Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Cách làm sinh tố diếp cá không quá phức tạp, kết hợp với những thứ củ quả này vừa thay đổi khẩu vị, vừa có món nước ép bổ phổi, trị mụn, lại ngon miệng, thanh mát tuyệt vời.
Giá trị của rau diếp cá
Rau diếp cá (giấp cá, hay dấp cá, diếp cá cũng được biết đến với tên gọi dấp cá, lá giấp, rau giấp, ngải cá, lá tim, đuôi thằn lằn và thậm chí là gọi là cây tắc kè hoa và bạch tật lê.) rất quen thuộc, đang mùa rau diếp cá tươi tốt nên dùng nước sinh tố từ loại rau này có rất nhiều tác dụng.
Rau diếp cá là loại quen thuộc đối với mọi người, mọc lan khoảng rộng và dễ trồng, dễ mọc, dễ lên tươi tốt. Đây là loại cây không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn được dùng để làm thuốc. Bộ phận để làm thuốc của rau diếp cá là lá và thân. Trong rau diếp cá còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B, protein, canxi, sắt, kali, chất xơ,... tốt cho cơ thể con người".
Rau diếp cá tươi - nguyên liệu chính để làm sinh tố có diếp cá. Ảnh minh họa.
Theo y học hiện đại, cây diếp cá cũng có kháng sinh nên có tác dụng kháng khuẩn (ức chế tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu, e.coli...); diệt ký sinh trùng và nấm.
Rau diếp cá mùi khá khó chịu và không dễ ăn với một số người vì mùi vị đặc trưng, nhưng ai đã biết ăn thì sẽ rất thích ăn luôn và là loại rau rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Rau diếp cá theo Đông y là loại rau có vị cay chua, mùi tanh giống mùi cá, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng.
Đông y dùng rau diếp cá hỗ trợ chữa viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và tình trạng bất ổn ở đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch. giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn
Tăng cường hệ miễn dịch (giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết – tế bào thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh). cải thiện sức đề kháng cho người ở nhiều độ tuổi.
Rau diếp cá chữa viêm khớp, lở loét cổ tử cung, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, viêm gan vàng mật cấp tính, các chứng bệnh về thận, viêm mũi, viêm tai giữa sưng mủ, quai bị, viêm họng mãn tính, bệnh về ruột già, viêm tuyến tiền liệt, mụn nhọt mẩn đỏ và một số chứng bệnh khác.
Rau diếp cá trị mụn bớt sưng đau, hạn chế thâm đen, tiêu trừ độc tố cho cơ thể, trị bệnh tiểu đường, lợi tiểu, giải độc tố cho cơ thể, bệnh ecpet dùng rau diếp cá chứa thành phần có thể kiềm hãm virus ecpet.
Trong ẩm thực rau diếp cá kết hợp với kinh giới, rau húng lủi, xà lách… rất phù hợp. Tác dụng phụ của rau diếp cá cũng rất hiếm gặp, chưa có bằng chứng khoa học nào nói ăn nhiều rau diếp cá không tốt. Nhưng nếu dùng nhiều hàng ngày cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Đông y để được tư vấn phù hợp, và không nên dùng rau diếp cá thay thế thuốc chữa bệnh.
Rau diếp cá tươi làm sinh tố
Mùa hè bỏ túi công thức làm sinh tố diếp cá thanh mát, giải nhiệt, có thể kết hợp với 1-3 loại rau củ quả khác để có ly nước ép ngon, dễ uống, có độ ngọt thơm tự nhiên như: táo, lê, dứa, ổi, dưa chuột, cam…
Rau diếp cá phối hợp với chanh leo hương vị rất ngon. Ảnh minh họa.
Cách làm nước diếp cá không quá phức tạp, bạn có thể uống nước rau diếp cá nguyên chất hoặc cho thêm nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị. Chẳng hạn, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Rau diếp cá trị mụn
Xay nhuyễn 200g diếp cá cùng chút nước. Cho thêm 500ml nước vào xay tiếp.
Dùng rây lọc chắt lấy nước cốt, thêm chút đường cho dễ uống.
Món này uống đều đặn có tác dụng trị mụn, làn da được cải thiện rõ rệt.
Rau diếp cá – đường – quít
Nguyên liệu
- 150 g rau diếp cá
- 300 ml nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội)
- 50-70 g đường (tuỳ khẩu vị)
- 1/2 trái quýt hoặc chanh tươi viên đá lạnh
Cách làm
Sơ chế sạch rau diếp cá, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút, để ráo.
Cho vào máy xay nhỏ mịn, lọc qua rây lấy nước bỏ xác.
Rửa lại cối xay. Cho phần nước diếp cá vào lại cối xay thêm đường và nước quýt vào xay thêm 2 phút nữa sẽ ngon hơn.
Cho đá viên vào ly rồi rót sinh tố diếp cá vào dùng
Nước quýt sẽ thơm hơn và làm mất mùi tanh của rau diếp vì vậy rất uống
Sinh tố diếp cá - dứa rất thơm ngon. Ảnh minh họa.
Sinh tố diếp cá - đậu xanh
Nguyên liệu (2 người)
- Đậu xanh 300 gr
- Rau diếp cá 500 gr
- Đường 1 muỗng canh
- Máy xay sinh tố, bộ nồi xửng hấp, ly, muỗng, rây lọc...
Cách làm
Vo sạch 300gr đậu xanh rồi ngâm mềm với nước khoảng 8 tiếng thì gạn bỏ nước và cho vào xửng hấp chín trên lửa vừa khoảng 30 phút.
Đổ đậu xanh vào máy xay sinh tố cùng 200ml nước lọc rồi xay nhuyễn mịn, để riêng.
Diếp cá sơ chế sạch, xay nhuyễn như cách trên để lấy nước cốt.
Cho vào ly 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh đậu xanh xay nhuyễn, 1 ít nước cốt rau diếp cá, 1 vài viên đá, khuấy đều là uống được.
Thành phẩm: Sinh tố rau diếp cá - đậu xanh giúp khử tanh mùi tanh của diếp cá, vị ngọt vừa, bùi bùi béo nhẹ rất dễ uống và cực kỳ bổ dưỡng.
Ngoài ra còn có thể kết hợp:
Rau diếp cá - rau má - dừa: Ngon hơn khi uống mát, và nên uống liền sau khi ép hoặc uống trong 30p sau khi ép. Có thể thêm 1 vài hạt muối vào nước ép giúp cân bằng.
Diếp cá dưa lưới có vị ngọt mát, nhiều nước, thơm và màu đẹp mắt.
Diếp cá - dứa, diếp cá - dưa lưới, diếp cá – táo - ổi, diếp cá - củ đậu - dưa leo, diếp cá – táo - ổi - ớt chuông, diếp cá - chanh leo - dưa leo… rất dễ uống.
Giá trị của rau diếp cá
Rau diếp cá (giấp cá, hay dấp cá, diếp cá cũng được biết đến với tên gọi dấp cá, lá giấp, rau giấp, ngải cá, lá tim, đuôi thằn lằn và thậm chí là gọi là cây tắc kè hoa và bạch tật lê.) rất quen thuộc, đang mùa rau diếp cá tươi tốt nên dùng nước sinh tố từ loại rau này có rất nhiều tác dụng.
Rau diếp cá là loại quen thuộc đối với mọi người, mọc lan khoảng rộng và dễ trồng, dễ mọc, dễ lên tươi tốt. Đây là loại cây không chỉ được dùng làm rau ăn mà còn được dùng để làm thuốc. Bộ phận để làm thuốc của rau diếp cá là lá và thân. Trong rau diếp cá còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B, protein, canxi, sắt, kali, chất xơ,... tốt cho cơ thể con người".
Rau diếp cá tươi - nguyên liệu chính để làm sinh tố có diếp cá. Ảnh minh họa.
Theo y học hiện đại, cây diếp cá cũng có kháng sinh nên có tác dụng kháng khuẩn (ức chế tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu, e.coli...); diệt ký sinh trùng và nấm.
Rau diếp cá mùi khá khó chịu và không dễ ăn với một số người vì mùi vị đặc trưng, nhưng ai đã biết ăn thì sẽ rất thích ăn luôn và là loại rau rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Rau diếp cá theo Đông y là loại rau có vị cay chua, mùi tanh giống mùi cá, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng.
Đông y dùng rau diếp cá hỗ trợ chữa viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và tình trạng bất ổn ở đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch. giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn
Tăng cường hệ miễn dịch (giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết – tế bào thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh). cải thiện sức đề kháng cho người ở nhiều độ tuổi.
Rau diếp cá chữa viêm khớp, lở loét cổ tử cung, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, viêm gan vàng mật cấp tính, các chứng bệnh về thận, viêm mũi, viêm tai giữa sưng mủ, quai bị, viêm họng mãn tính, bệnh về ruột già, viêm tuyến tiền liệt, mụn nhọt mẩn đỏ và một số chứng bệnh khác.
Rau diếp cá trị mụn bớt sưng đau, hạn chế thâm đen, tiêu trừ độc tố cho cơ thể, trị bệnh tiểu đường, lợi tiểu, giải độc tố cho cơ thể, bệnh ecpet dùng rau diếp cá chứa thành phần có thể kiềm hãm virus ecpet.
Trong ẩm thực rau diếp cá kết hợp với kinh giới, rau húng lủi, xà lách… rất phù hợp. Tác dụng phụ của rau diếp cá cũng rất hiếm gặp, chưa có bằng chứng khoa học nào nói ăn nhiều rau diếp cá không tốt. Nhưng nếu dùng nhiều hàng ngày cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Đông y để được tư vấn phù hợp, và không nên dùng rau diếp cá thay thế thuốc chữa bệnh.
Rau diếp cá tươi làm sinh tố
Mùa hè bỏ túi công thức làm sinh tố diếp cá thanh mát, giải nhiệt, có thể kết hợp với 1-3 loại rau củ quả khác để có ly nước ép ngon, dễ uống, có độ ngọt thơm tự nhiên như: táo, lê, dứa, ổi, dưa chuột, cam…
Rau diếp cá phối hợp với chanh leo hương vị rất ngon. Ảnh minh họa.
Cách làm nước diếp cá không quá phức tạp, bạn có thể uống nước rau diếp cá nguyên chất hoặc cho thêm nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị. Chẳng hạn, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Rau diếp cá trị mụn
Xay nhuyễn 200g diếp cá cùng chút nước. Cho thêm 500ml nước vào xay tiếp.
Dùng rây lọc chắt lấy nước cốt, thêm chút đường cho dễ uống.
Món này uống đều đặn có tác dụng trị mụn, làn da được cải thiện rõ rệt.
Rau diếp cá – đường – quít
Nguyên liệu
- 150 g rau diếp cá
- 300 ml nước lọc (hoặc nước đun sôi để nguội)
- 50-70 g đường (tuỳ khẩu vị)
- 1/2 trái quýt hoặc chanh tươi viên đá lạnh
Cách làm
Sơ chế sạch rau diếp cá, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút, để ráo.
Cho vào máy xay nhỏ mịn, lọc qua rây lấy nước bỏ xác.
Rửa lại cối xay. Cho phần nước diếp cá vào lại cối xay thêm đường và nước quýt vào xay thêm 2 phút nữa sẽ ngon hơn.
Cho đá viên vào ly rồi rót sinh tố diếp cá vào dùng
Nước quýt sẽ thơm hơn và làm mất mùi tanh của rau diếp vì vậy rất uống
Sinh tố diếp cá - dứa rất thơm ngon. Ảnh minh họa.
Sinh tố diếp cá - đậu xanh
Nguyên liệu (2 người)
- Đậu xanh 300 gr
- Rau diếp cá 500 gr
- Đường 1 muỗng canh
- Máy xay sinh tố, bộ nồi xửng hấp, ly, muỗng, rây lọc...
Cách làm
Vo sạch 300gr đậu xanh rồi ngâm mềm với nước khoảng 8 tiếng thì gạn bỏ nước và cho vào xửng hấp chín trên lửa vừa khoảng 30 phút.
Đổ đậu xanh vào máy xay sinh tố cùng 200ml nước lọc rồi xay nhuyễn mịn, để riêng.
Diếp cá sơ chế sạch, xay nhuyễn như cách trên để lấy nước cốt.
Cho vào ly 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh đậu xanh xay nhuyễn, 1 ít nước cốt rau diếp cá, 1 vài viên đá, khuấy đều là uống được.
Thành phẩm: Sinh tố rau diếp cá - đậu xanh giúp khử tanh mùi tanh của diếp cá, vị ngọt vừa, bùi bùi béo nhẹ rất dễ uống và cực kỳ bổ dưỡng.
Ngoài ra còn có thể kết hợp:
Rau diếp cá - rau má - dừa: Ngon hơn khi uống mát, và nên uống liền sau khi ép hoặc uống trong 30p sau khi ép. Có thể thêm 1 vài hạt muối vào nước ép giúp cân bằng.
Diếp cá dưa lưới có vị ngọt mát, nhiều nước, thơm và màu đẹp mắt.
Diếp cá - dứa, diếp cá - dưa lưới, diếp cá – táo - ổi, diếp cá - củ đậu - dưa leo, diếp cá – táo - ổi - ớt chuông, diếp cá - chanh leo - dưa leo… rất dễ uống.