Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Ba, ngày 29/10/2024 11:41 AM (GMT+7)
Chia sẻ
Bốn năm trước, nghề gác kèo ong ở huyện Văn Thời và U Minh (Cà Mau) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nghề này đang được người dân Cà Mau phát triển thành sản phẩm du lịch.
Những năm gần đây, nghề gác kèo ong được người dân 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) phát triển thành sản phẩm du lịch. Từ đó, trải nghiệm “ăn ong” dưới tán rừng tràm đã được nhiều du khách tham gia trải nghiệm thú vị.
Nghề gác kèo ong ở Cà Mau đang được phát triển thành sản phẩm du lịch.
Nghề gác kèo ong xuất hiện tại vùng đất U Minh của tỉnh Cà Mau vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX. Những người đi khẩn hoang ven rừng tràm đã thấy ong mật thích làm tổ trên những thân cây ngã nghiêng. Từ đó, người dân nghĩ ra cách dụ ong mật đến làm tổ bằng cách cắm xuống đất 2 cây tràm có độ nghiêng và gác lên đó một cây “kèo”.
Khoảng 3 tuần làm tổ, ong bắt đầu cho mật và cứ khoảng 2 tuần người dân cắt một phần tổ ong gồm mật và ong non nằm trong kén. Khi cắt tổ ong để lấy mật, người dân Cà Mau chừa lại một phần để ong tiếp tục giữ tổ, tạo mật mới.
Du khách thưởng thức mật ong ở Cà Mau sẽ nhớ mãi với mùi hương của bông tràm.
Tại các điểm du lịch có mô hình trải nghiệm “ăn ong”, du khách nhận được một tấm lưới bảo vệ mặt và dụng cụ xông khói đuổi ong rồi tiến hành cắt tổ. Sản phẩm du lịch này đang được phát triển tập trung tại điểm du lịch Người Ngọt trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ và điểm Hương Tràm.
Hơn 2 năm trước, sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau có nội dung quan trọng là công bố kỷ lục tổ ong mật lớn nhất Việt Nam. Tổ ong được xác lập lỷ lục thuộc về điểm du lịch sinh thái Mười Ngọt, nặng 43 kg, dài 2,2 m, rộng 1 m, thu hoạch khoảng 15 lít mật.
Tổ ong mật được xác lập kỷ lục Việt Nam vào năm 2022.
Nội dung xác lập kỷ lục Việt Nam cho tổ ong mật nằm trong sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của huyện U Minh và hướng đến hành trình du lịch xanh.
Với tiềm năng, lợi thế về rừng và biển, sau sự kiện Hương rừng U Minh, địa phương này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đây cũng là cơ hội để huyện U Minh tiếp tục duy trì, phát huy những giá trị truyền thống về quê hương và con người trong giai đoạn mới.
Chia sẻ
Duy Khang
Chia sẻ
Bốn năm trước, nghề gác kèo ong ở huyện Văn Thời và U Minh (Cà Mau) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nghề này đang được người dân Cà Mau phát triển thành sản phẩm du lịch.
Những năm gần đây, nghề gác kèo ong được người dân 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) phát triển thành sản phẩm du lịch. Từ đó, trải nghiệm “ăn ong” dưới tán rừng tràm đã được nhiều du khách tham gia trải nghiệm thú vị.
Nghề gác kèo ong xuất hiện tại vùng đất U Minh của tỉnh Cà Mau vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX. Những người đi khẩn hoang ven rừng tràm đã thấy ong mật thích làm tổ trên những thân cây ngã nghiêng. Từ đó, người dân nghĩ ra cách dụ ong mật đến làm tổ bằng cách cắm xuống đất 2 cây tràm có độ nghiêng và gác lên đó một cây “kèo”.
Khoảng 3 tuần làm tổ, ong bắt đầu cho mật và cứ khoảng 2 tuần người dân cắt một phần tổ ong gồm mật và ong non nằm trong kén. Khi cắt tổ ong để lấy mật, người dân Cà Mau chừa lại một phần để ong tiếp tục giữ tổ, tạo mật mới.
Tại các điểm du lịch có mô hình trải nghiệm “ăn ong”, du khách nhận được một tấm lưới bảo vệ mặt và dụng cụ xông khói đuổi ong rồi tiến hành cắt tổ. Sản phẩm du lịch này đang được phát triển tập trung tại điểm du lịch Người Ngọt trong Vườn Quốc gia U Minh Hạ và điểm Hương Tràm.
Hơn 2 năm trước, sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau có nội dung quan trọng là công bố kỷ lục tổ ong mật lớn nhất Việt Nam. Tổ ong được xác lập lỷ lục thuộc về điểm du lịch sinh thái Mười Ngọt, nặng 43 kg, dài 2,2 m, rộng 1 m, thu hoạch khoảng 15 lít mật.
Nội dung xác lập kỷ lục Việt Nam cho tổ ong mật nằm trong sự kiện Hương rừng U Minh ở Cà Mau. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của huyện U Minh và hướng đến hành trình du lịch xanh.
Với tiềm năng, lợi thế về rừng và biển, sau sự kiện Hương rừng U Minh, địa phương này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đây cũng là cơ hội để huyện U Minh tiếp tục duy trì, phát huy những giá trị truyền thống về quê hương và con người trong giai đoạn mới.
Chia sẻ
Duy Khang