Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Ra đời từ thời Pháp, quán bún chả Nam Thành (số 44, ngõ Hai Bà Trưng, TP. Nam Định) đã được duy trì qua 6 thế hệ, thu hút hàng trăm thực khách mỗi ngày nhờ cách chế biến độc đáo, khác lạ.
Nằm tại tầng 1 của căn nhà đã nhuốm màu thời gian, ngay gần nhà thờ Nam Định, quán bún chả nổi tiếng nhất Nam Định mở cửa từ 11 giờ trưa đến 7 giờ tối mỗi ngày. Là quán ăn gia truyền từ thế kỷ 19, quán do một tay những người phụ nữ trong gia đình làm. Từ đời cụ, đến đời bà, rồi cô, cháu…
Không giống như bún chả Hà Nội hay các tỉnh lân cận, bún chả ở đây có những điểm đặc biệt rất riêng, những ai đã từng ăn chỉ cần nhìn là có thể nhận ra ngay.
Nguyên liệu để làm món bún chả gồm có thịt heo ba chỉ, bún lá, hành tây, cà rốt đu đủ, rau sống và các loại gia vị làm nước chấm… Vẫn từng đó nguyên liệu cơ bản, thế nhưng chính cách chế biến đã làm nên sự khác biệt của bún chả Nam Định.
Đối với thịt heo làm chả phải là nạc vai hoặc nách, thái mỏng dọc thớ thịt sau đó ướp gia vị cho đậm đà rồi kẹp vào các gắp tre chứ không phải xiên que. Mỗi đầu gắp tre đều được cuộn chặt lại bằng một mảnh lá chuối xanh và được nướng trên bếp than.
Để thịt được chín đều và thơm, người chế biến sẽ dùng quạt nan quạt nhẹ cho lửa được đều, như vậy chả sẽ không bị cháy hoặc quá chín mất đi hương vị của thịt. Để chả giòn và thơm hơn sẽ nướng lại thêm một lần nữa. Qua hai lần lửa, mùi thịt được quyện với mùi lá chuối, thêm chút mùi lửa than… tất cả tạo nên một mùi thơm hấp dẫn, quyến rũ mời gọi những chiếc bụng đói của thực khách.
Từng gắp chả nóng được gỡ ra bát, đặt lên trên một ít hành chẻ. Những miếng chả được quạt vừa chín tới vẫn còn giữ nguyên màu thịt, chỉ có một lớp rộp mỏng nổi lên ở mặt miếng chả. Thịt ăn mềm ngọt, thoang thoảng mùi tre già và mùi lá chuối, thơm và béo ngậy nhưng không hề ngấy. Hành tây được chẻ mỏng, rửa sạch, ăn không còn chút vị hăng cay nào, vô cùng hài hoà với vị thịt.
Bún được sử dụng là bún lá cắt nhỏ, mỗi miếng bằng khoảng hai ngón tay. Chấm kèm nước dùng chua ngọt vừa miệng thanh thanh và ăn kèm đu đủ cà rốt gém giòn giòn. Rau sống ở đây cũng rất phong phú với rau muống chẻ, húng, xà lách, mùi… Du khách cũng có thể gọi thêm nem rán để ăn cùng.
Vào những ngày cuối tuần đông khách, mọi người ngồi tràn ra cả hai phía vỉa hè. 6,7 người phụ nữ liên tục, luôn chân luôn tay để phục vụ thực khách. Với giá thành 40.000 đồng, mỗi bát bún chả ở đây đều chứa đựng sự tỉ mỉ, kỳ công và cả những bí quyết riêng được tiếp nối qua 2 thế kỷ.
Nằm tại tầng 1 của căn nhà đã nhuốm màu thời gian, ngay gần nhà thờ Nam Định, quán bún chả nổi tiếng nhất Nam Định mở cửa từ 11 giờ trưa đến 7 giờ tối mỗi ngày. Là quán ăn gia truyền từ thế kỷ 19, quán do một tay những người phụ nữ trong gia đình làm. Từ đời cụ, đến đời bà, rồi cô, cháu…
Không giống như bún chả Hà Nội hay các tỉnh lân cận, bún chả ở đây có những điểm đặc biệt rất riêng, những ai đã từng ăn chỉ cần nhìn là có thể nhận ra ngay.
Nguyên liệu để làm món bún chả gồm có thịt heo ba chỉ, bún lá, hành tây, cà rốt đu đủ, rau sống và các loại gia vị làm nước chấm… Vẫn từng đó nguyên liệu cơ bản, thế nhưng chính cách chế biến đã làm nên sự khác biệt của bún chả Nam Định.
Đối với thịt heo làm chả phải là nạc vai hoặc nách, thái mỏng dọc thớ thịt sau đó ướp gia vị cho đậm đà rồi kẹp vào các gắp tre chứ không phải xiên que. Mỗi đầu gắp tre đều được cuộn chặt lại bằng một mảnh lá chuối xanh và được nướng trên bếp than.
Để thịt được chín đều và thơm, người chế biến sẽ dùng quạt nan quạt nhẹ cho lửa được đều, như vậy chả sẽ không bị cháy hoặc quá chín mất đi hương vị của thịt. Để chả giòn và thơm hơn sẽ nướng lại thêm một lần nữa. Qua hai lần lửa, mùi thịt được quyện với mùi lá chuối, thêm chút mùi lửa than… tất cả tạo nên một mùi thơm hấp dẫn, quyến rũ mời gọi những chiếc bụng đói của thực khách.
|
|
|
Bún được sử dụng là bún lá cắt nhỏ, mỗi miếng bằng khoảng hai ngón tay. Chấm kèm nước dùng chua ngọt vừa miệng thanh thanh và ăn kèm đu đủ cà rốt gém giòn giòn. Rau sống ở đây cũng rất phong phú với rau muống chẻ, húng, xà lách, mùi… Du khách cũng có thể gọi thêm nem rán để ăn cùng.
Vào những ngày cuối tuần đông khách, mọi người ngồi tràn ra cả hai phía vỉa hè. 6,7 người phụ nữ liên tục, luôn chân luôn tay để phục vụ thực khách. Với giá thành 40.000 đồng, mỗi bát bún chả ở đây đều chứa đựng sự tỉ mỉ, kỳ công và cả những bí quyết riêng được tiếp nối qua 2 thế kỷ.