quan03
Trần Anh Quân
Dù đã tuyển mới được hơn 17.000 người, cả nước vẫn thiếu 118.000 giáo viên, chủ yếu ở mầm non. Số thiếu tăng thêm hơn 11.000 người so với năm ngoái.
Thông tin được đưa trong báo cáo Hội nghị tổng kết năm học ngày 18/8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói đây là một trong những khó khăn, hạn chế của ngành.
Theo Bộ, nguyên nhân chính là số trẻ mầm non tăng, tỷ lệ học hai buổi/ngày của học sinh tiểu học cũng cao hơn trước. Ngoài ra, cả nước có hơn 19.300 giáo viên công lập nghỉ hưu và nghỉ việc.
Trong khi đó, công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát và không theo kịp thực tế. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời và thiếu cơ chế thu hút, giữ chân giáo viên gắn bó với nghề.
Từ nay đến năm 2026, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ để tham mưu Chính phủ trình Bộ Chính trị phê duyệt gần 66.000 biên chế giáo viên. Bộ cũng yêu cầu các địa phương tuyển giáo viên theo số biên chế được giao, tham mưu, ban hành chính sách đặc thù của để thầy cô yên tâm công tác.
Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, cho hay địa phương được giao 2.500 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 1/4. Ông Duy đề xuất được tuyển giáo viên dưới chuẩn.
Theo Luật giáo dục (có hiệu lực từ năm 2020), giáo viên tiểu học, THCS phải có bằng đại học trở lên, trong khi trước đó chỉ cần tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Hiện tỉnh Yên Bái có khoảng 200 cử nhân cao đẳng sư phạm nhưng vì vướng quy định nói trên nên không thể tuyển dụng được. Ông Duy đề xuất tuyển người tốt nghiệp cao đẳng về dạy tiểu học hoặc THCS, sau đó tỉnh sẽ chi ngân sách để nâng chuẩn trong 3-5 năm.
"Việc này sẽ giúp địa phương gỡ khó khăn thiếu giáo viên, đồng thời không lãng phí nguồn lực", ông Duy nói.
Còn bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, nói địa phương này thiếu hơn 800 giáo viên, nhiều nhất là mầm non.
Bà Ngọc mong Bộ rà soát và ban hành cơ chế đặc thù cho giáo viên vùng xa như chính sách thu hút, chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề; hoàn thiện chính sách với sinh viên cử tuyển, tăng chỉ tiêu giáo viên làm việc, không giảm biên chế 10% ở địa bàn khó khăn, dân tộc thiểu số.
Giáo viên trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) trong buổi dạy ngày 20/10/2021.
Tính đến hết năm học 2022-2023, cả nước có 1,33 triệu giáo viên và cán bộ quản lý, trong đó gần 90% làm việc ở trường công lập. Số giáo viên đạt chuẩn tăng khoảng 11.000-30.000 người ở tất cả cấp học so với giai đoạn trước.
Hầu hết tỉnh, thành thiếu giáo viên. Hai địa phương thiếu nhiều nhất là Thanh Hóa và Hà Nội với số thiếu khoảng 9.000 - 10.000 người. Năm ngoái, ngành giáo dục các địa phương được giao bổ sung hơn 27.850 người nhưng chỉ tuyển được hơn 17.000.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều địa phương đang khẩn trương tuyển dụng cho năm học mới. Riêng Hà Nội, năm nay các trường được ký hợp đồng với hơn 3.100 người và tuyển mới 608 người.
Thông tin được đưa trong báo cáo Hội nghị tổng kết năm học ngày 18/8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói đây là một trong những khó khăn, hạn chế của ngành.
Theo Bộ, nguyên nhân chính là số trẻ mầm non tăng, tỷ lệ học hai buổi/ngày của học sinh tiểu học cũng cao hơn trước. Ngoài ra, cả nước có hơn 19.300 giáo viên công lập nghỉ hưu và nghỉ việc.
Trong khi đó, công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát và không theo kịp thực tế. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời và thiếu cơ chế thu hút, giữ chân giáo viên gắn bó với nghề.
Từ nay đến năm 2026, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ để tham mưu Chính phủ trình Bộ Chính trị phê duyệt gần 66.000 biên chế giáo viên. Bộ cũng yêu cầu các địa phương tuyển giáo viên theo số biên chế được giao, tham mưu, ban hành chính sách đặc thù của để thầy cô yên tâm công tác.
Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái, cho hay địa phương được giao 2.500 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 1/4. Ông Duy đề xuất được tuyển giáo viên dưới chuẩn.
Theo Luật giáo dục (có hiệu lực từ năm 2020), giáo viên tiểu học, THCS phải có bằng đại học trở lên, trong khi trước đó chỉ cần tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Hiện tỉnh Yên Bái có khoảng 200 cử nhân cao đẳng sư phạm nhưng vì vướng quy định nói trên nên không thể tuyển dụng được. Ông Duy đề xuất tuyển người tốt nghiệp cao đẳng về dạy tiểu học hoặc THCS, sau đó tỉnh sẽ chi ngân sách để nâng chuẩn trong 3-5 năm.
"Việc này sẽ giúp địa phương gỡ khó khăn thiếu giáo viên, đồng thời không lãng phí nguồn lực", ông Duy nói.
Còn bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, nói địa phương này thiếu hơn 800 giáo viên, nhiều nhất là mầm non.
Bà Ngọc mong Bộ rà soát và ban hành cơ chế đặc thù cho giáo viên vùng xa như chính sách thu hút, chính sách về tiền lương, phụ cấp nghề; hoàn thiện chính sách với sinh viên cử tuyển, tăng chỉ tiêu giáo viên làm việc, không giảm biên chế 10% ở địa bàn khó khăn, dân tộc thiểu số.
Giáo viên trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM) trong buổi dạy ngày 20/10/2021.
Tính đến hết năm học 2022-2023, cả nước có 1,33 triệu giáo viên và cán bộ quản lý, trong đó gần 90% làm việc ở trường công lập. Số giáo viên đạt chuẩn tăng khoảng 11.000-30.000 người ở tất cả cấp học so với giai đoạn trước.
Hầu hết tỉnh, thành thiếu giáo viên. Hai địa phương thiếu nhiều nhất là Thanh Hóa và Hà Nội với số thiếu khoảng 9.000 - 10.000 người. Năm ngoái, ngành giáo dục các địa phương được giao bổ sung hơn 27.850 người nhưng chỉ tuyển được hơn 17.000.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều địa phương đang khẩn trương tuyển dụng cho năm học mới. Riêng Hà Nội, năm nay các trường được ký hợp đồng với hơn 3.100 người và tuyển mới 608 người.