Võ Xuân Trường
Well-known member
Bún mắm đậm đà gói trọn tinh hoa ẩm thực miền Tây sông nước
Bún mắm là một trong những đặc sản nức tiếng mà thực khách nhất định phải thử khi đặt chân tới miền Tây sông nước.
Bún mắm là món bún thú vị nên thử một lần khi tới miền Tây sông nước. Ảnh: Foody
Bún mắm vốn là đặc sản miền Tây có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bù hốc. Du nhập vào Việt Nam, bún mắm đã được biến tấu ít nhiều cho phù hợp với các nguyên liệu cũng như khẩu vị của người địa phương.
Bún mắm chế biến không phức tạp nhưng từng khâu vô cùng thú vị. Con mắm được nấu nhừ, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả, cà tím và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm các loại hải sản như tôm, mực, heo quay giòn bì...
Bún mắm được nấu từ mắm cá linh, cá sặc cùng với sả, cà tím... Ảnh: Foody
Hương vị đặc trưng của bún mắm miền Tây nằm ở phần nước dùng. Thay vì nấu từ mắm bù hốc, nước sẽ được làm từ mắm cá linh hay cá sặc, sang hơn có mắm cá trèn - những loại cá có nhiều ở các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng... Mắm cá được nêm nếm theo những công thức khác nhau tùy vào mỗi quán.
Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau kèo nèo, giá đỗ, rau diếp cá... Chính những nguyên liệu dân dã, đơn sơ này đã tạo nên hương vị đậm chất hương đồng gió nội miền Tây.
Tô bún mắm không thể thiếu các loại rau ăn kèm. Ảnh: Foody
Bún mắm dễ dàng chinh phục những thực khách đam mê khám phá ẩm thực. Heo quay giòn tan, chả, tôm, cá ngọt tự nhiên ngấm cái đậm đà của nước lèo từ mắm cá. Bún mắm ngon nhất là ăn kèm cá lóc đồng nhỏ nhưng ngọt thịt, không tanh. Thực khách đừng quên nêm chút ớt vào cho dậy cái cay nồng, kích thích vị giác.
Khoảng những năm 1970, bún mắm dần phổ biến tại TPHCM và được nhiều người yêu thích. Giá một tô bún mắm nhỉnh hơn so với các loại bún khác, vào khoảng 55.000 - 70.000 đồng/suất, tùy đồ ăn kèm mà thực khách gọi thêm. Một số quán ăn có tiếng ở TPHCM là bún mắm, lẩu mắm miền Tây hiệu cô Út, cô Tím, cô ba Sài Gòn, cô 5 Đồng Tháp, bún mắm 444...
Về miền Tây, thực khách dễ dàng tìm thấy những quán bún mắm ngon ở bất kỳ tỉnh thành nào.
Bún mắm là một trong những đặc sản nức tiếng mà thực khách nhất định phải thử khi đặt chân tới miền Tây sông nước.
Bún mắm vốn là đặc sản miền Tây có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bù hốc. Du nhập vào Việt Nam, bún mắm đã được biến tấu ít nhiều cho phù hợp với các nguyên liệu cũng như khẩu vị của người địa phương.
Bún mắm chế biến không phức tạp nhưng từng khâu vô cùng thú vị. Con mắm được nấu nhừ, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả, cà tím và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm các loại hải sản như tôm, mực, heo quay giòn bì...
Hương vị đặc trưng của bún mắm miền Tây nằm ở phần nước dùng. Thay vì nấu từ mắm bù hốc, nước sẽ được làm từ mắm cá linh hay cá sặc, sang hơn có mắm cá trèn - những loại cá có nhiều ở các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng... Mắm cá được nêm nếm theo những công thức khác nhau tùy vào mỗi quán.
Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau kèo nèo, giá đỗ, rau diếp cá... Chính những nguyên liệu dân dã, đơn sơ này đã tạo nên hương vị đậm chất hương đồng gió nội miền Tây.
Bún mắm dễ dàng chinh phục những thực khách đam mê khám phá ẩm thực. Heo quay giòn tan, chả, tôm, cá ngọt tự nhiên ngấm cái đậm đà của nước lèo từ mắm cá. Bún mắm ngon nhất là ăn kèm cá lóc đồng nhỏ nhưng ngọt thịt, không tanh. Thực khách đừng quên nêm chút ớt vào cho dậy cái cay nồng, kích thích vị giác.
Khoảng những năm 1970, bún mắm dần phổ biến tại TPHCM và được nhiều người yêu thích. Giá một tô bún mắm nhỉnh hơn so với các loại bún khác, vào khoảng 55.000 - 70.000 đồng/suất, tùy đồ ăn kèm mà thực khách gọi thêm. Một số quán ăn có tiếng ở TPHCM là bún mắm, lẩu mắm miền Tây hiệu cô Út, cô Tím, cô ba Sài Gòn, cô 5 Đồng Tháp, bún mắm 444...
Về miền Tây, thực khách dễ dàng tìm thấy những quán bún mắm ngon ở bất kỳ tỉnh thành nào.