Bỏ túi bí quyết gội đầu bằng ngải cứu giúp giảm gàu, nhờn hiệu quả

KIEUMY

Bùi Kiều My
1 Công dụng giảm gàu nhờn của lá ngải cứu
Theo bác sĩ Xiufeng thuộc khoa Phụ nữ Y học Cổ truyền Trung Quốc, lá ngải cứu có một số thành phần dược tính, có tính ấm dùng để giảm đau, tán hàn, làm ấm kinh mạch, tăng lưu thông máu,...

Vì vậy, khi sử dụng lá ngải cứu trong quá trình gội đầu sẽ giúp cơ thể giải phong hàn, tiêu diệt vi khuẩn, chống ngứa và trị gàu, nhờn trên da đầu và sâu trong nang tóc.

 Lá ngải cứu có một số thành phần dược tính, có tính ấm


2 Cách dùng lá ngải cứu giảm gàu và dầu nhờn
Lá ngải cứu sẽ thường được phơi khô và dự trữ trong những khu vực thoáng mát để sử dụng dần. Lá ngải cứu khô sẽ được đun với nước sôi để chắt lấy phần nước lá ngải cứu và sử dụng để gội đầu.

Cách dùng ngải cứu trị gàu
Bước 1
Pha nước lá ngải cứu với lượng nước ấm đủ để gội đầu

Bước 2 Nhẹ nhàng vừa dội nước vừa gội đầu để tinh chất ngải cứu ngấm vào chân tóc

Bước 3 Ủ tóc bằng khăn mềm trong 10 phút để dưỡng chất lá ngải cứu thấm vào da đầu và nang tóc

Bước 4 Gội sạch tóc bằng nước ấm hoặc tiếp tục dùng dầu gội.

Bạn có thể gội đầu bằng nước lá ngải cứu từ 2 - 3 lần trong 1 tuần và nên gội đầu trước 8 giờ tối để tránh bị cảm lạnh nhé.

Cách dùng ngải cứu trị gàu


Cách dùng ngải cứu giúp giảm dầu nhờn
Bên cạnh việc trị gàu thì lá ngải cứu còn có tác dụng giảm lượng dầu nhờn trên da đầu và chân tóc và giảm tình trạng bết tóc rất hiệu quả. Cách dùng ngải cứu để giảm dầu nhờn cũng tương tự như cách dùng ngải cứu để trị gàu.

Bước 1 Pha nước lá ngải cứu với nước ấm vừa đủ để gội đầu

Bước 2 Nhẹ nhàng vừa dội nước vừa gội đầu

Bước 3
Ủ tóc bằng khăn mềm trong từ 10 - 15 phút để dưỡng chất lá ngải cứu thấm vào da đầu và nang tóc

Bước 4 Gội sạch lại bằng nước ấm hoặc dùng với dầu gội.

Đặc biệt hơn, bạn không nên pha nước ngải cứu với nước quá nóng nhé, nhiệt độ cần thiết là dưới 45 độ C và không nên gội đầu khi đang bị sốt, cảm lạnh hoặc say rượu.

Không nên gội đầu khi đang bị sốt và cảm lạnh
 
Bên trên