TRUONGTRINH
Well-known member
Người dùng cần chú ý những dấu hiệu cho thấy điện thoại Android có thể bị xâm nhập trái phép, như cạn pin nhanh chóng hoặc dữ liệu bất thường.
Các thiết bị Android giờ đây không khác nhiều so với một chiếc máy tính, có thể giúp người dùng làm nhiều việc nhanh chóng hơn. Dù vậy, chúng cũng trở thành mục tiêu của tin tặc, với cách thức tấn công thay đổi từng ngày. Do đó, việc nhận biết smartphone của mình có bị nhiễm mã độc hay không giúp người dùng chủ động xử lý để tránh tổn thất nặng nề hơn.
Minh họa một chiếc smartphone bị tin tặc tấn công. Ảnh: Connectamobile
Pin tụt nhanh bất thường
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thiết bị Android bị xâm phạm là tình trạng hao pin bất thường. Nếu smartphone tụt pin nhanh hơn bình thường khi không sử dụng, khả năng cao máy nhiễm phần mềm độc hại chạy ngầm.
Để kiểm tra, người dùng vào Cài đặt > Sử dụng pin > Pin, sau đó kiểm tra ứng dụng nào đang "ngốn" pin nhanh và bất thường để xóa chúng. Cuối cùng, có thể sử dụng ứng dụng diệt virus đáng tin cậy để quét phần mềm độc hại.
Tất nhiên, việc pin tụt nhanh không hoàn toàn do mã độc. Một số trường hợp như lỗi phần cứng cũng có thể góp phần làm pin cạn kiệt.
Xuất hiện ứng dụng lạ
Nếu trên màn hình smartphone Android của người dùng xuất hiện ứng dụng họ chưa bao giờ cài đặt, máy có thể đã dính mã độc. Những phần mềm này có thể tiếp tục lây nhiễm và đánh cắp thông tin cá nhân, hoặc hiển thị quảng cáo trái phép.
Để kiểm tra, vào Cài đặt > Ứng dụng và xem lại các phần mềm đã tải. Nếu thấy ứng dụng lạ, nên gỡ lập tức và quét lại bằng phần mềm diệt virus.
"Ngốn" dữ liệu bất thường
Thông thường, sử dụng các dịch vụ video trực tuyến độ nét cao hoặc tải xuống file lớn sẽ gây tiêu tốn nhiều dữ liệu. Nhưng nếu dữ liệu vẫn tăng đột biến, nhiều khả năng có phần mềm chạy ngầm gửi dữ liệu từ xa.
Người dùng nên vào Cài đặt > Mạng và Internet > Kiểm tra mức sử dụng dữ liệu để xem ứng dụng lạ nào sử dụng dữ liệu cao bất thường và gỡ chúng lập tức.
Thông báo lạ
Một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy smartphone đã nhiễm phần mềm độc hại là xuất hiện thông báo không mong muốn. Chúng thường là cửa sổ bật lên, cảnh báo máy bị nhiễm virus, hoặc thông báo trúng thưởng... và thúc giục "cần hành động ngay". Lúc này, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị nên khôi phục cài đặt gốc cho máy để giải quyết triệt để vấn đề.
Theo các chuyên gia, để tránh smartphone Android bị tấn công, người dùng cần ngăn chặn nguy cơ ngay từ đầu, bằng cách thường xuyên cập nhật lên phiên bản hệ điều hành mới, tải ứng dụng từ nguồn đáng tin cậy, tắt tính năng Cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định. Ngoài ra, cần sử dụng mật khẩu mạnh, không bấm vào các liên kết hoặc nội dung lạ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm phần mềm độc hại.
Bảo Lâm (theo MakeUseOf)
Các thiết bị Android giờ đây không khác nhiều so với một chiếc máy tính, có thể giúp người dùng làm nhiều việc nhanh chóng hơn. Dù vậy, chúng cũng trở thành mục tiêu của tin tặc, với cách thức tấn công thay đổi từng ngày. Do đó, việc nhận biết smartphone của mình có bị nhiễm mã độc hay không giúp người dùng chủ động xử lý để tránh tổn thất nặng nề hơn.
Minh họa một chiếc smartphone bị tin tặc tấn công. Ảnh: Connectamobile
Pin tụt nhanh bất thường
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thiết bị Android bị xâm phạm là tình trạng hao pin bất thường. Nếu smartphone tụt pin nhanh hơn bình thường khi không sử dụng, khả năng cao máy nhiễm phần mềm độc hại chạy ngầm.
Để kiểm tra, người dùng vào Cài đặt > Sử dụng pin > Pin, sau đó kiểm tra ứng dụng nào đang "ngốn" pin nhanh và bất thường để xóa chúng. Cuối cùng, có thể sử dụng ứng dụng diệt virus đáng tin cậy để quét phần mềm độc hại.
Tất nhiên, việc pin tụt nhanh không hoàn toàn do mã độc. Một số trường hợp như lỗi phần cứng cũng có thể góp phần làm pin cạn kiệt.
Xuất hiện ứng dụng lạ
Nếu trên màn hình smartphone Android của người dùng xuất hiện ứng dụng họ chưa bao giờ cài đặt, máy có thể đã dính mã độc. Những phần mềm này có thể tiếp tục lây nhiễm và đánh cắp thông tin cá nhân, hoặc hiển thị quảng cáo trái phép.
Để kiểm tra, vào Cài đặt > Ứng dụng và xem lại các phần mềm đã tải. Nếu thấy ứng dụng lạ, nên gỡ lập tức và quét lại bằng phần mềm diệt virus.
"Ngốn" dữ liệu bất thường
Thông thường, sử dụng các dịch vụ video trực tuyến độ nét cao hoặc tải xuống file lớn sẽ gây tiêu tốn nhiều dữ liệu. Nhưng nếu dữ liệu vẫn tăng đột biến, nhiều khả năng có phần mềm chạy ngầm gửi dữ liệu từ xa.
Người dùng nên vào Cài đặt > Mạng và Internet > Kiểm tra mức sử dụng dữ liệu để xem ứng dụng lạ nào sử dụng dữ liệu cao bất thường và gỡ chúng lập tức.
Thông báo lạ
Một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy smartphone đã nhiễm phần mềm độc hại là xuất hiện thông báo không mong muốn. Chúng thường là cửa sổ bật lên, cảnh báo máy bị nhiễm virus, hoặc thông báo trúng thưởng... và thúc giục "cần hành động ngay". Lúc này, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị nên khôi phục cài đặt gốc cho máy để giải quyết triệt để vấn đề.
Theo các chuyên gia, để tránh smartphone Android bị tấn công, người dùng cần ngăn chặn nguy cơ ngay từ đầu, bằng cách thường xuyên cập nhật lên phiên bản hệ điều hành mới, tải ứng dụng từ nguồn đáng tin cậy, tắt tính năng Cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định. Ngoài ra, cần sử dụng mật khẩu mạnh, không bấm vào các liên kết hoặc nội dung lạ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm phần mềm độc hại.
Bảo Lâm (theo MakeUseOf)