họ hoạt động như một đơn vị môi giới và sàn giao dịch chưa đăng ký. Cơ quan này yêu cầu tòa "cấm vĩnh viễn" Coinbase khỏi các hoạt động đó.
Trong bối cảnh bị Mỹ đàn áp, Binance đang tìm nơi ẩn náu mới ở Hong Kong. Đầu tháng 6, trung tâm tài chính của châu Á mới thông báo loạt quy định tích cực liên quan đến tài sản mã hóa. SCMP cho rằng việc thiết lập một chỗ đứng hợp pháp ở Hong Kong có thể mang lại nhiều lợi ích cho thành phố, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức liên quan đến giấy phép hoạt động và tiếp thị.
Một quảng cáo về Bitcoin trên đường phố ở Hong Kong. Ảnh: Ảnh: AP
Carlton Lai, đứng đầu bộ phận nghiên cứu blockchain và tiền điện tử tại Daiwa, cho biết: "Binance chỉ tăng cường hiện diện ở nơi có khung pháp lý rõ ràng khi áp lực từ Mỹ tăng cao. Nhưng vụ kiện của SEC sẽ là vấn đề lớn khiến việc thiết lập pháp nhân hợp pháp ở Hong Kong của Binance sẽ khó hơn bình thường".
Binance chưa xác nhận về việc thiết lập công ty hợp pháp ở Hong Kong.
Joey Garcia, người đứng đầu về các vấn đề pháp lý và quy định tại Ngân hàng Xapo, cho rằng với một thực thể lớn như Binance, việc xin giấy phép không đơn giản. Công ty sẽ phải tuân thủ quy định liên quan đến danh tính người dùng, lưu ký tài sản, an ninh mạng, quản trị doanh nghiệp. Sàn cũng sẽ phải thẩm định các mã thông báo tiền điện tử mà họ niêm yết và chỉ cung cấp token có vốn hóa thị trường lớn, tính thanh khoản cao.
Trong khi đó, Pádraig Walsh, đối tác của công ty luật Tanner De Witt ở Hong Kong, nói: "Các đơn kiện của SEC chống lại Binance có vẻ là dân sự hơn là hình sự. Tuy nhiên, trong những cáo buộc được ra, bất cứ doanh nghiệp nào có liên quan đến Binance.US cũng phải dè chừng".