tran hương
Well-known member
Cá heo nước ngọt rớt giá
Giá cá heo nước ngọt tự nhiên tại miền Tây năm nay giảm mạnh, còn 120.000-130.000 đồng một kg, thấp hơn 30-35% so với năm ngoái.
Đây là mức khá thấp với loài cá từng có giá 200.000-300.000 đồng một kg trong những mùa lũ trước. Chị Phương, ở Tân Bình (TP HCM), cho biết năm nay cá heo dồi dào, đặc biệt loại nhỏ khoảng 40-45 con một kg. Mỗi ngày, chị lấy về 50-60 kg, giá rẻ nên khách tranh thủ mua hết trong ngày.
Tại An Giang, chị Thùy Linh, thương lái chuyên thu mua cá heo, cho biết đã bán hơn 3 tạ trong mùa này. Lượng cá năm nay tăng khoảng 30% so với năm ngoái, chủ yếu là loại nhỏ nên giá thành thấp hơn.
"Người dân thắt chặt chi tiêu, nếu giá quá cao sẽ khó tiêu thụ, dẫn đến việc giá cá giảm dần để phù hợp nhu cầu thị trường", chị nói.
Cá heo nước ngọt tự nhiên. Ảnh: Lê Thương
Cá heo nước ngọt tự nhiên. Ảnh: Lê Thương
https://clk.aiactiv.io/l/aiactiv/odh9w9l9
Cá heo nước ngọt phân bố chủ yếu tại lưu vực sông Mekong, xuất hiện nhiều ở Việt Nam trong mùa nước nổi (tháng 7-10 âm lịch), tập trung ở các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và các nhánh nhỏ. Loài cá này có hình dáng đặc trưng với thân dẹt, dài khoảng 10 cm, da nhẵn mịn. Lưng cá màu xanh hoặc xanh đen, bụng bạc nhạt, đuôi và vây màu đỏ cam. Khi được bắt lên khỏi nước, cá phát ra âm thanh "éc éc" như tiếng heo, vì thế được gọi là cá heo.
Người dân miền Tây thường đánh bắt cá heo bằng cách giăng lưới. Thịt cá săn chắc, béo ngọt, phù hợp chế biến các món ăn dân dã như cá kho, canh chua hay chiên giòn. Không chỉ là nguồn thực phẩm, cá heo còn gắn liền với nhịp sống sông nước mùa lũ, trở thành một phần trong văn hóa lao động của miền Tây.
Cá heo nước ngọt nuôi bán tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp). Ảnh: Hồng Châu
Cá heo nước ngọt nuôi bán tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp). Ảnh: Hồng Châu
Ngoài cá tự nhiên, cá heo nuôi cũng ngày càng phổ biến, với giá dao động 200.000-400.000 đồng một kg tùy kích cỡ, giảm khoảng 15% so với năm ngoái. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi ở An Giang, việc nuôi cá heo đòi hỏi kỹ thuật cao và môi trường nước sạch có dòng chảy mạnh. Cá cần khoảng 7-8 tháng để đạt kích cỡ thu hoạch, và người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lồng bè, theo dõi sức khỏe cá để tránh dịch bệnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Phú (An Giang), cá heo mang lại giá trị kinh tế cao nhưng việc nuôi trồng cần sự đầu tư bài bản. Việc khai thác và nuôi trồng không hợp lý dễ dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.
Cá heo nước ngọt không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc với người dân miền Tây. Để bảo tồn và phát triển nguồn lợi này, các chuyên gia cho rằng cần chú trọng các chiến lược nuôi trồng và khai thác bền vững, vừa đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân, vừa giữ gìn nét đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây.
Giá cá heo nước ngọt tự nhiên tại miền Tây năm nay giảm mạnh, còn 120.000-130.000 đồng một kg, thấp hơn 30-35% so với năm ngoái.
Đây là mức khá thấp với loài cá từng có giá 200.000-300.000 đồng một kg trong những mùa lũ trước. Chị Phương, ở Tân Bình (TP HCM), cho biết năm nay cá heo dồi dào, đặc biệt loại nhỏ khoảng 40-45 con một kg. Mỗi ngày, chị lấy về 50-60 kg, giá rẻ nên khách tranh thủ mua hết trong ngày.
Tại An Giang, chị Thùy Linh, thương lái chuyên thu mua cá heo, cho biết đã bán hơn 3 tạ trong mùa này. Lượng cá năm nay tăng khoảng 30% so với năm ngoái, chủ yếu là loại nhỏ nên giá thành thấp hơn.
"Người dân thắt chặt chi tiêu, nếu giá quá cao sẽ khó tiêu thụ, dẫn đến việc giá cá giảm dần để phù hợp nhu cầu thị trường", chị nói.
Cá heo nước ngọt tự nhiên. Ảnh: Lê Thương
Cá heo nước ngọt tự nhiên. Ảnh: Lê Thương
https://clk.aiactiv.io/l/aiactiv/odh9w9l9
Cá heo nước ngọt phân bố chủ yếu tại lưu vực sông Mekong, xuất hiện nhiều ở Việt Nam trong mùa nước nổi (tháng 7-10 âm lịch), tập trung ở các con sông lớn như sông Tiền, sông Hậu và các nhánh nhỏ. Loài cá này có hình dáng đặc trưng với thân dẹt, dài khoảng 10 cm, da nhẵn mịn. Lưng cá màu xanh hoặc xanh đen, bụng bạc nhạt, đuôi và vây màu đỏ cam. Khi được bắt lên khỏi nước, cá phát ra âm thanh "éc éc" như tiếng heo, vì thế được gọi là cá heo.
Người dân miền Tây thường đánh bắt cá heo bằng cách giăng lưới. Thịt cá săn chắc, béo ngọt, phù hợp chế biến các món ăn dân dã như cá kho, canh chua hay chiên giòn. Không chỉ là nguồn thực phẩm, cá heo còn gắn liền với nhịp sống sông nước mùa lũ, trở thành một phần trong văn hóa lao động của miền Tây.
Cá heo nước ngọt nuôi bán tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp). Ảnh: Hồng Châu
Cá heo nước ngọt nuôi bán tại chợ Xóm Mới (Gò Vấp). Ảnh: Hồng Châu
Ngoài cá tự nhiên, cá heo nuôi cũng ngày càng phổ biến, với giá dao động 200.000-400.000 đồng một kg tùy kích cỡ, giảm khoảng 15% so với năm ngoái. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi ở An Giang, việc nuôi cá heo đòi hỏi kỹ thuật cao và môi trường nước sạch có dòng chảy mạnh. Cá cần khoảng 7-8 tháng để đạt kích cỡ thu hoạch, và người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lồng bè, theo dõi sức khỏe cá để tránh dịch bệnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Phú (An Giang), cá heo mang lại giá trị kinh tế cao nhưng việc nuôi trồng cần sự đầu tư bài bản. Việc khai thác và nuôi trồng không hợp lý dễ dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.
Cá heo nước ngọt không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc với người dân miền Tây. Để bảo tồn và phát triển nguồn lợi này, các chuyên gia cho rằng cần chú trọng các chiến lược nuôi trồng và khai thác bền vững, vừa đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân, vừa giữ gìn nét đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây.