Nguyễn Mai
Well-known member
Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ GD-ĐT tại buổi họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục Trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, với phương án 2+2, trước mắt chưa cho phép thực hiện việc thí sinh thi nhiều hơn 2 môn lựa chọn.
Thực tế, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng với 1 tổ hợp xét tuyển, do đó việc thi nhiều hơn 2 môn lựa chọn là không cần thiết. Với phương án thi này, thí sinh rất rộng đường khi chọn các môn lựa chọn, do đó các em cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký lựa chọn môn thi.
(Ảnh minh họa).
Về thắc mắc, liệu thí sinh có được phép đăng ký môn thi lựa chọn khác môn đã lựa chọn ở bậc THPT hay không, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, theo quy định của Bộ GD&ĐT, 2 môn lựa chọn tại kỳ thi là 2 trong số các môn lựa chọn học sinh đã học ở lớp 12 bậc THPT. Việc này có ý nghĩa trong kiểm định chất lượng giáo dục - một trong những mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khẳng định, phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 không làm ảnh hưởng đến quy chế tuyển sinh đại học hiện nay. Dù thí sinh chọn thi môn nào thì các trường đại học vẫn phải bảo đảm nguyên tắc xét tuyển công bằng giữa các phương thức.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thêm một số nội dung mà các cơ quan báo chí quan tâm. Thứ trưởng khẳng định, Bộ GD&ĐT luôn xác định việc lấy học sinh làm trung tâm. Do đó, học sinh yên tâm bởi các em học chương trình nào sẽ thi chương trình đó.
Dù có thi tốt nghiệp lại với lứa học sinh học chương trình mới thì nội dung đề thi, cách thức ra đề thi của các em vẫn được thực hiện theo chương trình cũ. Các đơn vị chức năng của Bộ có thể tham mưu tổ chức cùng năm nhưng có 2 đề thi, 1 nội dung theo chương trình mới và 1 nội dung theo chương trình cũ.
Về vấn đề thi trắc nghiệm. Trước đây nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô giáo không đồng tình với thi trắc nghiệm nhưng bây giờ thống nhất rất cao với giải pháp xây dựng, thiết kế đề thi gồm các câu hỏi mang tính tư duy logic suy luận.
Về việc giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn, Thứ trưởng cho biết đây là việc từng bước chuyển nền giáo dục nặng về ứng thí, nặng về thi chuyển sang nền giáo dục thực dạy, dạy thật, học thật, học để làm, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và thực tiễn xã hội.
Lựa chọn phương án 2+2, môn Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc không có nghĩa là giảm đi vai trò của môn học này.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, mỗi phương thức thi đều có những ưu điểm, nhược điểm. Dù lựa chọn phương án nào thì cũng phải hội đủ, đáp ứng nhiều tham số. Việc tổ chức kỳ thi không chỉ giảm áp lực, tốn kém mà quan trọng là đánh giá đúng năng lực của học sinh, đảm bảo chất lượng và đủ độ tin cậy. Sau khi công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai phương án này đảm bảo yêu cầu và tiến độ đề ra.
Ông Nguyễn Ngọc Hà - Phó Cục Trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, với phương án 2+2, trước mắt chưa cho phép thực hiện việc thí sinh thi nhiều hơn 2 môn lựa chọn.
Thực tế, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng với 1 tổ hợp xét tuyển, do đó việc thi nhiều hơn 2 môn lựa chọn là không cần thiết. Với phương án thi này, thí sinh rất rộng đường khi chọn các môn lựa chọn, do đó các em cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký lựa chọn môn thi.
(Ảnh minh họa).
Về thắc mắc, liệu thí sinh có được phép đăng ký môn thi lựa chọn khác môn đã lựa chọn ở bậc THPT hay không, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, theo quy định của Bộ GD&ĐT, 2 môn lựa chọn tại kỳ thi là 2 trong số các môn lựa chọn học sinh đã học ở lớp 12 bậc THPT. Việc này có ý nghĩa trong kiểm định chất lượng giáo dục - một trong những mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khẳng định, phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 không làm ảnh hưởng đến quy chế tuyển sinh đại học hiện nay. Dù thí sinh chọn thi môn nào thì các trường đại học vẫn phải bảo đảm nguyên tắc xét tuyển công bằng giữa các phương thức.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thêm một số nội dung mà các cơ quan báo chí quan tâm. Thứ trưởng khẳng định, Bộ GD&ĐT luôn xác định việc lấy học sinh làm trung tâm. Do đó, học sinh yên tâm bởi các em học chương trình nào sẽ thi chương trình đó.
Dù có thi tốt nghiệp lại với lứa học sinh học chương trình mới thì nội dung đề thi, cách thức ra đề thi của các em vẫn được thực hiện theo chương trình cũ. Các đơn vị chức năng của Bộ có thể tham mưu tổ chức cùng năm nhưng có 2 đề thi, 1 nội dung theo chương trình mới và 1 nội dung theo chương trình cũ.
Về vấn đề thi trắc nghiệm. Trước đây nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các thầy cô giáo không đồng tình với thi trắc nghiệm nhưng bây giờ thống nhất rất cao với giải pháp xây dựng, thiết kế đề thi gồm các câu hỏi mang tính tư duy logic suy luận.
Về việc giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn, Thứ trưởng cho biết đây là việc từng bước chuyển nền giáo dục nặng về ứng thí, nặng về thi chuyển sang nền giáo dục thực dạy, dạy thật, học thật, học để làm, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và thực tiễn xã hội.
Lựa chọn phương án 2+2, môn Ngoại ngữ không phải là môn thi bắt buộc không có nghĩa là giảm đi vai trò của môn học này.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, mỗi phương thức thi đều có những ưu điểm, nhược điểm. Dù lựa chọn phương án nào thì cũng phải hội đủ, đáp ứng nhiều tham số. Việc tổ chức kỳ thi không chỉ giảm áp lực, tốn kém mà quan trọng là đánh giá đúng năng lực của học sinh, đảm bảo chất lượng và đủ độ tin cậy. Sau khi công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai phương án này đảm bảo yêu cầu và tiến độ đề ra.