Theo tạp chí Time, không dùng ốp đang trở thành xu hướng để thể hiện "sự giàu có thầm lặng" khi người dùng luôn sẵn sàng thay chiếc iPhone hỏng.
Nhiều người liên tưởng sự giàu có với những bộ trang phục và đồ đạc đắt tiền, nhưng trên mạng xã hội đang thảo luận về xu hướng mới là bỏ ốp lưng iPhone. Các tỷ phú như Elon Musk và Jeff Bezos, hay rapper Jay-z lâu nay đều xuất hiện với chiếc điện thoại trần trụi, không có vỏ bảo vệ bên ngoài.
Theo Time, thông điệp được thể hiện rất rõ ràng: Không có ốp không phải vấn đề, vì họ có thể dễ dàng thay thế nó.
Elon Musk với chiếc iPhone không ốp vỏ tại sự kiện của Tesla ở Texas hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Các mẫu iPhone 14 hiện có giá từ 829 đến 1.200 USD. Trong khi đó, nhu cầu về ốp điện thoại cũng tăng lên, khi thị trường toàn cầu dự đoán đạt 35,81 tỷ USD vào năm 2028, so với mức 21,6 tỷ USD năm 2020. Đa số người dùng cho rằng ốp lưng và tấm dán bảo vệ màn hình là yếu tố không thể thiếu, vì trang bị chúng rẻ hơn nhiều so với phải thay điện thoại hỏng, hoặc khiến máy mất giá khi bán lại.
Tuy vậy, vẫn có những người cho rằng vẻ đẹp của sản phẩm có giá trị hơn nguy cơ bị hư hại trong quá trình sử dụng. "Không dùng ốp là dấu hiệu cho thấy đẳng cấp và giá trị của bản thân. Nó thể hiện sự yêu thích thiết kế và ngoại hình điện thoại. Nếu thiết bị đã đẹp, sao phải giấu vào trong ốp?", Thomai Serdari, Giám đốc chương trình Thời trang xa xỉ tại Đại học New York, nhận xét và so sánh iPhone với đồng hồ cao cấp được thiết kế riêng.
Melissa Cepeda, kế toán 31 tuổi tại Los Angeles, nhiều lần làm nứt bề mặt điện thoại nhưng vẫn không dùng ốp và kính cường lực. "Túi đeo ngày càng nhỏ và điện thoại của tôi lộ ra ngày càng nhiều. Những chiếc vỏ cồng kềnh đi ngược lại với phong cách tôi đang tạo dựng", cô nói.
Một số mẫu ốp cũng có công dụng như ví tiền, trong đó có sản phẩm từ những thương hiệu thời trang như Prada. Tuy nhiên, giới siêu giàu thường không mang nhiều tiền mặt và các loại vé dành cho phương tiện công cộng. Họ cũng không cần dùng nhiều chìa khóa nên không lo chúng làm xước điện thoại.
"Nếu đã ở mức độ siêu giàu, bạn không cần đem gì ngoài điện thoại và hệ thống thanh toán điện tử đi kèm với nó", Serdari nói.
Những người làm công việc văn phòng, nhất là nhân viên thường phải mặc vest, có thể cũng tránh dùng ốp điện thoại vì vướng víu. "Họ luôn phải suy tính là bỏ điện thoại trong túi nào, cũng như làm sao duy trì sự mỏng nhẹ của smartphone mà không gây phiền phức", bà nhận xét.
Nhiều người liên tưởng sự giàu có với những bộ trang phục và đồ đạc đắt tiền, nhưng trên mạng xã hội đang thảo luận về xu hướng mới là bỏ ốp lưng iPhone. Các tỷ phú như Elon Musk và Jeff Bezos, hay rapper Jay-z lâu nay đều xuất hiện với chiếc điện thoại trần trụi, không có vỏ bảo vệ bên ngoài.
Theo Time, thông điệp được thể hiện rất rõ ràng: Không có ốp không phải vấn đề, vì họ có thể dễ dàng thay thế nó.
Elon Musk với chiếc iPhone không ốp vỏ tại sự kiện của Tesla ở Texas hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Các mẫu iPhone 14 hiện có giá từ 829 đến 1.200 USD. Trong khi đó, nhu cầu về ốp điện thoại cũng tăng lên, khi thị trường toàn cầu dự đoán đạt 35,81 tỷ USD vào năm 2028, so với mức 21,6 tỷ USD năm 2020. Đa số người dùng cho rằng ốp lưng và tấm dán bảo vệ màn hình là yếu tố không thể thiếu, vì trang bị chúng rẻ hơn nhiều so với phải thay điện thoại hỏng, hoặc khiến máy mất giá khi bán lại.
Tuy vậy, vẫn có những người cho rằng vẻ đẹp của sản phẩm có giá trị hơn nguy cơ bị hư hại trong quá trình sử dụng. "Không dùng ốp là dấu hiệu cho thấy đẳng cấp và giá trị của bản thân. Nó thể hiện sự yêu thích thiết kế và ngoại hình điện thoại. Nếu thiết bị đã đẹp, sao phải giấu vào trong ốp?", Thomai Serdari, Giám đốc chương trình Thời trang xa xỉ tại Đại học New York, nhận xét và so sánh iPhone với đồng hồ cao cấp được thiết kế riêng.
Melissa Cepeda, kế toán 31 tuổi tại Los Angeles, nhiều lần làm nứt bề mặt điện thoại nhưng vẫn không dùng ốp và kính cường lực. "Túi đeo ngày càng nhỏ và điện thoại của tôi lộ ra ngày càng nhiều. Những chiếc vỏ cồng kềnh đi ngược lại với phong cách tôi đang tạo dựng", cô nói.
Một số mẫu ốp cũng có công dụng như ví tiền, trong đó có sản phẩm từ những thương hiệu thời trang như Prada. Tuy nhiên, giới siêu giàu thường không mang nhiều tiền mặt và các loại vé dành cho phương tiện công cộng. Họ cũng không cần dùng nhiều chìa khóa nên không lo chúng làm xước điện thoại.
"Nếu đã ở mức độ siêu giàu, bạn không cần đem gì ngoài điện thoại và hệ thống thanh toán điện tử đi kèm với nó", Serdari nói.
Những người làm công việc văn phòng, nhất là nhân viên thường phải mặc vest, có thể cũng tránh dùng ốp điện thoại vì vướng víu. "Họ luôn phải suy tính là bỏ điện thoại trong túi nào, cũng như làm sao duy trì sự mỏng nhẹ của smartphone mà không gây phiền phức", bà nhận xét.