Thanh Thúy
Well-known member
Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD đang trên đường vượt qua Tesla về doanh số bán xe thuần điện (BEV) trong năm nay, theo báo cáo của Counterpoint Research.
“Sự thay đổi này nhấn mạnh tính chất năng động của thị trường xe điện toàn cầu”, các nhà phân tích của Counterpoint cho biết trong báo cáo vừa công bố ngày 2/7.
Doanh số bán xe thuần điện trong quý hai của BYD đã tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái lên 426.039 chiếc. Trong khi đó, lượng xe điện bán ra trong quý hai của Tesla đã giảm 4,8% xuống còn 443.956 xe.
Năm ngoái, tổng lượng xe của BYD – bao gồm ô tô thuần điện và xe hybrid – là hơn 3 triệu chiếc, vượt qua sản lượng 1,84 triệu ô tô của Tesla trong năm thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên trong số 3 triệu xe bán ra năm ngoái của BYD chỉ có 1,6 triệu xe thuần điện và 1,4 triệu xe hybrid. Vì vậy, Tesla vẫn là hãng dẫn đầu về sản lượng xe thuần điện.
BYD cũng đánh mất vị trí nhà sản xuất xe điện hàng đầu vào tay gã khổng lồ xe điện của Mỹ trong quý đầu tiên của năm nay.
Counterpoint cho biết Trung Quốc “vẫn là thế lực thống trị trên thị trường xe thuần điện” với BYD dẫn đầu. Công ty nghiên cứu cho biết doanh số bán xe thuần điện của Trung Quốc ước tính sẽ gấp 4 lần so với Bắc Mỹ vào năm 2024.
Theo Counterpoint, Trung Quốc sẽ tiếp tục nắm giữ hơn 50% thị phần doanh số xe thuần điện toàn cầu cho đến năm 2027 và doanh số xe thuần điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ đứng đầu doanh số bán xe ô tô chung của Bắc Mỹ và Châu Âu vào năm 2030.
Tháng trước, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với các công ty xe điện Trung Quốc để giải quyết “mối đe dọa gây tổn hại đối với ngành công nghiệp xe của EU”.
Mức thuê bổ sung của EU sẽ có sự khác biệt với từng hãng xe Trung Quốc. BYD sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 17,4%, Geely sẽ áp mức thuế 20%. SAIC sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 38,1%, cao nhất trong các hãng xe điện Trung Quốc. Đây là mức thuế cao hơn mức thuế tiêu chuẩn 10% đã được châu Âu áp dụng đối với xe điện nhập khẩu.
EU cho biết trong một tuyên bố vào ngày 12 /6 rằng các mức tăng thuế với xe điện Trung Quốc hiện chỉ là tạm thời nhưng sẽ được áp dụng từ ngày 4/7 nếu các cuộc thảo luận với chính quyền Trung Quốc không mang lại giải pháp.
Phó giám đốc của Counterpoint Research, Liz Lee, cho biết: “Mức thuế mới của EU đối với xe điện Trung Quốc nhằm mục đích tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất xe điện châu Âu, vốn đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ hơn của Trung Quốc”.
Liz Lee nói thêm: “Những mức thuế này có thể đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hướng tới các thị trường mới nổi như Trung Đông và Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Úc và New Zealand”.
Báo cáo của Counterpoint Research cho biết doanh số bán xe thuần điện toàn cầu dự kiến sẽ đạt 10 triệu chiếc vào năm 2024, trong khi xe động cơ đốt trong sẽ sụt giảm.
“Sự thay đổi này nhấn mạnh tính chất năng động của thị trường xe điện toàn cầu”, các nhà phân tích của Counterpoint cho biết trong báo cáo vừa công bố ngày 2/7.
Doanh số bán xe thuần điện trong quý hai của BYD đã tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái lên 426.039 chiếc. Trong khi đó, lượng xe điện bán ra trong quý hai của Tesla đã giảm 4,8% xuống còn 443.956 xe.
Năm ngoái, tổng lượng xe của BYD – bao gồm ô tô thuần điện và xe hybrid – là hơn 3 triệu chiếc, vượt qua sản lượng 1,84 triệu ô tô của Tesla trong năm thứ hai liên tiếp.
Tuy nhiên trong số 3 triệu xe bán ra năm ngoái của BYD chỉ có 1,6 triệu xe thuần điện và 1,4 triệu xe hybrid. Vì vậy, Tesla vẫn là hãng dẫn đầu về sản lượng xe thuần điện.
BYD cũng đánh mất vị trí nhà sản xuất xe điện hàng đầu vào tay gã khổng lồ xe điện của Mỹ trong quý đầu tiên của năm nay.
Counterpoint cho biết Trung Quốc “vẫn là thế lực thống trị trên thị trường xe thuần điện” với BYD dẫn đầu. Công ty nghiên cứu cho biết doanh số bán xe thuần điện của Trung Quốc ước tính sẽ gấp 4 lần so với Bắc Mỹ vào năm 2024.
Theo Counterpoint, Trung Quốc sẽ tiếp tục nắm giữ hơn 50% thị phần doanh số xe thuần điện toàn cầu cho đến năm 2027 và doanh số xe thuần điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ đứng đầu doanh số bán xe ô tô chung của Bắc Mỹ và Châu Âu vào năm 2030.
Tháng trước, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với các công ty xe điện Trung Quốc để giải quyết “mối đe dọa gây tổn hại đối với ngành công nghiệp xe của EU”.
Mức thuê bổ sung của EU sẽ có sự khác biệt với từng hãng xe Trung Quốc. BYD sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 17,4%, Geely sẽ áp mức thuế 20%. SAIC sẽ phải chịu mức thuế bổ sung 38,1%, cao nhất trong các hãng xe điện Trung Quốc. Đây là mức thuế cao hơn mức thuế tiêu chuẩn 10% đã được châu Âu áp dụng đối với xe điện nhập khẩu.
EU cho biết trong một tuyên bố vào ngày 12 /6 rằng các mức tăng thuế với xe điện Trung Quốc hiện chỉ là tạm thời nhưng sẽ được áp dụng từ ngày 4/7 nếu các cuộc thảo luận với chính quyền Trung Quốc không mang lại giải pháp.
Phó giám đốc của Counterpoint Research, Liz Lee, cho biết: “Mức thuế mới của EU đối với xe điện Trung Quốc nhằm mục đích tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà sản xuất xe điện châu Âu, vốn đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ hơn của Trung Quốc”.
Liz Lee nói thêm: “Những mức thuế này có thể đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hướng tới các thị trường mới nổi như Trung Đông và Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Úc và New Zealand”.
Báo cáo của Counterpoint Research cho biết doanh số bán xe thuần điện toàn cầu dự kiến sẽ đạt 10 triệu chiếc vào năm 2024, trong khi xe động cơ đốt trong sẽ sụt giảm.