XuanThuy
Well-known member
Qua từng năm, các nhà sản xuất điện thoại hay máy tính luôn cố gắng mang đến những vi xử lý mạnh mẽ hơn bên trong các thiết bị của họ và mang đến sức mạnh tốt hơn so với thế hệ tiền nhiệm. Nhưng điều lại liệu sẽ có giới hạn?
Nhìn lại một năm vừa qua, nhà sản xuất vi xử lý danh tiếng nhất thị trường điện thoại thông minh là Qualcomm đã cho ra mắt thế hệ chipset Snapdragon 8 Gen 2 vô cùng mạnh mẽ để thay thế cho Snapdragon 8 Gen 1 trước đó. Bước cải tiến của Snapdragon 8 Gen 2 tiếp tục cho thấy sự vượt trội của hãng khi có những cải tiến về hiệu suất đáng kinh ngạc.
Vi xử lý trong tương lai cói thể không còn mạnh mẽ vượt trội so với thế hệ trước
Ngó qua dòng máy chạy hệ điều hành iOS, nhờ khả năng tối ưu hàng đầu ở cả phần cứng cũng như phần mềm, Apple cũng giới thiệu những bước tiến đáng kể của hãng trong lĩnh vực hiệu năng xử lý với Apple A16 Bionic. Tuy nhiên, có thể từ những thế hệ tiếp theo chúng ta sẽ khó thấy những sức mạnh vượt trội hay những thông báo cải thiện hiệu năng đến 25% hay 50% trên các CPU và GPU di động. Vì sao lại điều này có thể diễn ra, hãy cùng phân tích nhé!
Nhìn lại những cải tiến của các bộ xử lý qua từng năm
Trong bài viết này, chúng ta sẽ lấy hai nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu trên di động là Apple và Qualcomm - những thương hiệu quen thuộc với người dùng cũng như sở hữu nhiều đột phá trong suốt hành trình kinh doanh để đưa ra các phân tích.
Đầu tiên, với thế hệ vi xử lý Snapdragon 800, dòng chipset kế thừa Snapdragon S4 Pro trước đó với 4 nhân Krait 400 mới cho xung nhịp 2.3GHz. Điều này đã giúp người kế nhiệm đạt hiệu suất cải thiện ấn tượng đến 75% về sức mạnh xử lý. Trong khi đó, chipset Snapdragon 600 dòng thấp hơn cũng cải thiện đến 40% khi đặt cạnh thế hệ vi xử lý cao cấp trước đó.
Snapdragon 800 mở ra kỷ nguyên mới cho vi xử lý di động
Trong khi đó, Apple A6 trên iPhone 5 cũng đã cải thiện hiệu suất đến gấp đôi so với thế hệ tiền nhiệm là A5 trên iPhone 4s. Và sau đó đến con chip Apple A7 trên iPhone 5s, hãng đã chuyển sang sử dụng nền tảng 64 bit khởi nguồn cho các vi xử lý sau này và đạt được hiệu suất cải thiện đến 2 lần so với vi xử lý từng xuất hiện trên mẫu iPad 4 là Apple A6X (một phiên bản ép xung của Apple A6).
Trong các năm tiếp theo, Apple luôn cho thấy khả năng cải thiện đến 25% - 75% hiệu suất trên các thế hệ CPU và GPU của hãng. Đỉnh cao có thể kể đến dòng vi xử lý Apple A9 và Apple A10 Fusion trên iPhone 6s series cùng iPhone 7 series đã mang tới sức mạnh mở ứng dụng nhanh chóng, khả năng xử lý đồ họa tuyệt vời khi chơi game và nhiều hơn thế nữa.
Apple A6 cải tiện gấp đôi hiệu suất so với Apple A5
Cùng thời điểm này, các nhà sản xuất Android lại không quá suôn sẻ khi vướng vào những trục trặc liên quan đến vấn đề quá nhiệt trên chipset Snapdragon 810 từ Qualcomm. Dẫu vậy, không thể phủ nhận Qualcomm vẫn tập trung tối đa vào việc cải thiện sức mạnh trên chip này, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến các thiết bị chạy Snapdragon 810 luôn nóng lên rất nhanh khi sử dụng các tác vụ nặng.
Một số nhà sản xuất nổi lên khi Qualcomm "sẩy chân" phải kể đến Samsung với dòng vi xử lý Exynos 7420 trên Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge. Sau đó, chúng ta lại có thêm dòng vi xử lý Exynos 8890 đạt hiệu suất thuần rất cao và ấn tượng. Galaxy S6 series từng được xem là ông vua hiệu suất với khả năng xử lý ứng dụng nhanh chưa từng có trên điện thoại thông minh thời điểm bấy giờ.
Galaxy S6 Edge từng gây sốt với hiệu năng vượt trội nhờ vi xử lý Exynos 7420
Bước ngoặt lớn nhất của thế giới công nghệ chính là việc ra đời của công nghệ kết nối 5G. Lúc này, Qualcomm đã bước tới thế hệ vi xử lý Snapdragon 865 với bộ xử lý 5G đi riêng mang tên modem 5G X55. Dòng vi xử lý này vừa mang lại hiệu suất cao hơn nhưng cũng được tính toán rất kỹ càng về nhiệt độ trong quá trình sử dụng. Qualcomm chắc chắn không hề muốn tiếp tục dẫm lên con đường cũ mà họ đã từng một lần đi nhầm và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề.
Trong khi đó, Apple cũng đã phải đánh đổi màn hình 120Hz trên iPhone 12 Series để nhận được sự hỗ trợ 5G trên thế hệ vi xử lý Apple A14 Bionic. Điều này đã cho thấy rất nhiều điều liên quan khi các hãng muốn hỗ trợ 5G trên thiết bị của mình. Thậm chí khi các nhà sản xuất hàng đầu này phải chọn lựa giữa đánh đổi tính năng để đổi lấy một chút hiệu năng cải thiện thì họ vẫn sẵn sàng chọn hiệu năng.
Snapdragon 865 5G - Một trong những dòng vi xử lý với hiệu suất tối ưu nhất mà Qualcomm từng chế tạo
Rõ ràng, đối với việc kinh doanh, khi chưa thế cải thiện được nhiều về tính năng hay thiết kế đột phá của sản phẩm thì hiệu năng chính là con bài để các nhà sản xuất smartphone thu hút khác hàng của họ. Trong những năm gần đây, thị trường smartphone cao cấp đã dần bão hòa và các bộ xử lý trên di động đã quá mạnh để thực thi các tác vụ dù là nặng nhất. Việc cải thiện hiệu xuất CPU dù là 10% hay 25% cũng khó khiến người dùng cảm nhận được sự khác biệt trên điện thoại mới của họ. Vậy câu chuyện thăng tiến sức mạnh của các bộ xử lý trên điện thoại sẽ đi về đâu?
Nguyên nhân khiến vi xử lý sẽ không còn quá đột phá trong tương lai gần
Như đã đề cập phía trên, các vi xử lý tại thời điểm hiện tại đã quá mạnh mẽ và có quá nhiều tính năng mới. Những bộ sử lý nhỏ bé nhưng chứa bên trong cả "vũ trụ" này đã góp phần giúp smartphone ngày nay đa-zi-năng hơn và làm được những điều mà trước kia người dùng không dám nghĩ tới. Tất nhiên, để đạt được điều đó, chúng cũng sẽ phải đánh đổi rất lớn về điện năng cũng như nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình sử dụng, thứ ít nhiều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng.
Việc các bộ xử lý phát triển đã giúp smartphone ngày càng đa năng hơn
Do đó, việc nghiên cứu những tiến trình sản xuất bán dẫn mới đang là cuộc đua căng thẳng giữa những nhà sản xuất chipset. Tiến trình càng nhỏ sẽ giúp hệ thống càng tiết kiệm được điện năng nhưng lại mang đến những cải thiện đáng kể về sức mạnh. Nhưng tất nhiên, tiến trình cũng có giới hạn các giới hạn của nó và các công nghệ sản xuất chip dường như đã thay thế gần hết định luật Moore.
Chỉ trong vòng 10 năm, chipset trên di động đã cải tiến từ tiến trình 28nm trên Snapdragon 800 với khoảng 1 tỷ bóng bán dẫn và đạt mức 16 tỷ bóng bán dẫn với tiến trình 4nm trên Snadragon 8 Gen 2 vào năm 2023. Vậy các hãng sản xuất bộ xử lý sẽ phải làm thế nào nếu các tiến trình này sẽ chạm ngưỡng và không thể giảm nhỏ thêm được nữa?
Hành trình của Qualcomm đã đi rất xa với dòng sản phẩm Snapdragon
Giá thành cũng là điều cần được nhắc đến khi các vi xử lý từ tầm trung đến cao cấp ngày nay đều được trang bị kết nối 5G cho phép người dùng truy cập dữ liệu di động nhanh chóng. Nhưng vô tình, những modem 5G được tích hợp này đã khiến cho các bộ xử lý trở nên đắt đỏ hơn, điều này khiến các nhà sản xuất cũng phải dè chừng để tránh khiến thiết bị của họ trở nên quá tầm với của người tiêu dùng. Như bạn có thể thấy, luôn sẽ có một phiên bản 4G đi cùng phiên bản 5G trên các smartphone tầm trung trong thời gian gần đây. Các nhà sản xuất đã chọn các tối ưu doanh số nhờ vào việc phân cấp người dùng rõ ràng.
Ngoài ra, giá thành cũng là yếu tố khiến các nhà sản xuất tốn rất nhiều chất xám để "cân đo đong đếm" sao cho hợp lý nhất cho khách hàng. Đối với người dùng cuối, việc được sở hữu dòng sản phẩm không bị độn giá hay giữ nguyên giá so với thế hệ tiền nhiệm là điều tuyệt vời nhất. Theo các tin đồn rò rỉ, Snapdragon 8 Gen 3 có thể sẽ không sử dụng tiến trình 3nm của TSMC mà vẫn tiếp tục sử dụng quy trình N4P cũ. Điều này đến từ quy trình N3P đang có giá gia công quá cao và để giành nó để nâng cấp trong năm tiếp theo sẽ hợp lý hơn. Nếu phải cân nhắc giữa chạy đua vũ trang và cân đối giá thành thì mình tin rằng các nhà sản xuất vẫn sẽ chọn giá thành mà thôi.
Snapdragon 8 Gen 3 nhiều khả năng vẫn sẽ tận dụng tiến trình 4nm
Bên cạnh đó, kỷ nguyên AI lên ngôi đã mở ra con đường phát triển về các tính năng thông minh hơn cùng trí thông minh nhân tạo. Việc phải đầu tư nhiều hơn để cải tiến khả năng xử lý AI trên bộ xử lý di động đã khiến các nhà sản xuất chipset phải "chia lửa" với việc tạo nên một con chip cho sức mạnh xử lý cơ bản mạnh mẽ hơn trước. Dần dần theo từng năm, người dùng cũng không còn quá chú trọng vào việc các bộ xử lý được cải tiến sức mạnh ra sao, do đó cần một khái niệm mới để họ cảm thấy đáng quan tâm hơn. Đó cũng là lý do mà các nhân xử lý AI trên các bộ xử lý bắt đầu được quảng bá rầm rộ hơn so với trước đây.
Có lẽ các tính năng thông minh được ứng dụng từ khả năng xử lý AI vẫn còn khá mới mẻ ở thời điểm hiện tại nhưng trong nhiều năm tới các hãng smartphone có lẻ sẽ tập trung vào chúng nhiều hơn, đồng hành với việc các ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ. Trong năm 2023, cái tên nổi bật nhất trong lĩnh vực này chắc chắn là bộ đôi Pixel 7 và Pixel 7 Pro đến từ Google. Dù không phải những thiết bị chơi game mạnh mẽ nhất nhưng với con chip Tensor được chính Google tùy chỉnh, hai smartphone đã mang tới những cải tiến về hiệu suất AI đáng kinh ngạc và mang tới hàng loạt tính năng thông minh mà hiếm dòng sản phẩm nào trên thị trường có thể làm được.
Pixel 7 series, dòng sản phẩm tiên phong trong việc phát triển tính năng thông minh
Cuối cùng thời lượng pin chính là yếu tố tiên quyết cần được các hãng điện thoại quan tâm tại thời điểm hiện tại. Việc hạn chế cải thiện hiệu suất để duy trì thời lượng sử dụng tốt hơn là điều mà có lẽ Apple và Qualcomm có thể sẽ phải cân nhắc trên thế hệ vi xử lý di động mới của họ như Apple A17 Bionic cùng Snapdragon 8 Gen 3. Các rò rỉ gần đây đều cho thấy nhiều khả năng cả hai dòng vi xử lý mới đều được hướng đến hiệu quả sử dụng năng lượng nhiều hơn là khả năng xử lý mạnh mẽ.
Trong tương lai các vi xử lý sẽ như thế nào
Thật khó để đưa ra những dự đoán về tương lai của ngành sản xuất chip bán dẫn, tuy nhiên, với những xu hướng của thị trường gần đây, chúng ta cũng có thể mường tượng ra ít nhiều về nó. Trước kia, chẳng nhà sản xuất nào cho bạn biết về hiệu suất AI Engine hay Neural Engine trên các bộ xử lý của họ, nhưng gần đây thì ngược lại. Vậy nên, việc phát triển khả năng xử lý AI chính là một trong những mũi nhọn mà các nhà sản xuất nhắm đến trong thời gian tới.
Khả năng xử lý AI sẽ là mũi nhọn trong việc phát triển chip xử lý di động
Ngoài ra, các vi xử lý chưa chắc sẽ có thể phát triển nhỏ hơn mức 1nm, tiến trình mà định luật Morse từng cho biết là giới hạn của vi xử lý. Đặc biệt, dây chuyền sản xuất của tiến trình 3nm đã vô cùng đắt đỏ đến mức vi xử lý Snapdragon 8 Gen 3 vẫn dùng lại tiến trình 4nm. Vì vậy, dù có khả năng chế tạo được tiến trình nhỏ hơn nhưng để tối ưu về chi phí sản xuất không chắc những cái tên như Apple, Qualcomm hay Mediatek sẽ "đâm lao" theo hướng đi này.
Ngoài ra, đó, hiệu năng của vi xử lý cũng không phải là tất cả bên trong một chiếc điện thoại. Các module kết nối với những chuẩn kết nối mạnh mẽ hơn cũng là cuộc đua không kém phần thú vị. Các chipset trong tương lai có thể sẽ cung cấp khả năng kết nối nhanh hơn nữa nhờ vào việc phát triển song song của các kết nối hiện đại hơn như WiFi 7 hay thậm chí là 6G.
Wi-Fi 7 và 6G mở ra tương lai lớn cho người dùng điện thoại
Tóm lại
Việc chạy đua hiệu suất xử lý trên di động đang ngày càng bão hòa và không sớm thì muộn, ngày chúng không còn quá quan trọng cũng sẽ sớm đến mà thôi. Hiệu năng trên các thiết bị smartphone giờ đây đã vượt xa so với những gì mà hệ điều hành hay các nhu cầu thiết yếu mà người dùng sử dụng hàng ngày. Ngoại trừ một số phần mềm hay ứng dụng đặc biệt sẽ cần khả năng xử lý mạnh mẽ hơn nhưng điều này có lẽ sẽ là không đủ động lực để các thương hiệu điện thoại mạo hiểm với chiến lược giá của mình.
Nhìn lại một năm vừa qua, nhà sản xuất vi xử lý danh tiếng nhất thị trường điện thoại thông minh là Qualcomm đã cho ra mắt thế hệ chipset Snapdragon 8 Gen 2 vô cùng mạnh mẽ để thay thế cho Snapdragon 8 Gen 1 trước đó. Bước cải tiến của Snapdragon 8 Gen 2 tiếp tục cho thấy sự vượt trội của hãng khi có những cải tiến về hiệu suất đáng kinh ngạc.

Ngó qua dòng máy chạy hệ điều hành iOS, nhờ khả năng tối ưu hàng đầu ở cả phần cứng cũng như phần mềm, Apple cũng giới thiệu những bước tiến đáng kể của hãng trong lĩnh vực hiệu năng xử lý với Apple A16 Bionic. Tuy nhiên, có thể từ những thế hệ tiếp theo chúng ta sẽ khó thấy những sức mạnh vượt trội hay những thông báo cải thiện hiệu năng đến 25% hay 50% trên các CPU và GPU di động. Vì sao lại điều này có thể diễn ra, hãy cùng phân tích nhé!
Nhìn lại những cải tiến của các bộ xử lý qua từng năm
Trong bài viết này, chúng ta sẽ lấy hai nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu trên di động là Apple và Qualcomm - những thương hiệu quen thuộc với người dùng cũng như sở hữu nhiều đột phá trong suốt hành trình kinh doanh để đưa ra các phân tích.
Đầu tiên, với thế hệ vi xử lý Snapdragon 800, dòng chipset kế thừa Snapdragon S4 Pro trước đó với 4 nhân Krait 400 mới cho xung nhịp 2.3GHz. Điều này đã giúp người kế nhiệm đạt hiệu suất cải thiện ấn tượng đến 75% về sức mạnh xử lý. Trong khi đó, chipset Snapdragon 600 dòng thấp hơn cũng cải thiện đến 40% khi đặt cạnh thế hệ vi xử lý cao cấp trước đó.

Trong khi đó, Apple A6 trên iPhone 5 cũng đã cải thiện hiệu suất đến gấp đôi so với thế hệ tiền nhiệm là A5 trên iPhone 4s. Và sau đó đến con chip Apple A7 trên iPhone 5s, hãng đã chuyển sang sử dụng nền tảng 64 bit khởi nguồn cho các vi xử lý sau này và đạt được hiệu suất cải thiện đến 2 lần so với vi xử lý từng xuất hiện trên mẫu iPad 4 là Apple A6X (một phiên bản ép xung của Apple A6).
Trong các năm tiếp theo, Apple luôn cho thấy khả năng cải thiện đến 25% - 75% hiệu suất trên các thế hệ CPU và GPU của hãng. Đỉnh cao có thể kể đến dòng vi xử lý Apple A9 và Apple A10 Fusion trên iPhone 6s series cùng iPhone 7 series đã mang tới sức mạnh mở ứng dụng nhanh chóng, khả năng xử lý đồ họa tuyệt vời khi chơi game và nhiều hơn thế nữa.

Cùng thời điểm này, các nhà sản xuất Android lại không quá suôn sẻ khi vướng vào những trục trặc liên quan đến vấn đề quá nhiệt trên chipset Snapdragon 810 từ Qualcomm. Dẫu vậy, không thể phủ nhận Qualcomm vẫn tập trung tối đa vào việc cải thiện sức mạnh trên chip này, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến các thiết bị chạy Snapdragon 810 luôn nóng lên rất nhanh khi sử dụng các tác vụ nặng.
Một số nhà sản xuất nổi lên khi Qualcomm "sẩy chân" phải kể đến Samsung với dòng vi xử lý Exynos 7420 trên Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge. Sau đó, chúng ta lại có thêm dòng vi xử lý Exynos 8890 đạt hiệu suất thuần rất cao và ấn tượng. Galaxy S6 series từng được xem là ông vua hiệu suất với khả năng xử lý ứng dụng nhanh chưa từng có trên điện thoại thông minh thời điểm bấy giờ.

Bước ngoặt lớn nhất của thế giới công nghệ chính là việc ra đời của công nghệ kết nối 5G. Lúc này, Qualcomm đã bước tới thế hệ vi xử lý Snapdragon 865 với bộ xử lý 5G đi riêng mang tên modem 5G X55. Dòng vi xử lý này vừa mang lại hiệu suất cao hơn nhưng cũng được tính toán rất kỹ càng về nhiệt độ trong quá trình sử dụng. Qualcomm chắc chắn không hề muốn tiếp tục dẫm lên con đường cũ mà họ đã từng một lần đi nhầm và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề.
Trong khi đó, Apple cũng đã phải đánh đổi màn hình 120Hz trên iPhone 12 Series để nhận được sự hỗ trợ 5G trên thế hệ vi xử lý Apple A14 Bionic. Điều này đã cho thấy rất nhiều điều liên quan khi các hãng muốn hỗ trợ 5G trên thiết bị của mình. Thậm chí khi các nhà sản xuất hàng đầu này phải chọn lựa giữa đánh đổi tính năng để đổi lấy một chút hiệu năng cải thiện thì họ vẫn sẵn sàng chọn hiệu năng.

Rõ ràng, đối với việc kinh doanh, khi chưa thế cải thiện được nhiều về tính năng hay thiết kế đột phá của sản phẩm thì hiệu năng chính là con bài để các nhà sản xuất smartphone thu hút khác hàng của họ. Trong những năm gần đây, thị trường smartphone cao cấp đã dần bão hòa và các bộ xử lý trên di động đã quá mạnh để thực thi các tác vụ dù là nặng nhất. Việc cải thiện hiệu xuất CPU dù là 10% hay 25% cũng khó khiến người dùng cảm nhận được sự khác biệt trên điện thoại mới của họ. Vậy câu chuyện thăng tiến sức mạnh của các bộ xử lý trên điện thoại sẽ đi về đâu?
Nguyên nhân khiến vi xử lý sẽ không còn quá đột phá trong tương lai gần
Như đã đề cập phía trên, các vi xử lý tại thời điểm hiện tại đã quá mạnh mẽ và có quá nhiều tính năng mới. Những bộ sử lý nhỏ bé nhưng chứa bên trong cả "vũ trụ" này đã góp phần giúp smartphone ngày nay đa-zi-năng hơn và làm được những điều mà trước kia người dùng không dám nghĩ tới. Tất nhiên, để đạt được điều đó, chúng cũng sẽ phải đánh đổi rất lớn về điện năng cũng như nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình sử dụng, thứ ít nhiều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng.

Việc các bộ xử lý phát triển đã giúp smartphone ngày càng đa năng hơn
Do đó, việc nghiên cứu những tiến trình sản xuất bán dẫn mới đang là cuộc đua căng thẳng giữa những nhà sản xuất chipset. Tiến trình càng nhỏ sẽ giúp hệ thống càng tiết kiệm được điện năng nhưng lại mang đến những cải thiện đáng kể về sức mạnh. Nhưng tất nhiên, tiến trình cũng có giới hạn các giới hạn của nó và các công nghệ sản xuất chip dường như đã thay thế gần hết định luật Moore.
Chỉ trong vòng 10 năm, chipset trên di động đã cải tiến từ tiến trình 28nm trên Snapdragon 800 với khoảng 1 tỷ bóng bán dẫn và đạt mức 16 tỷ bóng bán dẫn với tiến trình 4nm trên Snadragon 8 Gen 2 vào năm 2023. Vậy các hãng sản xuất bộ xử lý sẽ phải làm thế nào nếu các tiến trình này sẽ chạm ngưỡng và không thể giảm nhỏ thêm được nữa?

Giá thành cũng là điều cần được nhắc đến khi các vi xử lý từ tầm trung đến cao cấp ngày nay đều được trang bị kết nối 5G cho phép người dùng truy cập dữ liệu di động nhanh chóng. Nhưng vô tình, những modem 5G được tích hợp này đã khiến cho các bộ xử lý trở nên đắt đỏ hơn, điều này khiến các nhà sản xuất cũng phải dè chừng để tránh khiến thiết bị của họ trở nên quá tầm với của người tiêu dùng. Như bạn có thể thấy, luôn sẽ có một phiên bản 4G đi cùng phiên bản 5G trên các smartphone tầm trung trong thời gian gần đây. Các nhà sản xuất đã chọn các tối ưu doanh số nhờ vào việc phân cấp người dùng rõ ràng.
Ngoài ra, giá thành cũng là yếu tố khiến các nhà sản xuất tốn rất nhiều chất xám để "cân đo đong đếm" sao cho hợp lý nhất cho khách hàng. Đối với người dùng cuối, việc được sở hữu dòng sản phẩm không bị độn giá hay giữ nguyên giá so với thế hệ tiền nhiệm là điều tuyệt vời nhất. Theo các tin đồn rò rỉ, Snapdragon 8 Gen 3 có thể sẽ không sử dụng tiến trình 3nm của TSMC mà vẫn tiếp tục sử dụng quy trình N4P cũ. Điều này đến từ quy trình N3P đang có giá gia công quá cao và để giành nó để nâng cấp trong năm tiếp theo sẽ hợp lý hơn. Nếu phải cân nhắc giữa chạy đua vũ trang và cân đối giá thành thì mình tin rằng các nhà sản xuất vẫn sẽ chọn giá thành mà thôi.

Bên cạnh đó, kỷ nguyên AI lên ngôi đã mở ra con đường phát triển về các tính năng thông minh hơn cùng trí thông minh nhân tạo. Việc phải đầu tư nhiều hơn để cải tiến khả năng xử lý AI trên bộ xử lý di động đã khiến các nhà sản xuất chipset phải "chia lửa" với việc tạo nên một con chip cho sức mạnh xử lý cơ bản mạnh mẽ hơn trước. Dần dần theo từng năm, người dùng cũng không còn quá chú trọng vào việc các bộ xử lý được cải tiến sức mạnh ra sao, do đó cần một khái niệm mới để họ cảm thấy đáng quan tâm hơn. Đó cũng là lý do mà các nhân xử lý AI trên các bộ xử lý bắt đầu được quảng bá rầm rộ hơn so với trước đây.
Có lẽ các tính năng thông minh được ứng dụng từ khả năng xử lý AI vẫn còn khá mới mẻ ở thời điểm hiện tại nhưng trong nhiều năm tới các hãng smartphone có lẻ sẽ tập trung vào chúng nhiều hơn, đồng hành với việc các ứng dụng từ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ mạnh mẽ. Trong năm 2023, cái tên nổi bật nhất trong lĩnh vực này chắc chắn là bộ đôi Pixel 7 và Pixel 7 Pro đến từ Google. Dù không phải những thiết bị chơi game mạnh mẽ nhất nhưng với con chip Tensor được chính Google tùy chỉnh, hai smartphone đã mang tới những cải tiến về hiệu suất AI đáng kinh ngạc và mang tới hàng loạt tính năng thông minh mà hiếm dòng sản phẩm nào trên thị trường có thể làm được.

Cuối cùng thời lượng pin chính là yếu tố tiên quyết cần được các hãng điện thoại quan tâm tại thời điểm hiện tại. Việc hạn chế cải thiện hiệu suất để duy trì thời lượng sử dụng tốt hơn là điều mà có lẽ Apple và Qualcomm có thể sẽ phải cân nhắc trên thế hệ vi xử lý di động mới của họ như Apple A17 Bionic cùng Snapdragon 8 Gen 3. Các rò rỉ gần đây đều cho thấy nhiều khả năng cả hai dòng vi xử lý mới đều được hướng đến hiệu quả sử dụng năng lượng nhiều hơn là khả năng xử lý mạnh mẽ.
Trong tương lai các vi xử lý sẽ như thế nào
Thật khó để đưa ra những dự đoán về tương lai của ngành sản xuất chip bán dẫn, tuy nhiên, với những xu hướng của thị trường gần đây, chúng ta cũng có thể mường tượng ra ít nhiều về nó. Trước kia, chẳng nhà sản xuất nào cho bạn biết về hiệu suất AI Engine hay Neural Engine trên các bộ xử lý của họ, nhưng gần đây thì ngược lại. Vậy nên, việc phát triển khả năng xử lý AI chính là một trong những mũi nhọn mà các nhà sản xuất nhắm đến trong thời gian tới.

Ngoài ra, các vi xử lý chưa chắc sẽ có thể phát triển nhỏ hơn mức 1nm, tiến trình mà định luật Morse từng cho biết là giới hạn của vi xử lý. Đặc biệt, dây chuyền sản xuất của tiến trình 3nm đã vô cùng đắt đỏ đến mức vi xử lý Snapdragon 8 Gen 3 vẫn dùng lại tiến trình 4nm. Vì vậy, dù có khả năng chế tạo được tiến trình nhỏ hơn nhưng để tối ưu về chi phí sản xuất không chắc những cái tên như Apple, Qualcomm hay Mediatek sẽ "đâm lao" theo hướng đi này.
Ngoài ra, đó, hiệu năng của vi xử lý cũng không phải là tất cả bên trong một chiếc điện thoại. Các module kết nối với những chuẩn kết nối mạnh mẽ hơn cũng là cuộc đua không kém phần thú vị. Các chipset trong tương lai có thể sẽ cung cấp khả năng kết nối nhanh hơn nữa nhờ vào việc phát triển song song của các kết nối hiện đại hơn như WiFi 7 hay thậm chí là 6G.

Tóm lại
Việc chạy đua hiệu suất xử lý trên di động đang ngày càng bão hòa và không sớm thì muộn, ngày chúng không còn quá quan trọng cũng sẽ sớm đến mà thôi. Hiệu năng trên các thiết bị smartphone giờ đây đã vượt xa so với những gì mà hệ điều hành hay các nhu cầu thiết yếu mà người dùng sử dụng hàng ngày. Ngoại trừ một số phần mềm hay ứng dụng đặc biệt sẽ cần khả năng xử lý mạnh mẽ hơn nhưng điều này có lẽ sẽ là không đủ động lực để các thương hiệu điện thoại mạo hiểm với chiến lược giá của mình.