Nếu bạn là một người thích ăn cá, hãy duy trì sở thích này vì đây là một sở thích rất tốt. Nhưng đừng ăn cá theo các cách dưới đây vì sớm muộn gì cùng mang bệnh.
Cá là nguồn cung cấp protein hết sức đa dạng và phong phú. Chỉ với một món chính là cá, bữa ăn của bạn sẽ đầy đủ chất và vô cùng lành mạnh. Cá có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho hầu hết các bộ phận trong cơ thể, từ làn da đến mái tóc.
Lợi ích tuyệt vời của cá với sức khỏe
Cá, nhất là cá biển còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như canxi, natri, photpho, choline, đồng, kẽm, i-ốt,... Chất béo Omega-3 trong cá rất tốt cho sự phát triển của trí não, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nâng cao sức đề kháng. Canxi và vitamin D giúp trẻ phát triển tối ưu hệ xương và giúp người lớn tuổi cải thiện loãng xương.
Thịt của cá dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn so với thịt từ gia súc, gia cầm. Khi nấu, cá nhanh chóng chín, mềm hơn, nhai cá sẽ ít bã hơn, phù hợp người già có sức nhai giảm sút và trẻ nhỏ đang tập ăn hoặc biếng ăn.
Để tốt cho sức khỏe, bạn nên ăn đa dạng các loại cá, bởi không phải loại cá nào cũng giống nhau.
Ảnh minh họa
Nên ăn loại cá nào, ăn cá bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhìn chung nên ăn khoảng 340g cá mỗi tuần. Trong đó:
Cá béo: bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá.
Mỗi người nên ăn ít nhất 140g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo mỗi tuần.
Cá thịt trắng: cá thịt trắng là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.
Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.
6 loại cá không ăn nhiều để tránh "rước họa vào thân"
Không ăn cá ướp muối
Có rất nhiều người thích ăn một số loại cá ướp, bởi chúng có hương vị đậm đà, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn tốt hơn hẳn.
Trên thực tế, mọi người cũng nên biết rằng cá ướp có chứa nhiều muối, trong quá trình ướp nó sẽ tạo ra một lượng nhất định nitrit - chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. Một số chuyên gia còn chứng minh rằng chỉ cần ăn một kg cá muối mặn ngang với việc hút 250 điếu thuốc. Nếu ăn loại cá này quá thường xuyên trong thời gian dài, nó có thể khiến huyết áp của bạn không ổn định hoặc gây hại rất nhiều cho cơ thể chúng ta, thậm chí gây ung thư.
Ảnh minh họa
Không ăn nhiều lòng cá
Do lòng cá là bộ phận tiêu hóa của con cá nên nơi này chứa túi phân. Đồng thời, lòng cá cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, thành phần nấm gây bệnh cho con người. Chính vì vậy, khi ăn cá bạn không nên ăn những bộ phận này rất dễ nhiễm phải chất độc nguy hiểm.
Ngoài ra, do lòng cá chứa nhiều cholesterol nên khi bạn ăn nhiều dễ tăng cân béo phì. Từ đó, kéo theo nhiều căn bệnh mạn tính khác như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu...
Không ăn gỏi cá sống
Có rất nhiều món cá sống, gỏi cá vô cùng hấp dẫn chúng ta. Tuy nhiên, nếu ăn phải những con cá được chế biến không kỹ càng không kiểm định thì rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng một cách tự nhiên. Đồng thời, nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường sống.
Không ăn nhiều cá chiên rán
Sau khi chiên hoặc bị chiên nhiều lần, mỡ cá sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, tạo thành benzopyrene và các chất có hại khác. Nếu ăn quá nhiều món ăn này, có thể làm bạn tăng nguy cơ suy tim hoặc ung thư thực quản.
Ngoài ra trong quá trình chiên, các protein, vitamin, khoáng chất của cá cũng dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể con người.
Ảnh minh họa
Không thường xuyên ăn não cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên. Vì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc
Không ăn nhiều cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá không có nhiều thủy ngân đến mức bạn phải tránh hoàn toàn, nhưng cũng không dồi dào omega 3 để khiến bạn phải tiêu thụ thường xuyên. Vì vậy, với những loại cá như: cá vược, cá chim lớn, cá nục heo / cá dũa, cá bống, cá hồng biển... chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Cá là nguồn cung cấp protein hết sức đa dạng và phong phú. Chỉ với một món chính là cá, bữa ăn của bạn sẽ đầy đủ chất và vô cùng lành mạnh. Cá có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho hầu hết các bộ phận trong cơ thể, từ làn da đến mái tóc.
Lợi ích tuyệt vời của cá với sức khỏe
Cá, nhất là cá biển còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như canxi, natri, photpho, choline, đồng, kẽm, i-ốt,... Chất béo Omega-3 trong cá rất tốt cho sự phát triển của trí não, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nâng cao sức đề kháng. Canxi và vitamin D giúp trẻ phát triển tối ưu hệ xương và giúp người lớn tuổi cải thiện loãng xương.
Thịt của cá dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn so với thịt từ gia súc, gia cầm. Khi nấu, cá nhanh chóng chín, mềm hơn, nhai cá sẽ ít bã hơn, phù hợp người già có sức nhai giảm sút và trẻ nhỏ đang tập ăn hoặc biếng ăn.
Để tốt cho sức khỏe, bạn nên ăn đa dạng các loại cá, bởi không phải loại cá nào cũng giống nhau.
Ảnh minh họa
Nên ăn loại cá nào, ăn cá bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhìn chung nên ăn khoảng 340g cá mỗi tuần. Trong đó:
Cá béo: bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá.
Mỗi người nên ăn ít nhất 140g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo mỗi tuần.
Cá thịt trắng: cá thịt trắng là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.
Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.
6 loại cá không ăn nhiều để tránh "rước họa vào thân"
Không ăn cá ướp muối
Có rất nhiều người thích ăn một số loại cá ướp, bởi chúng có hương vị đậm đà, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn tốt hơn hẳn.
Trên thực tế, mọi người cũng nên biết rằng cá ướp có chứa nhiều muối, trong quá trình ướp nó sẽ tạo ra một lượng nhất định nitrit - chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. Một số chuyên gia còn chứng minh rằng chỉ cần ăn một kg cá muối mặn ngang với việc hút 250 điếu thuốc. Nếu ăn loại cá này quá thường xuyên trong thời gian dài, nó có thể khiến huyết áp của bạn không ổn định hoặc gây hại rất nhiều cho cơ thể chúng ta, thậm chí gây ung thư.
Ảnh minh họa
Không ăn nhiều lòng cá
Do lòng cá là bộ phận tiêu hóa của con cá nên nơi này chứa túi phân. Đồng thời, lòng cá cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, thành phần nấm gây bệnh cho con người. Chính vì vậy, khi ăn cá bạn không nên ăn những bộ phận này rất dễ nhiễm phải chất độc nguy hiểm.
Ngoài ra, do lòng cá chứa nhiều cholesterol nên khi bạn ăn nhiều dễ tăng cân béo phì. Từ đó, kéo theo nhiều căn bệnh mạn tính khác như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu...
Không ăn gỏi cá sống
Có rất nhiều món cá sống, gỏi cá vô cùng hấp dẫn chúng ta. Tuy nhiên, nếu ăn phải những con cá được chế biến không kỹ càng không kiểm định thì rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng một cách tự nhiên. Đồng thời, nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường sống.
Không ăn nhiều cá chiên rán
Sau khi chiên hoặc bị chiên nhiều lần, mỡ cá sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, tạo thành benzopyrene và các chất có hại khác. Nếu ăn quá nhiều món ăn này, có thể làm bạn tăng nguy cơ suy tim hoặc ung thư thực quản.
Ngoài ra trong quá trình chiên, các protein, vitamin, khoáng chất của cá cũng dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể con người.
Ảnh minh họa
Không thường xuyên ăn não cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên. Vì vậy những người thích ăn đầu cá cần ghi nhớ, cá càng lớn tuổi thì không nên ăn để tránh bị ngộ độc
Không ăn nhiều cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá không có nhiều thủy ngân đến mức bạn phải tránh hoàn toàn, nhưng cũng không dồi dào omega 3 để khiến bạn phải tiêu thụ thường xuyên. Vì vậy, với những loại cá như: cá vược, cá chim lớn, cá nục heo / cá dũa, cá bống, cá hồng biển... chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân.