quan03
Trần Anh Quân
Ngày càng nhiều người trẻ dưới 20 tuổi từ bỏ giảng đường đại học để lập công ty khởi nghiệp AI, hoặc gia nhập startup ở lĩnh vực này.
Khi Govind Gnanakumar mới sinh, Mark Zuckerberg đã rời Đại học Harvard để xây dựng mạng xã hội Facebook. Giờ đây, ở độ tuổi 19, anh cũng rời ghế giảng đường Viện Công nghệ Georgia để tập trung toàn thời gian cho Automorphic, công ty khởi nghiệp về AI do anh và một số người bạn lập nên.
Gnanakumar nằm trong số những thanh niên có độ tuổi dưới 20 đam mê công nghệ AI và quyết định không bỏ lỡ "cơn sốt vàng" đang diễn ra.
Govind Gnanakumar, CEO Automorphic - công ty khởi nghiệp về AI. Ảnh: WSJ
Sự xuất hiện của ChatGPT và Google Bard đã tạo nên một lời hứa hẹn về xu hướng công nghệ tương lai, nơi con người chỉ cần ra lệnh và AI sẽ làm mọi thứ. Từ các ông lớn công nghệ đến những công ty khởi nghiệp đều chạy theo các mô hình trí tuệ nhân tạo. Dữ liệu do Crunchbase thu thập cho thấy hơn 25% số tiền đầu tư khởi nghiệp đã được đổ vào doanh nghiệp AI trong 9 tháng đầu năm.
Theo tính toán của công ty nghiên cứu công nghệ và đầu tư PitchBook, quy mô thị trường dành cho ứng dụng AI sáng tạo ước đạt 43 tỷ USD năm nay và đang tăng với cấp số nhân. Tốc độ phát triển nhanh chóng khiến không ít người trẻ bỏ học để tham gia, đến nỗi giới đầu tư, dù khen ngợi sự dũng cảm của họ, phải đưa ra cảnh báo rằng rất nhiều dự án sẽ đối mặt tương lai thất bại.
"Hơn cả một tấm bằng"
Đối với Gnanakumar, trải nghiệm khi bỏ học để lập công ty riêng cũng đáng giá như việc học để lấy được tấm bằng. Công việc tại startup của anh là tạo công cụ AI có thể trả lời các câu hỏi phức tạp về một số chủ đề mang tính chuyên ngành, chẳng hạn như gene hoặc luật sáng chế.
"Nhiều người muốn tự động hóa công việc của họ. Tôi muốn giúp họ thực hiện điều đó sớm hơn", Gnanakumar nói.
Làn sóng AI lần này có một số điểm tương đồng với các đợt bùng nổ công nghệ trước đây, khi hàng loạt sinh viên bỏ học để theo đuổi cơn sốt mới. Đại học Stanford cho biết từng không ít lần khuyên sinh viên "kiềm chế tham vọng" và tập trung lấy bằng cấp thay vì nghỉ học sớm.
Theo Jeffrey Sohl, phụ trách một quỹ đầu tư thiên thần cho sinh viên tại Đại học New Hampshire, việc thành lập một công ty AI đòi hỏi phải am hiểu về lĩnh vực này, đặc biệt là tìm được lượng dữ liệu đầu vào lớn, cũng như biết cách xây dựng và đào tạo mô hình AI. Theo ông, thực tế nhiều sinh viên tạo được các sản phẩm có tính ứng dụng cao, sau đó quay lại trường để hoàn thành khóa học. Họ cũng sẵn sàng mạo hiểm do chưa có tài sản phải thế chấp hay vướng bận con cái.
Thực tế, nhiều người đã bỏ học và thành công trong lĩnh vực công nghệ, như Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Steve Jobs. "Đó là điều kỳ diệu của tuổi trẻ và bạn có thể yêu điều đó", Sohl nói, nhưng nhấn mạnh chỉ số ít trên thế giới làm được như vậy. "Hầu hết thất bại. Không phải tất cả đều có thể thay đổi thế giới".
Theo Jenny Fielding, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Everywhere Ventures, đa số người khởi nghiệp về AI hiện đều tận dụng chính các công cụ AI có sẵn. Chẳng hạn, một người có thể dùng ChatGPT để phát triển thuật toán mà trước đây phải cần đến một nhóm kỹ sư mới có thể tạo ra được.
Tương tự, Kevin Lu, hiện 20 tuổi, đã rời Đại học Waterloo ở Ontario (Canada) để dành thời gian cho Sweep AI - một nền tảng do anh và nhóm bạn tạo ra. Tại công ty, anh đảm nhận vai trò CTO. "Nếu đợi đến khi tốt nghiệp, tôi có thể sẽ bị AI thay thế. Tôi thà là người thay thế người khác", Lu nói. Một phân tích gần đây của McKinsey cho thấy có tới 30% thời gian của nhân viên công nghệ có thể bị thay đổi bởi tự động hóa trong thập kỷ tới. Còn theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania và OpenAI, 80% số người lao động đang làm công việc mà ít nhất một nhiệm vụ trong đó có thể bị AI thay thế trong tương lai.
Kartik Hosanagar, phụ trách chương trình ươm mầm tài năng của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết các sinh viên và những người mới bỏ học để lập công ty riêng coi sản phẩm của mình là một dự án kinh doanh. "Hầu hết ý tưởng tại các cuộc thi khởi nghiệp gần đây của trường đều gắn với AI, ngay cả khi chúng không cần thiết", Hosanagar nói.
David Zhi LuoZhang và Jeffrey Pan, đều 20 tuổi, đã tham gia khóa đào tạo về máy học ở cấp độ sau đại học tại Đại học Pennsylvania năm ngoái khi là sinh viên năm hai. Sau đó, cả hai tạo ra Bronco AI, công cụ tổng hợp dữ liệu kinh doanh để hỗ trợ việc ra quyết định của các giám đốc điều hành. Khi nhận khoản đầu tư đầu tiên, họ nghỉ học.
"Thật khó tập trung vào bài tập về nhà khi bạn đang nghĩ về cách thức giúp các CEO điều hành các nhà máy ở Mỹ", LuoZhang nói về lý do nghỉ học.
Jay Dang, 21 tuổi, cũng đã rời Đại học California Berkeley vào tháng 1 sau khi thành lập FlowGPT - bộ ứng dụng dựa trên AI có thể tạo trò chơi hoặc thực hiện các tác vụ như viết tài liệu tiếp thị hay chỉnh sửa sơ yếu lý lịch. Anh cho biết đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời.
Đến nay, FlowGPT có 2,2 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Vào tháng 5, công ty huy động được hai triệu USD vốn đầu tư và hiện được định giá 12 triệu USD. Hiện startup này có 8 nhân viên toàn thời gian.
"Tôi hiện làm việc 90 tiếng mỗi tuần khi khởi nghiệp, không khác là bao so với thời gian lên lớp và tự học, đặc biệt là trong các kỳ thi", Dang nói, đồng thời nhắc đến "kế hoạch B" của mình. "Bạn luôn có thể quay lại trường đại học nếu thất bại".
Khi Govind Gnanakumar mới sinh, Mark Zuckerberg đã rời Đại học Harvard để xây dựng mạng xã hội Facebook. Giờ đây, ở độ tuổi 19, anh cũng rời ghế giảng đường Viện Công nghệ Georgia để tập trung toàn thời gian cho Automorphic, công ty khởi nghiệp về AI do anh và một số người bạn lập nên.
Gnanakumar nằm trong số những thanh niên có độ tuổi dưới 20 đam mê công nghệ AI và quyết định không bỏ lỡ "cơn sốt vàng" đang diễn ra.
Govind Gnanakumar, CEO Automorphic - công ty khởi nghiệp về AI. Ảnh: WSJ
Sự xuất hiện của ChatGPT và Google Bard đã tạo nên một lời hứa hẹn về xu hướng công nghệ tương lai, nơi con người chỉ cần ra lệnh và AI sẽ làm mọi thứ. Từ các ông lớn công nghệ đến những công ty khởi nghiệp đều chạy theo các mô hình trí tuệ nhân tạo. Dữ liệu do Crunchbase thu thập cho thấy hơn 25% số tiền đầu tư khởi nghiệp đã được đổ vào doanh nghiệp AI trong 9 tháng đầu năm.
Theo tính toán của công ty nghiên cứu công nghệ và đầu tư PitchBook, quy mô thị trường dành cho ứng dụng AI sáng tạo ước đạt 43 tỷ USD năm nay và đang tăng với cấp số nhân. Tốc độ phát triển nhanh chóng khiến không ít người trẻ bỏ học để tham gia, đến nỗi giới đầu tư, dù khen ngợi sự dũng cảm của họ, phải đưa ra cảnh báo rằng rất nhiều dự án sẽ đối mặt tương lai thất bại.
"Hơn cả một tấm bằng"
Đối với Gnanakumar, trải nghiệm khi bỏ học để lập công ty riêng cũng đáng giá như việc học để lấy được tấm bằng. Công việc tại startup của anh là tạo công cụ AI có thể trả lời các câu hỏi phức tạp về một số chủ đề mang tính chuyên ngành, chẳng hạn như gene hoặc luật sáng chế.
"Nhiều người muốn tự động hóa công việc của họ. Tôi muốn giúp họ thực hiện điều đó sớm hơn", Gnanakumar nói.
Làn sóng AI lần này có một số điểm tương đồng với các đợt bùng nổ công nghệ trước đây, khi hàng loạt sinh viên bỏ học để theo đuổi cơn sốt mới. Đại học Stanford cho biết từng không ít lần khuyên sinh viên "kiềm chế tham vọng" và tập trung lấy bằng cấp thay vì nghỉ học sớm.
Theo Jeffrey Sohl, phụ trách một quỹ đầu tư thiên thần cho sinh viên tại Đại học New Hampshire, việc thành lập một công ty AI đòi hỏi phải am hiểu về lĩnh vực này, đặc biệt là tìm được lượng dữ liệu đầu vào lớn, cũng như biết cách xây dựng và đào tạo mô hình AI. Theo ông, thực tế nhiều sinh viên tạo được các sản phẩm có tính ứng dụng cao, sau đó quay lại trường để hoàn thành khóa học. Họ cũng sẵn sàng mạo hiểm do chưa có tài sản phải thế chấp hay vướng bận con cái.
Thực tế, nhiều người đã bỏ học và thành công trong lĩnh vực công nghệ, như Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Steve Jobs. "Đó là điều kỳ diệu của tuổi trẻ và bạn có thể yêu điều đó", Sohl nói, nhưng nhấn mạnh chỉ số ít trên thế giới làm được như vậy. "Hầu hết thất bại. Không phải tất cả đều có thể thay đổi thế giới".
Theo Jenny Fielding, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Everywhere Ventures, đa số người khởi nghiệp về AI hiện đều tận dụng chính các công cụ AI có sẵn. Chẳng hạn, một người có thể dùng ChatGPT để phát triển thuật toán mà trước đây phải cần đến một nhóm kỹ sư mới có thể tạo ra được.
Tương tự, Kevin Lu, hiện 20 tuổi, đã rời Đại học Waterloo ở Ontario (Canada) để dành thời gian cho Sweep AI - một nền tảng do anh và nhóm bạn tạo ra. Tại công ty, anh đảm nhận vai trò CTO. "Nếu đợi đến khi tốt nghiệp, tôi có thể sẽ bị AI thay thế. Tôi thà là người thay thế người khác", Lu nói. Một phân tích gần đây của McKinsey cho thấy có tới 30% thời gian của nhân viên công nghệ có thể bị thay đổi bởi tự động hóa trong thập kỷ tới. Còn theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania và OpenAI, 80% số người lao động đang làm công việc mà ít nhất một nhiệm vụ trong đó có thể bị AI thay thế trong tương lai.
Kartik Hosanagar, phụ trách chương trình ươm mầm tài năng của Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết các sinh viên và những người mới bỏ học để lập công ty riêng coi sản phẩm của mình là một dự án kinh doanh. "Hầu hết ý tưởng tại các cuộc thi khởi nghiệp gần đây của trường đều gắn với AI, ngay cả khi chúng không cần thiết", Hosanagar nói.
David Zhi LuoZhang và Jeffrey Pan, đều 20 tuổi, đã tham gia khóa đào tạo về máy học ở cấp độ sau đại học tại Đại học Pennsylvania năm ngoái khi là sinh viên năm hai. Sau đó, cả hai tạo ra Bronco AI, công cụ tổng hợp dữ liệu kinh doanh để hỗ trợ việc ra quyết định của các giám đốc điều hành. Khi nhận khoản đầu tư đầu tiên, họ nghỉ học.
"Thật khó tập trung vào bài tập về nhà khi bạn đang nghĩ về cách thức giúp các CEO điều hành các nhà máy ở Mỹ", LuoZhang nói về lý do nghỉ học.
Jay Dang, 21 tuổi, cũng đã rời Đại học California Berkeley vào tháng 1 sau khi thành lập FlowGPT - bộ ứng dụng dựa trên AI có thể tạo trò chơi hoặc thực hiện các tác vụ như viết tài liệu tiếp thị hay chỉnh sửa sơ yếu lý lịch. Anh cho biết đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời.
Đến nay, FlowGPT có 2,2 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Vào tháng 5, công ty huy động được hai triệu USD vốn đầu tư và hiện được định giá 12 triệu USD. Hiện startup này có 8 nhân viên toàn thời gian.
"Tôi hiện làm việc 90 tiếng mỗi tuần khi khởi nghiệp, không khác là bao so với thời gian lên lớp và tự học, đặc biệt là trong các kỳ thi", Dang nói, đồng thời nhắc đến "kế hoạch B" của mình. "Bạn luôn có thể quay lại trường đại học nếu thất bại".